3 .Hành động mang tính biểu tượng
4. Giảng dạy theo hoàn cảnh
Giống như nhiều thầy dạy linh hoạt khác, Đức Giêsu thường chộp lấy những cơ hội khách quan xảy đến cho Người để rút ra bài học cho các thính giả. Một giáo huấn có thể được trình bày một cách ít cụ thể hơn trong những hoàn cảnh khác, nhưng Ngài đã sử dụng một cách có hiệu quả
41
những “phương tiện trực quan” để làm cho nó trở nên rất ấn tượng, sinh động và vì vậy người ta dễ nhớ. Chúng ta có thể minh họa ra đây sự kiện nhóm Pharisiêu xin Đức Giêsu cho biết ý kiến xem có được phép nộp thuế cho hồng đế hay không (Mt 22,15-22//Mc 12,13- 17//Lc 20,20-26). Ngài đã không trả lời là “được phép” hay “không được phép” hoặc tranh luận với họ về vấn đề đó, nhưng Ngài đã khơn ngoan để cho chính dịng Dênarius mang huy hiệu của Căsar trả lời cho vấn đề đó.
Vào dịp khác, khi một thanh niên giàu có bỏ đi, Đức Giêsu đã có cơ hội cho thấy sự khó hồ hợp giữa lịng dính bén đến của cải với việc dẫn Nước Thiên Chúa (Mt 19,23- 26//Mc 10,23//Lc18,24-27). Cách giảng dạy này cũng thấy trong lời tán thưởng mà Đức Giêsu dành cho bà goá đã dâng cúng rộng rãi vào đền thờ:
“Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; cịn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để ni sống mình” (Mc 12,4-44//Lc 21,3-4).
Hai câu truyện khác có chủ đề liên quan với nhau, chứng tỏ khả năng “giảng dạy theo tình huống” của Đức Giêsu là: (a) truyện các bà mẹ xin Người chúc phúc cho con mình (Mt 19,13- 15//Mc 10,13-16//Lc 1,15-17); và (b)
truyện thân mẫu Người xuất hiện, được người lưu ý, khi Người đang nói chuyện với đám đơng (Mt 12,46 50//Mc 3,31-35//Lc 8,19-21). Trong cả hai trường hợp, những lời Đức Giêsu nhận xét cho ta hiểu thêm đôi chút quan niệm của Người về nước Trời.
42