3 .Hành động mang tính biểu tượng
4. Đức Giêsu sử dụng Kinh Thánh Do thái
Đức Giêsu vừa hiểu biết vừa yêu mến Kinh Thánh Do Thái cách sâu đậm như một người ngay từ nhỏ đã tiếp thu di sản tinh thần của dân tộc mình một cách tồn diện và với lịng nhiệt thành. Đức Giêsu nghiên cứu, suy niệm, sử dụng Thánh Kinh (đặc biệt là các Thánh Vịnh) để cầu nguyện, để trích dẫn trong q trình giảng dạy, đồng thời Ngài sẵn sàng đáp lại những nhu cầu của dân chúng trong cuộc sống hàng ngày.
Vì đa số thính giả đều có chung nền văn hóa với Ngài nên Đức Giêsu thích minh họa cho giáo huấn của mình bằng những trích dẫn trực tiếp từ Kinh Thánh, hay bởi cách nối âm chỉ tới con người, nơi chốn, sự kiện và thực hành tôn
55
giáo ở đây. (x. Rixon 1977, 20-29; Hubery 1970, 52-59).
Cách hành văn này đôi khi gây ra tác dụng không tốt như lời chúc dữ mà Đức Giêsu đã nhắm tới các thành phố đã khước từ Ngài: “Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi,
hỡi Bết- xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đơn, thì họ đã mặc áo vải thơ rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét thành Tia và thành Xi-đơn cịn được xử khoan hồng hơn các ngươi. Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác- na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Xơ-đơm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơ-đơm cịn được xử khoan hồng hơn các ngươi” (Mt 11,21-24//Lc 10,13-15). Tham chiếu với từ Tia
và Xi-đôn, xem Is 23, Ed 26-28, Am 1,9-10, Ge 3,4, Dcr 9,2- 4. Tham chiếu với Xi-đôn, xem St 18-19; Đnl 29,23; 32,32; Is 1,9-10; Gr 26,16; 23, 14; 49,18; Am 4,11).
Đôi khi, Đức Giêsu cũng sử dụng Kinh Thánh để bảo vệ mình, như khi tranh luận với tên cám dỗ trong sa mạc (x. Mt 4,1-11//Lc 4,1-13) và những cuộc chạm trán với giới lãnh đạo tôn giáo. Chẳng hạn, những người Pharisêu quở trách Đức Giêsu khi các môn đệ của Ngài bứt bông lúa ăn trong ngày Sabát, Đức Giêsu vặn lại:
“Các ông chưa đọc trong sách sao? Ơng Đavít đã làm gì, khi ơng và thuộc hạ đói bụng? Ơng vào nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ khơng được phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi” (Mt 12, 3-4//Mc 2,25- 26//Lc 6,3-4).
56
trả lời khi các kinh sư và nhóm Pharisêu đến chất vấn Ngài về các mơn đệ của Ngài không rửa tay trước khi ăn (x. Mt 15,1-9/ /Mc 7,113); và nhóm Sađốc cố ý gài bẫy Đức Giêsu khi họ chất vấn Ngài về sự sống lại sau khi chết (Mt 22, 23- 33//Mc 12,18-27//Lc 20,27-40).
Những đoạn trích sau đây cũng phản ánh cho quan điểm ở trên. Chúng ta có thể tham khảo một vài đoạn như sau: Mt 9,13; Mt 12,5-8; Mt 19,3-9//Mc 10,2-11; Mt 21,42- 44//Mc 12,10- 11//Lc 20,17-18; Mt 21,15-16; Mt 22,34- 40//Mc 12,28-34 (x. Lc 10,25-28); Mt 22,41-46//Mc 12,35 – 37a//Lc 20,41-44.
Giống như bất kỳ Rabbi nào, Đức Giêsu ln giải thích Kinh Thánh cho các môn đệ. Làm như vậy, Ngài hi vọng rằng các môn đệ sẽ hiểu được thấu đáo, đầy đủ hơn ý nghĩa duy nhất của sứ vụ mà Đức Giêsu sẽ thi hành để rao giảng Nước Thiên Chúa. Khơng lạ gì, lời giải thích triệt để của Đức Giêsu với bản văn thánh đã không được những người bảo vệ truyền thông tán thành. Đặc biệt như Wilson lưu ý, khi Ngài áp dụng cho mình những biểu tượng căn bản của Đạo Do thái như Đền thờ (x. Mt 12,6; Ga 2,18-22; Mt 26,61//Mc 14,58; ss. Mt 24,1-3//Mc 13,1-4//Lc 21,5-7; Mt 22,40//Mc 15,29); Chiên hiến tế (x. Mt 26,27- 28//MC 14,23- 24//Lc 22,20; Ga 1,29-36); và ngày Sabát (x. Mt 12,8//Mc 2,28 // Lc 6,5).
57