9. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục là hoạt động quản lý trong lĩnh vực giáo dục với nhiều cấp độ khác nhau (nhà nước, nhà trường, lớp học) trong hệ thống giáo dục của một đất nước, một quốc gia nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu giáo dục của đất nước đó, quốc gia đó. Để hiểu rõ hơn về khái niệm quản lý giáo dục chúng ta cùng tham khảo một số quan điểm sau: Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [24]. Còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối của giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy-học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [9]. “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học -giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trong trạng thái mới về chất” [32, tr.35]. “Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em [34-tr 7]. Như vậy, QLGD được hiểu theo các cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô: QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, có quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Ở cấp vi mô: QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. Quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục, là sự tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng, quản lý theo những quy luật khách quan nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt đến hiệu quả mong muốn.
lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng trong xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội ở các nhà trường và cơ sở giáo dục và đào tạo. Theo đó Quản lý nhà trường là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp với quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường(hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (GV, NV và người học,…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục. Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh (Bộ GD&ĐT, 2017). Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục (Nguyễn Ngọc Quang,1997 Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương 1, Hà Nội.). Tóm lại, tác giả hiểu rằng: Quản lý nhà trường là một bộ phận của QLGD. Quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến tập thể GV, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn Việt Nam.