Biện pháp 3: Sàng lọc, luân chuyển, bổ nhiệm phát triển đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 74 - 78)

3 .Nhiệm vụ nghiên cứu

3.3.3.Biện pháp 3: Sàng lọc, luân chuyển, bổ nhiệm phát triển đội ngũ cán bộ

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.3.Biện pháp 3: Sàng lọc, luân chuyển, bổ nhiệm phát triển đội ngũ cán bộ

3.3. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau

3.3.3.Biện pháp 3: Sàng lọc, luân chuyển, bổ nhiệm phát triển đội ngũ cán bộ

bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng

3.3.3.1. Mục đích ý nghĩa

Quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cần tuyển chọn Sàng lọc, luân chuyển, bổ nhiệm;đây là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có tài, đức, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách của công việc đặt ra. Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Phải có cơ chế và chính sách phát triển, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài”. Tuyển chọn CBQL trường tiểu học phải dựa trên cơ sở quy hoạch CBQL, tiêu chuẩn quản lý và nhu cầu thực tế của cơ sở cùng thực trạng đặc điểm tình hình quản lý của cơ sở cần tuyển chọn. Tùy theo tình hình cụ thể ở các trường mà ưu tiên cho các tiêu chuẩn thích hợp. Chú ý đến khả năng thể hiện kỹ năng quản lý, khi đã chuẩn hóa tiêu chuẩn CBQL trường tiểu học

như một nghề quản lý, thì các tiêu chuẩn của nó phải đảm bảo đầy đủ.

Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nhà trường, nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Bởi vì, qua đây người CBQL có dịp soi rọi nhìn lại chính mình để tiếp tục khẳng định và phát huy. Song cũng nhờ quy trình này người CBQL được đồng nghiệp, lãnh đạo, cán bộ lãnh đạo địa phương chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để từ đó rút kinh nghiệm và có kế hoạch hồn thiện mình; làm cho mỗi CBQL phải ln tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là điều kiện để các cấp quản lý giáo dục điều chỉnh trong q trình quản lý, điều chỉnh cơng tác xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL; đưa ra nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, sát thực tiễn; khắc phục tình trạng trì trệ trong đội ngũ CBQL trường học.

3.3.3.2. Nội dung thực hiện

Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường tiểu học phải chính xác, khách quan, đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai, quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có đức thật sự. Trong cơng tác tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL cần tránh những yếu tố tâm lý tác động như: chủ quan, phiến diện, vị nể thân quen, cảm tính cá nhân hoặc ích kỷ.

Bổ nhiệm là việc quan trọng nhất của công tác cán bộ, nên cần được thực hiện theo quy trình chặt chẽ theo quy định. Vai trị người đứng đầu được tơn trọng, phát huy dân chủ, tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân, tập thể nhưng đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quy trình bổ nhiệm CBQL. Chỉ bổ nhiệm CBQL đối với những người có trong danh sách quy hoạch đã được đào tạo, bồi dưỡng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của vị trí chức danh đó và phù hợp với chun mơn được đào tạo. Không đề bạt, bổ nhiệm người chưa được đào tạo, chưa đủ chuẩn.

Tuyệt đối tránh bổ nhiệm tùy tiện, không tuân thủ quan điểm và những nguyên tắc phát triển đội ngũ, công tác bổ nhiệm thực hiện theo nguyên tắc nhiệm ký 5 năm đã được quy định trong Điều lệ trường tiểu học. Sau khi hết nhiệm kỳ, cần đánh giá lại CBQL một cách nghiêm túc trước khi bổ nhiệm lại, mạnh dạn thay thế những CBQL không đủ năng lực, phẩm chất để đảm đương nhiệm vụ.

Để có được đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng cần được hiện theo một quá trình, bao gồm 5 bước sau:

- Xây dựng tiêu chuẩn cho từng chức danh CBQL: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.

- Chỉ ðạo, lãnh đạo triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL, tức là chuẩn bị những người dự bị, kế cận sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ quản lý khi có nhu cầu.

- Xây dựng kế hoạch thật cụ thể để đội ngũ CBQL đương chức, dự bị kế cận tuần tự, luân phiên tham gia đào đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn từng chức danh quản lý.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL: Người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm CBQL phải đảm bảo theo tiêu chuẩn chức danh.

- Công tác tuyển chọn CBQL giáo dục hiện nay có nhiều phương thức khác nhau nhưng để đảm bảo có chất lượng và đúng trình tự quy định, Phòng GD&ĐT cần phối hợp với Phòng Nội vụ thực hiện các bước sau đây:

+ Căn cứ quy hoạch đội ngũ CBQL, xem xét hồ sơ và quá trình cơng tác của cán bộ đưa ra nhiều đối tượng để tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm bằng phiếu kín của tập thể sư phạm nơi cán bộ, giáo viên đang cơng tác.

+ Khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm, tiến hành tham khảo cấp ủy, chính quyền địa phương để thống nhất việc tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn và có phiếu tín nhiệm cao nhất.

+ Phịng GD&ĐT tiếp tục tổ chức lấy ý kiến giáo viên lần thứ hai về cán bộ, giáo viên được chọn. Nếu số phiếu tín nhiệm đạt trên q bán thì Phịng GD&ĐT và Đảng ủy, UBND xã, phường có văn bản thống nhất thỏa thuận thống nhất tuyển chọn.

+ Phịng GD&ĐT trình cấp thẩm quyền xin ý kiến kết luận về lịch sử chính trị của cán bộ, giáo viên đề nghị bổ nhiệm

+ Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ lập hồ sơ, thủ tục đề nghị ra quyết định bổ nhiệm ( nếu được phân cấp).

Để đảm bảo sự hài hòa về mặt cơ cấu, khi quy hoạch và tuyển chọn CBQL cần chú ý đến tỷ lệ nữ, tiêu chuẩn đảng viên và cán bộ trẻ. Song thực tế cho thấy, để có được cơ cấu tỷ lệ nữ CBQL cần phải nâng cao nhận thức cho đối tượng này, tạo điều kiện cho họ mạnh dạn tham gia các hoạt động giáo dục, tạo uy tín và phấn đấu vươn lên để đủ điều kiện đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

- Xây dựng mối quan hệ tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội và đặc biệt là mối quan hệ với phụ huynh học sinh.

* Bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm:

Sau một nhiệm kỳ công tác (5 năm), CBQL đều được đánh giá, xếp loại tùy theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao để cấp trên xem xét bổ nhiệm lại, luân chuyển hay miễn nhiệm chức vụ đối với CBQL.

Việc bổ nhiệm lại chỉ thực hiện đối với những người mới hết một nhiệm kỳ, bổ nhiệm lại cần thực hiện đúng quy trình từ đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm trong tập thể sư phạm trong nhiều năm để làm cơ sở bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại.

điều kiện để cho CBQL phát huy năng lực, sở trường ở một công việc mới, đơn vị mới. Không luân chuyển những CBQL không hoàn thành tốt nhiệm vụ do hạn chế trình độ, năng lực, khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc quy tín bị giảm sút.

Phải luân chuyển dứt khoát những CBQL đủ 2 nhiệm kỳ, những người mới chỉ đủ 1 nhiệm kỳ nhưng có triển vọng thăng tiến cũng có thể luân chuyển, khi luân chuyển phải tính đến phạm vi toàn ngành, cấp học để giúp CBQL có cái nhìn toàn diện, đầy đủ cả hệ thống giáo dục, đồng thời luân chuyển cũng giúp cho Phòng GD&ĐT thử thách, rèn luyện một số cán bộ có triển vọng và có điều kiện thử nghiệm cán bộ quy hoạch trong tương lai.

Ngoài ra, những CBQL nào không đủ tư cách đạo đức, sai phạm nhiều về nghiệp vụ chuyên mơn và quản lý làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành cần có hình thức kỷ luật hoặc tiến hành thủ tục miễn nhiệm.

Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển hay miễn nhiệm CBQL là phản ánh hoạt động phát triển đội ngũ CBQL được tiến hành một cách có tổ chức, có sự đầu tư và được chuẩn bị kỹ lưỡng; do vậy, khi tiến hành thực hiện việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển hoặc miễn nhiệm chức vụ Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng các trường tiểu học cần phải có kế hoạch, quy trình, thủ tục và cân nhắc cụ thể tất cả các trường hợp, tất cả vì cơng việc, vì chất lượng GD&ĐT của một nhà trường, vì sự phát triển chung của huyện nhà; tránh tình trạng vì người hơn vì việc, vị nể, cục bộ địa phương.

3.3.3.3. Tổ chức và Điều kiện thực hiện

Công tác xây dựng kế hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau, theo phân cấp quản lý là do Phòng GD&ĐT thành phố trực tiếp chủ trì, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau theo chuẩn hiệu trưởng CSGD phổ thông, mỗi năm cần tiến hành bổ nhiệm mới để thay thế CBQL trường TH còn thiếu và bổ nhiệm lại đối với những người đã hết nhiệm kỳ, đồng thời luân chuyển CBQL một cách phù hợp.

Xây dựng kế hoạch về thời gian, số lượng, cách tiến hành:

(1) Phân công trong lãnh đạo phòng phụ trách theo dõi tiến hành công tác lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL (trên cơ sở kế hoạch chung).

(2) Bộ phận tổ chức thông báo số lượng CBQL cần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại luân chuyển và lịch họp công khai với các trường TH về công tác cán bộ.

(3) Tiến hành cơng tác cán bộ theo quy trình.

cơng tác cán bộ. Hiệu trưởng Nhà trường cần quán triệt đối với toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở thành phố Rạch Giá theo chuẩn hiệu trưởng CSGD phơ thơng vì đây là cơ sở để lựa chọn, bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau.

Kiểm tra về công tác đánh giá, xếp loại CBQL và giáo viên cuối mỗi năm học để có cơ sở lựa chọn, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển CBQL. Kiểm tra quy trình về cơng tác cán bộ ở các đơn vị trường TH trực thuộc Phòng GD&ĐT thành phố Cà Mau. Rà soát, đối chiếu quy hoạch CBQL trường TH để bổ sung điều chỉnh quy hoạch.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 74 - 78)