PHẦN II : GIÁO LÝ CỦA ĐỨC GIÊSU
8. TƯƠNG QUAN VỚI THIÊN CHÚA (1)
Rút đáp: "Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, khơng theo mẹ nữa, vì mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ ở đâu, con ở đó, dân của mẹ là dân của con, Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con" (R 1,16)
Đức Giêsu bảo chị: "Thơi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: "Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em" (Ga 20,17).
Nếu ta muốn hiểu biết sâu hơn bản chất mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa, thì chúng ta cần phải nắm chắc ý nghĩa những lời Đức Giêsu nói với Maria Mácđala,
“Cha của Thầy và Cha của anh em” và “Chúa của Thầy và Chúa của anh em”.Vậy, Thiên Chúa và Cha mà Đức Giêsu muốn nói ở đây là ai? Phải chăng Đức Giêsu chỉ muốn nói tới Thiên Chúa của bà Naomi, Đấng mà cô Rút – người xứ Môáp rất sung sướng nhận làm Chúa của mình?
Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu bằng cách khảo sát kỹ lưỡng hơn ý nghĩa của danh xưng “Cha”. Đó là một trong các tước hiệu mà Đức Giêsu hay sử dụng nhất để nói về Thiên Chúa (Mt 43 lần; Mc 5 lần nếu tính cả từ “Abba”; Lc 15 lần; Ga 111 lần).41F
43
43 Không kể hạn từ “Thiên Chúa” hay “Thiên Chúa duy nhất” và cách nói tránh mà Đức Giêsu dùng vì tơn trọng danh thánh (x. Lc 6,35 - “Đấng Tối Cao”),Đức Giêsu cịn nói về Thiên Chúa như là “Đức Chúa” (Mc 5,19; 12,29; Lc 20,37); “Đức Chúa / Thiên Chúa của chúng ta / của người” (Mt 4,7; 7,10 // Lc 4,12,8); Mt 22,37 // Mc 12,30 // Lc 10,27; Mc 12,29); “Chủ mùa gặt” (Mt 9,38 // Lc10,2); “Chúa trời đất”
115
Các số liệu thống kê này càng đáng cho chúng ta chú ý hơn, khi ta biết rằng thuật ngữ này không được dùng nhiều cho Thiên Chúa trong Cựu ước.