0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 32 -32 )

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: "Đội ngũ là khối đông người được tổ chức và tập hợp thành lực lượng" [9, tr.328]. Như vậy, đội ngũ CBQL gồm tất cả

những người có chức vụ trong các tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị – xã hội của đất nước. Đội ngũ CBQL cũng phân thành nhiều cấp: CBQL cấp trung ương, cấp địa phương (quận, huyện), cấp cơ sở. Theo khoản 10, Điều 3 Thông tư số 14/2018/TT- BGDĐT thì “Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín về công tác lãnh đạo, quản trị nhà trường; hiểu biết về tình hình giáo dục trong bối cảnh mới; có năng lực tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường”. Như vậy đội ngũ CBQL trường tiểu học là lực lượng nòng cốt của hệ thống trường tiểu học; mỗi trường tiểu học có một đội ngũ CBQL bao gồm Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng.

Như vậy, đội ngũ CBQL trường tiểu học là những người có trách nhiệm thực hiện việc quản lý trực tiếp trường tiểu học theo thẩm quyền của pháp luật quy định; chịu trách nhiệm trong lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra theo các chức năng cơ bản của quản lý và đưa ra các chiến lược giáo dục cũng như phát triển nguồn lực của trường tiểu học và khi đề cập đến đội ngũ CBQL trường tiểu học trong phạm vi luận văn sẽ đề cập đến Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn của một địa phương. Phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học làm cho đội ngũ này sẽ đáp ứng đòi hỏi yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, từng nhà trường nói riêng. Phát triển đội ngũ CBQL trường TH cũng phải thực hiện các nội dung như: Kế hoạch hoá đội ngũ CBQL, bổ nhiệm, đề bạt, bố trí sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo, đánh giá, sàng lọc, thuyên chuyển, miễn nhiệm, thực hiện công tác thi đua- khen thưởng đội ngũ.

1.3. Những yêu cầu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

1.3.1. Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông

Vào ngày 20 tháng 7 năm 2018 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng đối với hiệu trưởng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông (Dưới đây gọi tắt là Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT). Theo Điều 2 của Thông tư số 14/2018/TT- BGDĐT thì: Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng là làm căn cứ để: Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường.

Theo những yêu cầu chung hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có 5 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí, mỗi tiêu chuẩn có nhiều tiêu chí, mỗi tiêu chí lại được xếp theo 3 mức tốt, khá và đạt. Theo đó:

Tại Điều 4, Tiêu chuẩn 1, quy định về Phẩm chất nghề nghiệp:

Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

Tại Điều 5, Tiêu chuẩn 2, quy định về Quản trị nhà trường:

Lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh.

Tại Điều 6, Tiêu chuẩn 3, quy định về Xây dựng môi trường giáo dục:

Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.

Tại Điều 7, Tiêu chuẩn 4, quy định về Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

Tại Điều 8, Tiêu chuẩn 5, quy định về Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin: Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.

1.3.2. Những yêu cầu cụ thể của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học học

Ngày 4 tháng 9 năm 2020, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã Ban hành Thông tư số

28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường tiểu học; theo đó tại Điều 11 quy định Hiệu trưởng trường TH là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đạt tiêu chuẩn

quy định tại Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và đảm bảo các yêu cầu: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học; đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường tiểu học là 05 năm. Sau mỗi năm học hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởng công tác tại một trường tiểu học công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỷ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.

Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng. Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường

đối với cộng đồng xã hội. Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của Pháp luật. Được hưởng chế độ phụ cấp đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Đối với Phó hiệu trưởng: là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng; chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền. Người được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận là phó hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đạt mức cao của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; có đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công và đảm bảo các yêu cầu: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học; đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng trường tiểu học là 05 năm. Sau mỗi năm học phó hiệu trưởng được hiệu trưởng, viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng. Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền. Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với phó hiệu trưởng. Được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo theo quy định.

1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Phát triển đội ngũ CBQL trường TH là phát triển tập thể những con người CBQL có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trên một địa phương cụ thể; vì vậy cần chú ý một số yêu cầu chính sau đây:

+ Trước hết phải giúp cho đội ngũ này phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, khai thác ở mức cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ, để họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

+ Phải nhằm hướng vào phục vụ những lợi ích của tổ chức, cộng đồng và xã hội, đồng thời phải đảm bảo thỏa đáng lợi ích vật chất và tinh thần cho họ.

+ Phải nhằm đáp ứng mục tiêu trước mắt và mục tiêu phát triển lâu dài của tổ chức, đồng thời phải được thực hiện theo một quy chế, quy định thống nhất trên cơ sở Pháp luật của Nhà nước.

ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu đặt ra của địa phương.

Phát triển đội ngũ CBQL các trường TH là những tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đội CBQL các trường TH, làm cho đội ngũ này đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; có kế hoạch, quy hoạch, chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nhằm phát huy năng lực, vai trò, trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn chức danh hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT.

1.4.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Tăng cường công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển; quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao, chuẩn hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sắp xếp đội ngũ nhà giáo và CBQL cơ sở GD theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH là quá trình sắp xếp, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý cho lực lượng kế cận đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Quá trình sắp xếp bao gồm các bước:

Rà soát đội ngũ về số lượng, cơ cấu, chất lượng; Xây dựng tiêu chuẩn từng chức danh thích hợp; Đánh giá đúng thực chất đội ngũ CBQL hiện có về chất lượng và khả năng phát triển theo chức danh; Tạo nguồn CBQL và xây dựng các phương án về đào tạo và bồi dưỡng; Đề bạt, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ theo đúng quy trình; Chế độ khen thưởng, kỷ luật.

1.4.2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Giáo dục luôn đặt trong sự phát triển để nâng cao nguồn nhân lực, do đó vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý trường TH là yêu cầu quan trọng, mang tính tất yếu. Bởi vì, cán bộ quản lý là nhân vật chủ yếu, quyết định chất lượng giáo dục. Các trường TH chỉ có thể hoàn thành mục tiêu đề ra đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội khi nhà trường có được đội ngũ cán bộ quản lý có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ.

Việc tuyển chọn, bổ nhiệm sử dụng đội ngũ CBQL để giúp đội ngũ phát triển và biến đổi theo chiều hướng đi lên đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn và trình độ chính trị, năng lực quản lý vững vàng theo chuẩn chức danh.

Chất lượng của đội ngũ CBQL được hiểu trên bình diện chất lượng và số lượng. Chất lượng phải bao hàm số lượng. Công tác tuyển chọn sử dụng đội ngũ muốn đạt yêu cầu phải gắn với quy hoạch, vì có như thế thì mới vừa bám sát được nhu cầu thực tế đồng thời đảm bảo cho các định hướng về phát triển lâu dài. Tuyển chọn sử dụng đội ngũ CBQL phải có đủ phẩm chất và năng lực theo tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới,

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 32 -32 )

×