3 .Hành động mang tính biểu tượng
1. Đức Giêsu giảng dạy bằng cách nêu gương
Nếu như Tin Mừng muốn nói cho chúng ta biết điều gì về Đức Giêsu, thì đó chính là Ngài ln ln giữ được sự thống nhất giữa nói và làm. Nói cách khác, Đức Giêsu đã thực hành những gì Ngài rao giảng. Như lời nhận định sau đây của Đức cố Giáo Hồng Gioan Phaolơ II:
"Sở dĩ Giáo lý của Đức Giêsu rất kiên định và có tính thuyết phục là vì những lời nói những dụ ngơn và những lý luận của Ngài không bao giờ tách biệt với đời sống và chính con người của Người. Bởi vậy, tồn thể đời sống của Đức Kitơ là một bài giảng liên lục...." (Tông huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về dạy giáo lý trong thời đại chúng ta, số 9).
Khi nhắc tới tất cả các lý tưởng mà Ngài đã đề ra cho người khác, Đức Giêsu có thể nói rằng: “Hãy học cùng tơi” (Mt 11,29). Sở dĩ thế là vì Ngài đã thể hiện con đường trung thành với Thánh ýcủa Thiên Chúa, như Ngài đã đưa ra cho người khác đến nỗi chính Ngài có thể thừa nhận rằng chính mình là con đường ấy (Ga 14,6). Ngài vừa là Đấng Mạc khải vừa là người trao ban sự sống đích thực.
Đức Giêsu nói với các mơn đệ của Ngài: “Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5,16). Bởi vì, Đức Giêsu, “đi tới đâu là Ngài thi ân giáng phúc tới đó”
51
như thế, nên Ngài có thể nói: "Tơi là ánh sáng thế gian. Ai theo tơi, sẽ khơng phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống" (Ga 8,12; ss. 9,5).
Đức Giêsu vừa công bố vừa thi hành luật vàng sau đây:
"trong mọi việc anh em muốn người khác làm cho mình, thì hãy làm cho người ta" (Mt 7,12//Lc 6,31). Một luật tóm tắt tồn bộ sách Luật và lời các ngôn sứ. Đức Giêsu không ngần ngại mời gọi mọi người áp dụng những chuẩn mẫu của chính mình: "cứ xem họ sinh hoa quả nào thì biết họ là ai" (Mt 7,16, 29).