Borg đưa ra bản tóm nhưng nói về phản ứng của chúng ta khi ơng nói: nhưng Đức Giêsu khơng chủ yếu là thầy dạy của những tín điều đúng đắn hay những luân lý, nhưng đúng hơn là thầy dạy đạo hay một con đường biến đổi. Thật vậy, như Đức Giêsu đã tuyên bố với các môn đệ trong diễn từ Bữa Tiệc Ly, chính Ngài là “đường, là sự thật, và sự sống”
(Ga 14,6; Mt 22,16//Mc 12,14; Lc 20,21).
Về điểm này, chúng ta có thể ghi nhận rằng, các tín hữu sơ khai đã nói về chính họ là những người theo “đạo” (tiếng
Hy lạp là hodos) (Cv 18,2526).Như chúng ta biết, sách công vụ các Tông đồ đã thuật lại việc Sao-lê xin các thượng tế thư giới thiệu đến các hội đường ở Đamát, để thấy người Do thái nào theo Đạo, bất luận đàn ơng hay đàn bà, thì bắt trói và giải về Giêrusalem (Cv,9,2). Sau đó, Sao-lê thừa nhận “đã bắt bớ đạo này, giết kẻ theo đạo bằng đóng xiềng và tống ngục cả đàn ơng lẫn đàn bà” (Cv 22,4).
Nhân đây, chúng ta cũng ghi nhận những mơn đồ của nhóm Pharisêu đã dùng thuật ngữ tương tự để mô tả hành động giảng dạy và thực hành của họ (halakah trong Do thái nghĩa là ‘đường lối’ hay ‘cư xử’). Những bậc thầy vĩ đại và đáng kính cũng dạy các mơn sinh của họ một đạo: Lão Tử (Trung Quốc - Thế kỷ 6 TCN) và Bụt đà (Ấn Độ - Thế kỷ thứ 5 TCN)
35
5. ĐỨC GIÊSU GIẢNG DẠY BẰNG NHỮNG
HÌNH THỨC NÀO ?
Như đã đề cập trước đây, Đức Giêsu đã dùng những hình thức phổ biến mà người ta thường dùng để truyền đạt sự khôn ngoan theo truyền thống. Trong phần này, chúng ta sẽ lược qua những hình thức đáng chú ý nhất.