1-Đĩa phanh; 2-Bulong; 3-Má phanh; 4-Càng phanh; 5-Tấm chắn dầu;6- Phớt dầu;7-vít khí xả;8-Piston;9-Xilanh
Trong đó, thiết kế dạng trơi bao gồm piston và mặt tựa. Khi xuất hiện lực tác động, piston sẽ tỳ lên mặt đĩa tạo phản lực đẩy cùm phanh di chuyển.
Ngàm phanh cố định có kết cấu phức tạp hơn với 2 piston thủy lực được đặt ở thế đối xứng. Khi có lực tác động, má phanh tỳ vào đĩa phanh, quá trình này không khiến ngàm phanh di chuyển. Hiện nay, ngàm phanh cố định có chi phí sản xuất đắt đỏ, chỉ phù hợp với số ít dịng xe thể thao hiệu năng cao.
Má phanh là khối thống nhất được chế tạo từ các vật liệu chịu nhiệt như gốm, hợp kim, Kevlar. Bộ phận thuộc cấu tạo phanh đĩa ô tô này gồm 2 má kẹp chặt lấy đĩa phanh.
Những đường xẻ trên má phanh có tác dụng thốt nhiệt trong quá trình vận hành. Khi thực hiện động tác phanh, lái xe nghe thấy tiếng kêu rít, đó là dấu hiệu cho thấy má phanh đã bị mòn, cần được thay thế.
3.3.3.2 Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa là dùng dầu chuyên dụng để truyền lực. Khi piston vận hành tạo lực ép má phanh vào đĩa phanh, giúp xe giảm vận tốc hoặc dừng lại. Dầu phanh đĩa bị hao mịn trong q trình sử dụng, cần được bảo dưỡng định kỷ để đảm bảo an toàn cho người và xe.
Ngồi 4 bộ phận chính trên, phanh đĩa cịn có lị xo, bộ lọc khí giúp hệ thống phanh đĩa vận hành mượt mà, hiệu quả.
+ Nguyên lí hoạt động:
Phanh đĩa đẩy piston bằng áp suất thuỷ lực truyền qua đường dẫn dầu phanh từ xylanh chính làm cho các má phanh đĩa kẹp cả hai bên của rôto phanh đĩa và hãm các lốp dừng quay. Do đó, vì các rơto của phanh đĩa và các má phanh đĩa cọ vào nhau, phát sinh nhiệt do ma sát. Tuy nhiên, vì rơto phanh đĩa và thân phanh để hở, nên nhiệt do ma sát sinh ra dễ bị tiêu tán.
3.3.4 Cấu tạo và nguyên lý hoặt động của Cảm biến trong hệ thông phanh
3.3.4.1 Cảm biến tốc độ:
Cảm biến tốc độ bánh xe trước và sau bao gồm một nam châm vĩnh cữu, cuộn dây và lõi từ.Vị trí lắp cảm biến tốc độ hay rôto cảm biến cũng như số lượng răng của rôto cảm biến thay đổi theo kiểu xe.