Các thầy dạy trong truyền thống của Ít-ra-en là các tư tế, ngôn sứ, và những người hiền triết làm cố vấn cho vua trong các vấn đề chính trị (x. Gr 18,18). Sau khi trở về từ cuộc lưu đầy ở Babylon (539 TCN), nhóm những người thơng thái, được dầy dặn nhờ kinh nghiệm, trở thành những thầy dạy chính thức của cộng đồn Ít-ra-en vừa được khơi phục.
Đức Giêsu đã hấp thụ nhiều điều tốt đẹp trong truyền thống của dân Người. Điều này không chỉ trong các diễn từ nhưng còn trong các mẫu thức giảng dạy gắn liền với truyền thống như các châm ngôn, dụ ngôn, lời chúc phúc.... Khi trả lời nhóm kinh sư và Pharisêu, những người đòi dấu lạ, Đức Giêsu liền so sánh mình với Salơmơn: “Nữ hồng phương
Nam từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của Salômôn, mà đây cịn hơn cả Salơmơn nữa!” (Mt 12,42 // Lc 11,31; 1Cr 1,30).
Như bất kỳ người Do thái đạo đức nào, Đức Giêsu hết sức tôn trọng lề luật (Lc 17,14). Đức Giêsu đã khắc ghi trong lòng lời ca ngợi những người cơng chính của tác giả thánh
11Để thơng tin, độc giả có thể xin xem thêm thơng tin trong bài trình bày cách dạy và học của Perkins (1990,122). Tác giả lần lượt đề cập: thầy dạy kiêm triết gia; hiền triết và các bậc thầy minh triết; các thầy dạy luật: kinh sư, Pharisêu và các Rabbi; tiên tri và các nhà thấu thị.
33
vịnh: “vui thú với lề luật Chúa, và nhẩm đi nhắc lại suốt đêm ngày” (Tv 1,2). Đặc biệt, trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu nói: “các người đừng tưởng ta đến phá hủy lề luật hoặc các tiên tri; Ta khơng đến phá hủy nhưng kiện tồn” (Mt 5,17-19).
Tuy nhiên, Đức Giêsu đã không hề tôn vinh và tuyệt đối hóa lề luật như một số trong nhóm Pharisêu quen làm. Người không coi lề luật như một chuẩn mực tối thượng chi phối cả những chi tiết vụn vặt về đời sống đạo đức con người cho bằng là phương tiện mà Thiên Chúa tiếp tục mặc khải ý định của mình cho tất cả.