3 .Hành động mang tính biểu tượng
2. Đức Giêsu khai thác kinh nghiệm sống từ thính giả
Đức Giêsu đề cập đến những nhu cầu thật của quần chúng, nhưng người bị các kinh sư coi thường, bằng ngơn ngữ mà họ có thể hiểu được. Đức Giêsu khai thác kinh nghiệm của họ. Ngài thường xuyên đề cập một cách cụ thể đời sống của họ như một bản nghiên cứu chi tiết về những đoạn văn giáo huấn của Ngài trong Tin Mừng cho biết có thể nhận thấy điều này qua Bài Giảng Trên Núi mà Tin mừng Mátthêu (5-7) đã nói.
Ngài rất thường xuyên khai thác thế giới thiên nhiên và lấy những việc trong nhà làm hình ảnh giảng dạy của mình. Đó là dấu chứng tỏ Ngài vừa có kinh nghiệm bản thân vừa có khả năng để trình bày kinh nghiệm lấy của người khác. Ở đây, chúng ta có thể nhớ lại lời của Vua Salơmơn như có người nhận xét trong 1V 5,13: “Vua nói về các thứ cây, từ cây bả hương ở Libăng cho tới cây ngưu tật mọc ở bờ tường, vua cũng bàn tới các thú vật, các loài chim, các thứ rắn rết và các loại cá”. Những gì được Cơng đồng Vaticanơ II nói về người mơn đệ Đức Giêsu trong hiến chế Gaudium et Spes thì càng đúng với Ngài: “khơng có gì thực sự là của con
52
người mà lại không gieo âm hưởng trong lịng họ”12F
14.
Hơn nữa, chúng ta có đủ lý do tin rằng như bất kỳ người thầy giỏi nào, Đức Giêsu khơng bắt thính giả của mình phải chịu đựng quá sức. Ngài thích nghi nội dung giảng dạy của mình khơng những cho phù hợp với trình độ văn hóa của họ mà cịn khả năng tiếp thu của họ. Chúng ta có thể đọc được sự nhạy cảm ấy trong lời nhận xét của Ngài với các môn đệ tại Bữa Tiệc Ly: “Thầy cịn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em khơng có sức chịu nổi” (Ga 16,12).
Cũng theo chiều hướng đó, Thánh Phaolô cũng diễn tả một lối tương tự trong thư gửi tín hữu Cơrintơ:“Tơi đã cho anh em uống sữa chứ khơng dùng thức ăn, vì anh em chịu không nổi” (1 Cr 3, 2 ; x. Dt 5, 12-14).