a. Dạng đối xứng qua trục; b. Dạng đối xứng qua tâm; c. dạng hơi; d, e. Dạng tự cường hóa
a)Cơ cấu phanh tang trơng đối xứng qua trục
Cơ cầu phanh tang trống đối xứng qua trục gồm hai guốc phanh bố trí đối xứng qua đường trục, được sử dụng trên dẫn động phanh thủy lực và khí nén.
❖ Cơ cầu phanh đối xứng qua trục với dân động phanh thủy lực
Cơ cấu phanh đối xứng qua trục với xi lanh dẫn động phanh thủy lực trình bày trên hình 2.2 (đã tháo tang trồng bao ngồi). Cơ cầu phanh được bố trí trên cầu sau ơ tơ con và tải nhỏ, có xi lanh thủy lực 11 điều khiển ép guốc phanh vào trống phanh.
Câu tạo cơ cấu phanh gồm:
- Phần cố định là mâm phanh 2 được bắt trên dầm càu. Các tắm ma sát l4 được tán (hoặc dán) với guốc phanh 13. Trên mâm phanh bề trí hai chốt cố định 15 đề lắp ráp với lỗ tựa quay của guốc phanh. Chốt 15 có bạc lệch tâm để thay đổi vị trí điểm tựa guốc phanh và là cơ cầu điều chinh khe hở phía dưới giữa má phanh 14 và trống phanh. Đầu trên của hai guốc phanh được kéo bởi lò xo hồi vị guốc phanh 12, tách má phanh khỏi tang trống và ép piston 9 (trong xi lanh bánh xe 11) về vị trí khơng phanh
- Khe hở phía trên của má phanh và trồng phanh được điều chỉnh bằng hai cam lệch tâm 3. Hai guốc phanh 13 được đặt đối xứng qua đường trục đi qua tâm bánh xe.
- Xi lanh bánh xe 11 là xi lanh kép có thân chung và hai piston 9 bố trí đối xứng. Xi lanh được bắt chặt với mâm phanh 2, piston bên trong 9 tựa vào đầu guốc phanh nhờ chốt tựa. piston nằm trong xi lanh được bao kín bởi vành cao su 10 và tạo nên không gian chứa dầu phanh. Dầu phanh có áp suất được cấp vào thơng qua đai ốc dẫn dầu 5. Trên xi lanh bố trí ốc xả khí 6 nhằm xả khơng khí lọt vào hệ thơng thủy lực khi cần.