Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 62)

3 .Nhiệm vụ nghiên cứu

2.6.3.Nguyên nhân hạn chế

9. Cấu trúc của luận văn

2.6.3.Nguyên nhân hạn chế

+ Nguyên nhân của những thành tựu

- Do đường lối đổi mới sự nghiệp giáo dục đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là chính sách đổi mới GD&ĐT thể hiện trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Đội ngũ CBQL nhìn chung đã được đào tạo cơ bản có phẩm chất chính trị và năng lực công tác, tâm huyết với nghề gắn bó với ngành, có điều kiện tốt bảo đảm cho công tác.

- Thành ủy, UBND, các phịng ban và các tổ chức chính trị xã hội TP. Cà Mau ngày càng quan tâm hơn, tạo điều kiện hơn cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT và đội ngũ CBQL các trường tiểu học nói riêng.

- Đội ngũ CBQL các trường tiểu học đã nhận thức và xác định đúng đắn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân; từng cá nhân CBQL có hồi bảo, có niềm tin và có sự nỗ lực vượt khó hồn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Sự phát triển kinh tế, chính sách tiền lương đối với giáo viên và CBQL đang được cải thiện qua từng năm.

+ Nguyên nhân của những hạn chế

- Công tác quản lý giáo dục một số trường cịn chậm đổi mới; cơng tác dự báo, kế hoạch hóa, cơng tác cán bộ chưa được quan tâm, chưa theo kịp với yêu cầu. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra của các cấp quản lý chưa được quan tâm đúng mức.

- Còn CBQL chưa được trang bị kiến thức về khoa học quản lý.

- Một số CBQL có phẩm chất và năng lực yếu không đáp ứng được yêu cầu vẫn chưa kịp thời thay thế, việc luân chuyển CBQL giữa còn vài trường hợp chưa tạo được sự đồng thuận cao.

Tiểu kết chƣơng 2

Từ khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học TP. Cà Mau tác giả rút ra kết luận sau đây:

- Đội ngũ CBQL trường tiểu học TP. Cà Mau có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chun mơn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cao, gương mẫu; có uy tín với tập thể, với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể được nhân dân địa phương tín nhiệm.

- Cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL và GV đã được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm. Việc quy hoạch, bổ nhiệm, bồi dưỡng chuyên nghiệp vụ cho nhà giáo và CBQL được tiến hành thường xuyên đúng theo quy định.

- Tuy nhiên, đội ngũ CBQL các trường tiểu học TP. Cà Mau còn những hạn chế sau: năng lực, nghiệp vụ quản lý của một số CBQL chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; việc quản lý nhà trường trong thời kỳ đổi mới. Chủ yếu quản lý nhà trường bằng sự vụ hành chính, theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, theo phương thức một chiều từ trên xuống; chưa quản lý bằng pháp luật, chưa có cơ chế phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc thực hiện các chức năng quản lý còn nhiều yếu kém bất cập. Từ kết quả nghiên cứu ở chương 2, cần xác định và thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học TP. Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở chương 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU ĐÁP ỨNG YÊU

CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG.

3.1. Định hƣớng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Tại nhiệm vụ giải pháp thứ 6 trong Nghị quyết 29/NQTW ( Khóa XI) nêu rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý. Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm; khắc phục tình trạng phân tán trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhà giáo. Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm. Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả cơng tác. Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí cơng việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất cơng việc, theo vùng.Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học. Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường cơng lập và nhà giáo trường ngồi cơng lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ... Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia

giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước.Triển khai các giải pháp, mơ hình liên thơng, liên kết giữa các cơ sở đào tạo, nhất là các trường đại học với các tổ chức khoa học và công nghệ, đặc biệt là các viện nghiên cứu”. Theo đó, Phịng GD&ĐT TP. Cà Mau đã xây dựng chiến lược phát triển GD&ĐT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030:

Phịng GD&ĐT TP tiếp tục tham mưu UBND thành phố Cà Mau chỉ đạo các trường và UBND các xã phường tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục Mầm non, TH, THCS phù hợp với điều kiện của từng địa bàn theo hướng giảm các điểm trường lẻ, nhỏ, tiến tới mơ hình trường có nhiều cấp học, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, đáp ứng nhu cầu giáo dục.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ; quan tâm giải quyết căn bản việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ trong toàn ngành Giáo dục thành phố; thực hiện tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đúng quy định, đúng vị trí việc làm và yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.

Tổ chức rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, ưu tiên bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên dạy lớp 1. Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở.

Triển khai thực hiện đánh giá đội ngũ giáo viên và hiệu trưởng cơ sở giáo dục theo chuẩn, từ đó xác định năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo.

Trên cơ sở chỉ đạo của Sở GD&ĐT Cà Mau, Phòng GD&ĐT TP. Cà Mau chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các trường TH, chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh linh hoạt nội dung và phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo định hướng phát triển năng lực, phẩm

chất học sinh, tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thơng mới. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo lộ trình của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Cà Mau.

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, đẩy mạnh thực hiện dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trường học.

Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, chuẩn hóa CBQL; Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông theo hướng phân cấp, phân quyền, trước hết là giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. Đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong trường học gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Kiểm tra và thực hiện quy trình xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo thực hiện hiệu quả quyền tự chủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở được xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lại trong một khung lý luận chung của đề tài về những ý tưởng sáng tạo đã được nhiều đơn vị áp dụng. Nguyên tắc này còn thể hiện ở sự kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có trước đó. Các biện pháp đề xuất mới khơng phủ định tồn bộ cái đã có, mà chỉ phủ định tính lỗi thời, sự lạc hậu và sự khơng phù hợp của các biện pháp trước đây và hiện nay một cách biện chứng. Các biện pháp mới sẽ kế thừa đầy đủ các tinh hoa chọn lọc để giải pháp mới hoàn thiện hơn và thực hiện đem lại nhiều hiệu quả hơn trong bối cảnh môi trường triển khai mới của các biện pháp.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch phát triển KTXH nói chung và của ngành GD&ĐT nói riêng trên địa bàn TP. Cà Mau. Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc BD giáo viên để nâng cao về chất lượng, gắn chất lượng GV với đổi mới giáo dục, thực hiện tinh thần Nghị quyết 29/NQ TW (Khóa XI). Khi đề xuất các giải pháp địi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác BD giáo viên nói chung và giáo viên TH nói riêng; đồng thời phải căn cứ tình hình phát triển KT XH của TP. Cà Mau và đánh giá đúng thực trạng tình hình giáo dục và CBQL trường TH TP. Cà Mau. Các biện pháp đề xuất khi triển khai thực hiện phải có mối quan hệ gắn bó khăng khít với

nhau, hỗ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp khi triển khai thực hiện không những khơng loại trừ nhau, mà ngược lại đều có ảnh hưởng tốt lẫn nhau, tăng tính hiệu quả cho nhau. Tính đồng bộ của các biện pháp sẽ làm tăng tính hiệu quả của từng biện pháp và đảm bảo sự thành cơng của tiến trình nâng cao chất lượng CBQL.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện của địa phương, của ngành GD&ĐT, của các trường TH trên địa bàn TP. Cà Mau. Các biện pháp đưa ra phải xuất phát từ yêu cầu của thực trạng, để giải quyết mâu thuẫn và làm thay đổi thực trạng vì mục tiêu phát triển. Các biện pháp phải có mục đích u cầu, nội dung, tổ chức và điều kiện thực hiện đáp ứng với những yêu cầu thực tế bảo đảm tính khả thi cao. Khi đưa ra các biện pháp đều phải cân nhắc đến tính vừa sức và cân đối với điều kiện có để các biện pháp đó đem lại chất lượng, hiệu quả. Căn cứ trên cơ sở lý luận, qua sự nghiên cứu các Nghị quyết, định hướng của Đảng và Nhà nước; căn cứ trên các kết quả điều tra, khảo sát, phân tích các hoạt động thực tiễn của Phòng GD&ĐT, của các trường TH trên địa bàn TP. Cà Mau.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Ngun tắc này địi hỏi việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động BD giáo viên TH theo Chuẩn nghề nghiệp phải phù hợp với điều kiện KTXH và thực trạng đã nghiên cứu; mặt khác phải dựa vào định hướng phát triển GD&ĐT của TP. Cà Mau và đặc điểm của các trường TH, chi phối trực tiếp đến yêu cầu phát triển CBQL nên các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu đưa CBQL đáp ứng yêu cầu mới. Các biện pháp đưa ra phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết mâu thuẫn và làm thay đổi thực tiễn theo chiều hướng phát triển đi lên của CBQL trong TP. Cà Mau.

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo sự quản lý của Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo TP. Cà Mau và tổ chức, chỉ đạo thông qua sự quản lý trực tiếp của Hiệu trưởng tạo TP. Cà Mau và tổ chức, chỉ đạo thông qua sự quản lý trực tiếp của Hiệu trưởng trường tiểu học

Đây là một nguyên tắc khá quan trọng, bởi vì chủ thể của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng là Trưởng phịng GD&ĐT và theo đó Trưởng phịng GD&ĐT thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo phân cấp quản lý để trực tiếp tổ chức, chỉ đạo Hiệu trưởng trường TH và thông qua Hiệu trưởng trường TH để quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Như vậy các biện pháp đề xuất là để Trưởng phòng GD&ĐT thực hiện cần tránh lẫn lộn giữa nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng GD&ĐT với Hiệu trưởng; Hiệu trưởng trường TH thực hiện phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của trường mình theo sự quản lý của Trưởng phòng GD&ĐT và ngược lại.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 62)