1-Guốc phanh; 2- Má phanh; 3- Xilanh bánh xe; 4- Chốt đẩy; 5- Vành che bụi; 6- Piston trái; 7- Phớt bao kín; 8- Vỏ xilanh; 9- Lị xo lá; 10- ốc xả khí; 11- Đầu xả khí; 12- Mâm phanh; 13- Lỗ kiểm tra khe hở; 14- Đệm giữ guốc
Khi làm việc guốc phanh được đây ra ép sát vào trống phanh ở cả hai đầu guốc phanh nên thời gian khắc phục khe hở giữa má phanh và trống phanh nhỏ (giảm độ chậm tác dụng), hiệu quá phanh cao hơn loại guốc phanh có định một đầu. Sự liên kết lực điều khiển P thông qua các xi lanh thủy lực, cho phép các pit tông trong xi lanh và điểm tỳ của guốc phanh có khả năng dịch chuyển nhỏ (kết cấu bơi), đảm bảo đồng đều lực điều khiển kẻ cả khi tiến và lùi, Đặc điểm khác biệt của guốc phanh kết cấu bơi ở biên dạng điểm tỳ guốc phanh dạng tự lựa, khi làm việc gIÚp các má phanh mài mòn đêu theo chiều dài guốc phanh.
Lò xo hồi vị có độ cứng lớn, đảm bảo khả năng có định guốc phanh khi không phanh. Việc kiểm tra khe hở giữa má phanh và tang trồng, được phanh tự cường thực hiện bằng thước lá đưa vào lỗ 13. Khe hở ban hóa đầu giữa má phanh và trỗng phanh thường khoảng T 0.12 mm.
d) Cơ cầu phanh dạng tự cường hóa
Trên một số cơ cấu phanh tang trống sử dụng kết cấu (hình 2.6) với tác dụng tự cường hóa một chiều quay (a) hay tác dụng tự cường hóa hai chiều quay (b). Các dạng tự cường hóa được hiểu theo khả năng gia tăng hiệu quả tạo nên mô men phanh dưới tác dụng của lực điều khiển P.