Thực trạng về cơ cấu

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 47 - 62)

3 .Nhiệm vụ nghiên cứu

9. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà

2.3.3. Thực trạng về cơ cấu

hằng năm đều có quy hoạch lại, quy hoạch bổ sung cán bộ QLGD dự nguồn, cơ cấu theo hướng phát huy lực lượng trẻ hóa, chun mơn hóa. Tuy nhiên, về tuổi đời cán bộ QLGD hiện tại cấp TH tuổi đời trung bình là trên 40 tuổi.

2.3.4. Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức

Qua nghiên cứu hồ sơ và các báo cáo của Phòng GD&ĐT Thành phố Cà Mau cho thấy: Phần lớn cán bộ QLGD trường TH được đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo chuẩn theo quy định, hằng năm được bồi dưỡng cập nhật các vấn đề mới có liên quan trong cơng tác quản lý, dạy và học.Do thực hiện tốt công tác dự báo kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn và công tác quy hoạch đội ngũ CBQL, cán bộ nguồn ở các nhà trường, do đó TP đã chỉ đạo phịng giáo dục xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường TH trong TP về các lĩnh vực: chun mơn, quản lý, chính trị, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các nhà trường. Đến nay 100% cán bộ quản lý đương chức và CBQL trong nguồn quy hoạch đều đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên mơn. Ngồi ra hàng năm, Phịng GD&ĐT TP cịn thường xuyên quan tâm chỉ đạo các trường TH tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục về những nội dung liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên đề, học tập nghị quyết của Đảng ... để nâng cao nhận thức về quan điểm, lập trường chính trị tư tưởng cho đội ngũ CBQL các nhà trường.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tự đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL được quan tâm. Tuy nhiên, việc đào tạo CBQL trong diện quy hoạch chưa thật sự được quan tâm, do đó dẫn đến việc thiếu CBQL đủ tiêu chuẩn, năng lực khi cần bổ nhiệm thay thế. Việc đào tạo, bồi dưỡng chỉ thực hiện theo quy định chung của Bộ GD&ĐT hoặc thực hiện một cách rất hình thức chưa tập trung vào việc nâng cao chất lượng quản lý theo u cầu đổi mới tồn diện. Việc khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo, tự bồi dưỡng; vấn đề tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến số lượng CBQL đạt trình độ sau đại học chưa nhiều.

2.3.5. Thực trạng đánh giá phát triển và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý về chuẩn hiệu trưởng trường TH theo chức danh HT cơ sở giáo dục phổ thông

Qua nghiên cứu hồ sơ tài liệu và các báo cáo cho thấy: Cán bộ QLGD trường TH trong thành phố Cà Mau đã được đánh giá theo quy định, các cán bộ QLGD đều đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất, từ đó góp phần trong việc xây dựng, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm nhằm nâng cao chất lượng cán bộ QLGD và thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý dạy và học. Các văn bản chỉ đạo của ngành, quận, của thành phố được ngành giáo dục tổ chức triển khai đầy đủ và kịp thời đến đội ngũ CBQL các

trường trong quận. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tổ chức học tập rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo hoạt động của CBQL các trường trong cụm, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL các trường giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị, nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ CBQL các trường. Cơng tác dự báo tình hình phát triển đội ngũ CBQL được thực hiện khá tốt; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL đủ về số lượng và cân đối về cơ cấu cũng như kế hoạch bố trí sử dụng cán bộ đã được quy hoạch. Tuy nhiên, công tác quy hoạch phát triển CBQL còn chậm và yếu so với nhu cầu phát triển giáo dục TH trong TP.

Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL được quan tâm đúng mức, được tiến hành chặt chẽ, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm được tính kế thừa, hình thành được đội ngũ cán bộ quy hoạch có 03 độ tuổi nối tiếp nhau. Đa số cán bộ được quy hoạch có số đơng là cán bộ trẻ dưới 45 tuổi, có trình độ, năng lực, từng bước được đào tạo cơ bản, nhiều đồng chí có triển vọng, được bố trí đúng theo quy hoạch, số đồng chí này hiện đang đảm đương và phát huy tốt vai trị, nhiệm vụ cơng tác. Trong q trình rà sốt, điều chỉnh, bổ sung nguồn cán bộ quy hoạch đã mạnh dạn xem xét đưa ra khỏi diện đối với cán bộ không đủ tiêu chuẩn về tuổi đời, sức khỏe, đặc biệt là số cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng và thử thách nhưng không phát huy được vai trò. Đội ngũ CBQL trưởng thành và được tuyển chọn chủ yếu từ hoạt động thực tiễn của họ trong nhà trường cùng với việc theo dõi, đánh giá của cơ quan quản lý nhân sự. Hầu hết là những giáo viên đã đạt chuẩn, giáo viên giỏi theo quy định trong Điều lệ trường TH và đạt các tiêu chuẩn khác theo quy định của Nhà nước và của địa phương. Do vậy, việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL trường trường TH đã được các cấp có thẩm quyền thành phố Cà Mau thực hiện đúng quy trình, đúng thủ tục, có sự phối kết hợp giữa quản lý ngành, quản lý địa phương và sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng.

Thông qua việc tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng, bố trí đội ngũ CBQL đúng chuyên môn, sở trường, khả năng, tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển năng lực, sở trường. Từ đó, ngành GD-ĐT TP Cà Mau đã tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết của Đảng bộ TP, nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng công tác; đồng thời làm căn cứ xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBQL. Qua đó, xây dựng được đội ngũ CBQL vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, có tinh thần trách nhiệm và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo. Từ đó, cơ quan quản lý của đội ngũ CBQL trường TH hiểu rõ hơn về cán bộ, chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý tốt đội ngũ CBQL

trường TH của ngành. Về cơng tác bố trí và sử dụng cán bộ: căn cứ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, tình hình thực tế về đội ngũ cán bộ của Đảng bộ quận, Quận ủy chỉ đạo các phịng ban tham mưu thường xun thực hiện cơng tác rà soát kết quả quy hoạch, đề xuất phương án điều động, bố trí và sử dụng cán bộ, nhất là đối với cán bộ chủ chốt từ quận đến cơ sở. Công tác bố trí, sử dụng, điều động và đề bạt cán bộ luôn bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình, bảo đảm tính thống nhất từ quận đến cấp ủy và thủ trưởng các đơn vị cơ sở và đối với cán bộ trong diện. Trong công tác luân chuyển cán bộ, Phịng GD&ĐT TP Cà Mau ln quan tâm chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức, trong đó coi trọng cơng tác tư tưởng giúp cán bộ thuộc diện luân chuyển thông suốt về chủ trương, thống nhất về tư tưởng, nghiêm túc chấp hành quyết định điều động, luân chuyển của tổ chức. Cơng tác chính sách cán bộ thuộc diện luân chuyển luôn được quan tâm, bảo đảm các chế độ tiền lương, phụ cấp và kinh phí đào tạo.

Tuy nhiên, việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL trường TH còn tồn tại những hiện tượng sau:

Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ ít có tác dụng trong việc động viên, khuyến khích, giáo dục cán bộ. Các tiêu chí đánh giá chung chung, thiếu các tiêu chí đặc thù nghề nghiệp, không dựa vào hiệu quả công việc, chưa căn cứ vào từng vị trí cơng tác, đặc thù từng trường. Vì vậy, khơng khuyến khích sáng tạo lao động. Việc đánh giá, cho điểm, xếp loại CBQL cịn hình thức, mang tính chất động viên, cào bằng. Việc bổ nhiệm, bố trí CBQL có lúc cịn phụ thuộc, chưa phát huy được vai trò chủ động của cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục, chưa gắn với quy hoạch. Việc xây dựng chuẩn CBQL trường TH nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục chưa được triển khai kịp thời. Các tiêu chuẩn bổ nhiệm CBQL cịn có lúc nặng về bằng cấp, về lí lịch chính trị, về cơ cấu, nên chưa chọn được những người giỏi nhất vào vị trí lãnh đạo, quản lý; chưa chú trọng đánh giá về hiệu quả thực tế công tác của cán bộ, chưa kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố đức và tài của người CBQL. Chưa kiên quyết thực hiện miễn nhiệm những CBQL trường TH thiếu năng lực, chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Nhìn chung, cơng tác đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm luân chuyển đội ngũ CBQL trường TH TP Cà Mau còn nhiều bất cập, cần có những giải pháp hợp lý nhằm giải quyết những bất cập này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường TH trên địa bàn Thành phố.

2.4 Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học ở TP. Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

2.4.1. Thực trạng nhận thức về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng u cầu đổi mới giáo dục phổ thơng

Để tìm hiểu nhận thức của GV và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường TH thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông qua bảng điều tra bằng phiếu hỏi sau:

Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

phổ thông ĐỐI TƢỢNG TẦM QUAN TRỌNG X TB Tổng số Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Ít quan trọng Khơng quan trọng Cán bộ Phịng GD&ĐT (n=3) 3 3 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng (n=20) 20 20 GV (n=100) 93 5 2 100

(Nguồn: Khảo sát từ tác giả)

Qua khảo sát thực trạng về nhận thức tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, hầu hết CBQL và GV đều nhận thức tốt về công tác này là rất quan trọng. Mặc dù số lượng rất ít GV lựa chọn câu trả lời là bình thường và quan trọng chỉ có 02 người, tuy nhiên việc giúp cho GV nhận thức rõ việc đánh giá phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông để giúp cấp thẩm quyền có kế hoạch tăng cường nhận thức tốt hơn.

2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Bảng 2.4. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau của Phòng GD&ĐT

TT Các loại kế hoạch có nội dung phát triển đội ngũ

cán bộ quản lý Tốt Khá TB

01 Kế hoạch chiến lược (trung hạn, dài hạn) 110 9 4

02 Kế hoạch năm học 119 3 1

03 Kế hoạch bồi dưỡng quản lý cho hiệu trưởng 117 3 3

04 Kế hoạch đào tạo nâng cao trình trình độ theo chuẩn

chức danh 116 5 2

05 Kế hoạch bồi dưỡng về lý luận chính trị 116 5 2

06 Kế hoạch bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ 115 6 2

07 Kế hoạch tác nghiệp 113 8 2

Chú thích: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; yếu: 1 điểm

Đối với các loại kế hoạch Phịng GD&ĐT TP. Cà Mau có xây dựng đầy đủ, tuy nhiên tầm nhìn, chất lượng và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch còn nhiều hạn chế, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nâng cao chất chất lượng CBQL giáo dục.

Bảng 2.5. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau của Hiệu trưởng trường TH

TT Các loại kế hoạch có nội dung phát triển đội ngũ cán

bộ quản lý Tốt Khá TB

01 Kế hoạch chiến lược (trung hạn, dài hạn) 110 11 2

02 Kế hoạch năm học 112 11 0

03 Kế hoạch bồi dưỡng quản lý cho hiệu trưởng 114 7 2

04 Kế hoạch đào tạo nâng cao trình trình độ theo chuẩn chức

danh 112 9 2

05 Kế hoạch bồi dưỡng về lý luận chính trị 118 3 2

06 Kế hoạch bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ 100 21 2

07 Kế hoạch tác nghiệp 115 16 2

Chú thích: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; yếu: 1 điểm

đủ, tuy nhiên còn chung chung chưa xác định được những nội dung cơ bản, cần thiết, chất lượng và tổ chức thực hiện các kế hoạch còn nhiều hạn chế, đây cũng là nguyên nhân chất lượng học tập, quản lý của CBQL nhà trường cịn nhiều hạn chế. Trong đó kế hoạch đào tạo trên chuẩn và kế hoạch bồi dưỡng quản lý cho hiệu trưởng được các chuyên gia đánh giá là thấp nhất, điều này phản ánh đúng vì hiện nay CBQL có trình độ trên chuẩn là 9,6% và các trường TH cơng lập cịn thiếu nhiều CBQL.

Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện, hiệu quả, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải được thực hiện kiên quyết hơn trong việc rà soát, phân bố lại đội ngũ theo hướng đảm bảo năng lực quản lý, năng lực sư phạm; mạnh dạn thay thế cán bộ quản lý yếu kém về phẩm chất, năng lực, khơng hồn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Có cơ chế thu hút, tập hợp trí thức trong và ngồi nước, quan tâm mời những nhà khoa học có trình độ cao, chun gia đầu ngành tham gia giảng dạy, chuyển giao công nghệ mới.

Tuy vậy, công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học TP. Cà Mau chưa được chú trọng đúng mức, chưa mang tính chiến lược lâu dài, chưa gắn việc đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ nên còn bị động, lúng túng trong việc sắp xếp, quy hoạch CBQL. Đây là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đội ngũ CBQL các trường TH chậm được trẻ hoá, chưa được đào tạo bồi dưỡng chu đáo trước khi bổ nhiệm, là nguyên nhân làm cho chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường TH hiện nay ở TP. Cà Mau còn yếu kém và bất cập.

2.4.3. Thực trạng quy hoạch, sàng lọc, luân chuyển, bổ nhiệm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Bảng 2.6. Số liệu CBQL được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển trường tiểu học Năm học Số CBQL đƣợc Bổ nhiệm lần đầu Số CBQL đƣợc Bổ nhiệm lại Số CBQL bị miễn nhiệm Số CBQL đƣợc luân chuyển Số CBQL về hƣu 2017-2018 10 21 5 5 2018-2019 6 15 01 5 3 2019-2020 3 10 10

(Nguồn Phịng GD&ĐT TP. Cà Mau)

Cơng tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển diễn ra thường xuyên trong mỗi năm học, nhiều CBQL giữ chức vụ tại một đơn vị quá 2 nhiệm kỳ (10 năm) thì

phải chuyển công tác khác. Tuy nhiên, số CBQL bị miễn nhiệm thì khơng đáng kể, trong 3 năm chỉ miễn nhiệm 01 CBQL vì khơng hồn thành nhiệm vụ, phải chăng do khâu đánh giá CBQL chưa chặt chẽ, vấn đề CBQL như thế nào thì bị miễn nhiệm chưa rõ ràng (trừ những trường hợp vi phạm tài chính, vi phạm pháp luật, quan hệ bất

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 47 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)