Biện pháp 4: Đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 78 - 83)

3 .Nhiệm vụ nghiên cứu

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau

3.3.4. Biện pháp 4: Đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đội ngũ cán bộ

quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng

3.3.4.1. Mục đích ý nghĩa

Đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nhằm trang bị cho đội ngũ có đủ vốn tri thức cơ bản về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, QLGD, hình thành và phát triển kỹ năng quản lý.

Chất lượng đội ngũ CBQL được hình thành và phát triển phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là thơng qua con đường đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy, để phát triển đội ngũ CBQL cần phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL và cán bộ dự nguồn trong quy hoạch.

Việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp, nhân cách con người là nhu cầu thiết yếu của mỗi CBQL. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, nhằm khắc phục những mặt tiêu cực, trì trệ trong nhận thức, bù đắp những thiếu hụt, phát huy những mặt tích cực của mỗi CBQL để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ.

3.3.4.2. Nội dung thực hiện

Phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông phù hợp cho từng đối tượng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước. Đổi mới và nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp hoá, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục.

Tổ chức các hình thức, phương thức đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Có cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích, thu hút đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục tích cực học tập và tự học tập, tự bồi dưỡng

cập nhật tri thức mới về CBQL.

Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường TH phải chính xác, khách quan sẽ cung cấp được những thông tin đầy đủ, chính xác cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL có hiệu quả thiết thực. Đây là cơng việc cần tiến hành thường xuyên hàng năm đối với các cấp QLGD.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông để phát triển được đội ngũ CBQL trường TH có được trình độ chuẩn về chun mơn nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đổi mới QLGD. Chú ý đào tạo đội ngũ trẻ có năng lực, cán bộ dự nguồn trong quy hoạch. Đặc biệt phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo.

Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo đội ngũ CBQL. Do vậy, xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu của từng loại CBQL, từng giai đoạn phát triển.

Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành.

- Về trình độ chuyên môn: Đào tạo trên chuẩn cho đội ngũ cán bộ dự nguồn trong quy hoạch, đội ngũ CBQL trường TH trẻ có năng lực, có triển vọng phát triển. Bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ hàng năm để đội ngũ CBQL trường TH trẻ có năng lực, có triển vọng phát triển và quả việc bồi dưỡng này để đội ngũ CBQL đương nhiệm nắm bắt được nội dung chương trình mới, phục vụ cho việc quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường có hiệu quả.

- Về lý luận chính trị và kiến thức quản lý Nhà nước: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình của trường Chính trị TP. Cà Mau

- Về nghiệp vụ quản lý: Đào tạo trình độ QLGD cho đội ngũ cán bộ dự nguồn trong quy hoạch, đội ngũ CBQL trường TH trẻ, có năng lực, có triển vọng phát triển.

+ Về ngoại ngữ, tin học: Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý trường TH cịn hạn chế về trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng phần mềm. Do vậy kiến thức ngoại ngữ, tin học cần phải được quan tâm đào tạo.

- Phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý:

Quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cần kết hợp các phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cán bộ. Kết hợp đào tạo chính quy

với các hình thức khác cho từng loại cán bộ. Mở rộng đào tạo trong tỉnh, kết hợp đào tạo tại các trường lớp với việc rèn luyện qua thực tiễn công tác.

+ Đào tạo chính quy: Đào tạo trình độ cử nhân cho CBQL còn trẻ, cán bộ dự nguồn trong quy hoạch có năng lực và triển vọng phát triển.

+ Đào tạo tại chức: Cử các CBQL trường TH trẻ tham gia các lớp học ở tỉnh như các lớp trung cấp chính trị, cao cấp chính trị, cử nhân quản lý . . . để họ vừa có điều kiện học tập nâng cao trình độ, vừa kết hợp cơng tác.

+ Bồi dưỡng trình độ chun mơn, nghiệp vụ QLGD theo các hình thức: Học tập trung; tổ chức các lớp ngắn hạn, hội thảo, tập huấn tại địa phương.

+ Đào tạo từ xa, tự nghiên cứu tài liệu, tự học qua mạng Internet để cập nhật những kiến thức mới về QLGD.

+ Tổ chức các đợt tham quan, thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm điển hình về cơng tác quản lý tại các trường TH trong và ngoài tỉnh.

3.3.4.3. Tổ chức thực hiện

Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học ở thành phố Cà Mau theo chuẩn hiệu trưởng CSGD phổ thông.

Khảo sát đánh giá về số lượng, cơ cấu, về trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, đồng thời xác định đội ngũ cán bộ kế thừa, dự nguồn để từ đó có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ hợp lý.

Việc khảo sát đánh giá đội ngũ CBQL trường tiểu học ở thành phố Cà Mau theo chuẩn hiệu trưởng CSGD phổ thơng địi hỏi phải chính xác, khách quan thì mới cung cấp được những thơng tin đầy đủ, chính xác cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường TH có hiệu quả thiết thực. Đây là công việc cần tiến hành thường xuyên hàng năm đối với các cấp QLGD.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trường tiểu học ở thành phố Cà Mau theo chuẩn hiệu trưởng CSGD phổ thông để phát triển được đội ngũ CBQL trường TH có được trình độ chuẩn về chun mơn nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đổi mới QLGD, các cấp QLGD như UBND thành phố, phòng GD&ĐT, các trường TH cần phải xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH phù hợp với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều kiện ở địa phương. Chú ý đào tạo đội ngũ trẻ có năng lực, cán bộ dự nguồn trong quy hoạch. Đặc biệt phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trường tiểu học ở thành phố Cà Mau theo chuẩn hiệu trưởng CSGD phổ thông từ nay đến năm 2025.

Số đã học bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cách đây trên 5 năm nếu được bổ nhiệm lại hoặc ln chuyển đi trường khác làm cơng tác QLGD thì tiếp tục cử đi đào tạo lại

để cập nhật kiến thức mới về QLGD.

Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường TH là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo đội ngũ CBQL trường TH. Do vậy, xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu của từng loại CBQL trường TH, từng giai đoạn phát triển.

Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực và phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành.

Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa… Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ, chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo.

Bồi dưỡng chu kỳ 5 năm về nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL trường THCS để họ luôn cập nhật được những tri thức mới về QLGD, quản lý nhà nước.

Cần phải đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại, đặc biệt là áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Về kỹ năng quản lý: Cần được bồi dưỡng, rèn luyện những kỹ năng quản lý như:

+ Kỹ năng nhận thức: Đó là khả năng nắm bắt được, khả năng tư duy về những sự việc trong quản lý, khả năng nhận thấy vấn đề cần giải quyết trong cơng việc; khả năng phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, phán đốn và dự báo để nâng cao nhận thức và giải quyết vấn đề.

+ Kỹ năng kỹ thuật: Đó là những kỹ năng thể hiện các chức năng quản lý như: kỹ năng dự báo, kế hoạch hóa, kỹ năng tổ chức, sắp xếp phân công công việc; kỹ năng kiểm tra, đánh giá; kỹ năng xử lý thông tin trong quản lý.

+ Kỹ năng nhân sự: Đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển, động viên, khuyến khích và thuyết phục. Đó là kỹ năng hịa nhập cùng làm việc với mọi người.

- Bồi dưỡng các kiến thức khác:

Những kiến thức về phong tục tập quán địa phương. Về bàn sắc và văn hóa dân tộc.

Kiến thức cơ bản về an ninh quốc phòng.

Ta thấy, tri thức từ lâu đã được ví như chiếc chìa khóa vạn năng. Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng trên đây khơng thể tách rời mà gắn bó, bổ trợ cho nhau, giúp người

CBQL trường TH thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý của mình. Đào tạo, bồi dưỡng muốn đạt kết quả cần lựa chọn những phương thức thích hợp.

Phương thức đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.

Như vậy, đối với trường CBQL cần phải phối hợp nhiều phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Đối với CBQL trường TH cần kết hợp các phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cán bộ. Kết hợp đào tạo tập trung, bán tập trung, từ xa với các hình thức đào tạo khác cho từng loại cán bộ. Mở rộng đào tạo theo địa chỉ đặt hàng.

Đào tạo tại chức cử các CBQL trường TH tham gia các lớp học do trường chính trị tỉnh như các lớp cao cấp chính trị, cử nhân quản lý... để họ vừa có điều kiện học tập nâng cao trình độ, vừa kết hợp cơng tác.

Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD và các nội dung khác theo các hình thức: Cử cán bộ đi học theo chỉ tiêu của thành phố, của tỉnh như các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương để bồi dưỡng theo chuyên đề những kiến thức kỹ năng mà CBQL còn thiếu hụt hoặc đã quá cũ và lạc hậu.

Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các buổi tham quan thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các trường tiên tiến trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh và các nước trong khu vực.

Có thể tổ chức hội thảo về cơng tác quản lý để CBQL trường TH có điều kiện nghiên cứu trình bày và tiếp nhận, cập nhật thơng tin quản lý, đồng thời qua hội thảo để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Kết hợp việc đào tạo với tự đào tạo bồi dưỡng của CBQL trường tiểu học ở thành phố Cà Mau và cán bộ kế cận theo các hình thức tự học như sau:

+ Nêu yêu cầu, hướng dẫn tài liệu, nội dung để CBQL trường THCS nghiên cứu và tiến hành tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng của mình.

+ Phịng GD&ĐT thành phố, Sở GD&ĐT cần đưa chỉ tiêu đào tạo tự học, tự bồi dưỡng vào nội dung đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm để tạo thêm động lực tự học và nghiên cứu khoa học cho cán bộ.

Ngồi ra, hình thức bồi dưỡng CBQL trường TH theo phương thức đào tạo từ xa hiện nay cũng đang áp dụng nhiều, đào tạo từ xa cũng chính là tự học có hướng dẫn.

Chế độ chính sách đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường tiểu học ở thành phố Cà Mau.

Ngoài chế độ hỗ trợ học phí, nhà nước và địa phương cần có chế độ ưu đãi, khuyến khích để đội ngũ CBQL trường TH trẻ có năng lực tự nguyện, tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị.

Mỗi CBQL trường TH phải có nghĩa vụ và trách nhiệm học tập, bồi dưỡng để cập nhật, nâng cao kiến thức. Việc lựa chọn, bổ nhiệm CBQL trường TH phải gắn liền với trình độ đào tạo của cán bộ.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện

- Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung trên, kế hoạch cần đề ra mục tiêu dự kiến các nguồn lực, dự kiến các biện pháp và cách thức thực hiện mục tiêu. Phòng GD&ĐT là cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.

- Tổ chức: Tổ chức thực hiện các nội dung trên, trong đó có việc điều tra để xác định trình độ thực tế của CBQL đối với các cơ quan trong và ngoài ngành để tổ chức các lớp bồi dưỡng. Tổ chức việc đưa đội ngũ hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tham gia đào tạo lại hoặc bồi dưỡng cập nhật kiến thức quản lý. Tăng cường giao chỉ tiêu, giao đề tài nghiên cứu cải tiến nghề quản lý trong hoạt động tự học nâng cao trình độ. Huy động các nguồn lực để tổ chức đào tạo bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Chú ý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận dự nguồn.

- Lãnh đạo: Chỉ đạo thực hiện các nội dung của biện pháp, thực hiện theo chức năng chỉ đạo trong hoạt động quản lý: Xác định cơng việc, định hướng cách làm, động viên khuyến khích các thành viên tham gia các công việc trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra kế hoạch thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra theo các tiêu chí nhất định nhằm so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đào tạo bồi dưỡng CBQL trường TH đã đề ra. Tìm các nguyên nhân tồn tại, hạn chế và ra quyết định điều chỉnh cần thiết.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)