Cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đáp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 39)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.5.Cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Phát triển đội ngũ CBQL trường TH cần phải có một cơ chế chính sách thích hợp bao gồm: chính sách sử dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL... tạo động lực cho đội ngũ CBQL phát huy được tính năng động sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển GD&ĐT của đất nước. Cơ chế, chính sách sử dụng đội ngũ CBQL trường TH phải linh hoạt, hợp lý, đủ mạnh phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo được động lực khuyến khích đội ngũ này nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Việc bố trí sắp xếp đội ngũ CBQL giáo dục phải căn cứ vào năng lực, trình độ, phẩm chất khác phù hợp với đặc điểm từng vùng, địa phương ở trong mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội nhất định. Do vậy những vấn đề cần tập trung giải quyết cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường TH là phải có cơ chế chính sách thích hợp để đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và phù hợp về cơ cấu đội ngũ sẽ là nhân tố tác động đến tình hình phát triển giáo dục của từng vùng, từng địa phương cũng như trên cả nước.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

1.5.1. Tác động của Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) về Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo toàn diện Giáo dục và Đào tạo

Việc triển khai Nghị quyết Trung ương 8 Khóa XI về Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, Đảng và Nhà nước đang quản lý GD&ĐT bằng luật pháp, cho nên mọi hoạt động QLGD, được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật và chính sách. Chính vì vậy, luật pháp, chính sách, điều lệ, quy chế và các chuẩn trong giáo dục, trong đó có yêu cầu nâng chuẩn nghề nghiệp GV; tạo cơ hội xây dựng kế hoạch, định hướng và điều chỉnh các hoạt động của chủ thể QLGD nói chung, của Hiệu trưởng trường TH nói riêng.

1.5.2. Giáo dục và Đào tạo trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

tri thức đang diễn ra trên toàn thế giới, mỗi quốc gia muốn phát triển thì không thể đứng ngoài xu thế chung này, cần phải hội nhập quốc tế và có chiến lược ứng phó; với Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại. Với vai trò chủ đạo của mình giáo dục phải nhanh chóng tham gia vào quá trình này. Để thực hiện tốt điều này đòi hỏi Chính phủ phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo. Đặc biệt là CBQL trường TH, giúp họ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ QL của mình trong bối cảnh mới.

1.5.3. Những yếu tố tác động từ yêu cầu bồi dưỡng CBQL trường tiểu học đáp ứng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đáp ứng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

Phát triển đội ngũ CBQL trường TH đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao theo chức danh là yêu cầu tất yếu. Những tác động từ yêu cầu bồi dưỡng CBQL trường TH đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông (2018) cũng không kém phần quan trọng. Bên cạnh đó các cấp ủy, chính quyền địa phương và bản thân ngành GD cũng đưa ra các yêu cầu mới đối với CBQL. Đây là yêu cầu thiết thực, hợp lý nên ngành GD&ĐT địa phương phải phát triển đội ngũ CBQL để đáp ứng.

1.5.4. Nhận thức và sự tham gia, hưởng ứng của CBQL các trường tiểu học là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng

Chất lượng và hiệu quả QL của các CBQL phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố năng lực của đội ngũ CBQL này mang tính quyết định. Bởi nếu có nhiều tác động tích cực đến đâu, hiện đại như thế nào đi nữa mà bản thân năng lực CBQL này hạn chế, thì chất lượng và hiệu quả QL cũng không hiệu quả. Vì vậy năng lực và sự nỗ lực bản thân của CBQL trường TH là yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Yếu tố nhận thức và hành động luôn có mối quan hệ biện chứng gắn kết với nhau trong mọi hoạt động, trong đó nhận thức đúng thì hành động đúng.

Tiểu kết chƣơng 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học, luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của cấp tiểu học đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn trường tiểu học. Chức năng, nhiệm vụ của người CBQL trường học, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người CBQL trường học theo chuẩn chức danh trong giai đoạn hiện nay. Bằng những lập luận logic có hệ thống chương 1 đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Từ những cơ sở lý luận của đề tài tác giả tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học của TP. Cà Mau ở chương 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU ĐÁP ỨNG YÊU

CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG. 2.1. Mô tả quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp quản lý phát triển đội ngũ

cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông., tác giả tiến hành khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học trong phạm vi đề tài.

2.1.2. Địa bàn và đối tượng khảo sát

- Địa bàn khảo sát: Mẫu điều tra khảo sát được lựa chọn đảm bảo tính đại diện cho các trường tại địa bàn TP.Cà Mau tỉnh Cà Mau bao gồm các trường có điều kiện khác nhau, các trường có chất lượng giáo dục khác nhau. Ngoài ra, để giúp cho việc đánh giá, nhận xét có tính tổng hợp, tác giả có tham khảo nguồn số liệu, dữ liệu, các báo cáo của Phòng GD&ĐT TP. Cà Mau tỉnh Cà Mau. Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng ở tại 10/34 trường TH trên địa bàn TP. Cà Mau tỉnh Cà Mau.

- Đối tượng khảo sát gồm: 20 CBQL và 100 GV ở 10 trường TH trên địa bàn TP. Cà Mau.

2.1.3. Phương pháp, nội dung và xử lý kết quả khảo sát

- Phương pháp khảo sát:

+ Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. + Nghiên cứu hồ sơ, sổ sách hoạt động bồi dưỡng CBQL.

- Xử lý kết quả khảo sát:

+ Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát trên phiếu

Bộ công cụ sử dụng để điều tra thực trạng gồm các biểu mẫu thống kê để thu nhập số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Các phiếu thăm dò ý kiến để tìm hiểu về nhận thức, ý kiến đánh giá và các ý kiến đóng góp về các nội dung vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp thiết kế thang đo

Thang đo được sử dụng chủ yếu trong các mẫu phiếu khảo sát là thang đo định danh để xác định tên gọi, giới tính và một số đặc điểm của đối tượng khảo sát; thang đo thứ tự và thang đo khoảng để tính các tham số trong thống kê mô tả như số trung bình, trung vị, tỷ lệ phần trăm, phương sai, độ lệch chuẩn, kiểm định test… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1. Quy ước thang đo của câu 2 với 4 mức độ: 1- Chưa đạt, 2- Đạt, 3- Khá, 4- Tốt.

Điểm trung bình Kết quả đạt đƣợc

1-1.75 Chưa đạt

1.76-2.5 Đạt

2.6-3.25 Khá

3.26- 4 Tốt

(Nguồn: Tác giả) Bảng 2.2. Quy ước thang đo của câu 1, câu 3 đến câu 8 với 5 mức độ

Điểm trung bình X Tầm quan trọng Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Mức độ ảnh hƣởng Mức độ khả thi Mức độ cần thiết 1-1.8 Không quan trọng (kqt) Không thường xuyên (ktx) Kém (k) Không ảnh hưởng (kah) Không khả thi (kkt) Không cần thiết (kct) 1.9-2.6 Ít quan trọng (iqt) Ít thường

xuyên (itx) Yếu (y)

Ít ảnh hưởng (iah) Ít khả thi (ikt) Ít cần thiết (ict) Điểm trung bình X Tầm quan trọng Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Mức độ ảnh hƣởng Mức độ khả thi Mức độ cần thiết 2.7-3.4 Bình thường (bt) Bình thường (bt) Trung bình (tb) Bình thường (bt) Bình thường (bt) Bình thường (bt) 3.5-4.2 Quan trọng (qt) Thường xuyên (tx) Khá (k) Ảnh hưởng (ah) Khả thi (kt) Cần thiết (ct) 4.3-5 Rất quan trọng (rqt) Rất thường xuyên (tx) Tốt (t) Rất ảnh hưởng (rah) Rất khả thi(rkt) Rất cần thiết (rct) (Nguồn: Tác giả)

Sau khi thiết kế bảng khảo sát ý kiến, tiến hành nhập dữ liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS để tính điểm trung bình của từng yếu tố hoặc áp dụng Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:

- Đối với yếu tố có 4 mức độ:

Điểm trung bình (của yếu tố) = 4A + 3B + 2C + D N

Trong đó: A, B, C và D lần lượt là số ý kiến chọn theo 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu... N là tổng số người được hỏi.

Mức độ trung bình chung lấy Tổng điểm TB của từng tiêu chí chia cho số tiêu chí.

Thu thập các số liệu thống kê: Do phạm vi nghiên cứu trên địa bàn TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau nên tác giả đã sử dụng nguồn số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT TP. Cà Mau tỉnh Cà Mau.

Thu thập kết quả hỏi ý kiến: Phát phiếu hỏi đến các giáo viên TH và các CBQL. Nghiên cứu các văn bản được lưu trữ tại văn phòng Phòng GD&ĐT TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau về các chủ trương, chính sách, kế hoạch, đề án về xây dựng và bồi dưỡng giáo viên TH. Các báo cáo sơ kết, tổng kết, kết luận thanh tra có liên quan.

- Nghiên cứu tài liệu, văn bản lưu trữ tại các trường TH liên quan đến công tác triển khai chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, phiếu đánh giá GV, phiếu đánh giá GV theo chuẩn, các quy chế, quy định về chuyên môn, thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Biên bản họp hội đồng sư phạm, họp lãnh đạo, liên tịch, kiểm tra nội bộ, phân công chuyên môn, hồ sơ tài chính có liên quan đến quản lý, sử dụng lao động.

- Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn của tổ chuyên môn, của GV liên quan đến việc chỉ đạo chuyên môn, giáo án, dự giờ, thao giảng, hội giảng, sử dụng phương tiện dạy học.

Khảo sát bằng việc trao đổi trực tiếp với CBQL và GV: Thông qua nói chuyện, trao đổi để làm rõ hơn, thu thập thêm thông tin phục vụ việc nghiên cứu.

- Thực hiện phỏng vấn cán bộ quản lý để làm rõ hơn một số nội dung mà qua phiếu hỏi chưa rõ, còn nhiều bất đồng giữa phiếu hỏi và tình hình thực tế tại đơn vị.

2.2 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau Tân, tỉnh Cà Mau

2.2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội TP. Cà Mau

- Thành phố Cà Mau luôn chủ động phối hợp các ngành chức năng của tỉnh đã rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển của thành phố, góp phần tích cực trong quản lý và phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện cho sự phát triển quy hoạch ngành, lĩnh vực và khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả đáp ứng theo yêu cầu phát triển bền vững. Các phường nội ô đã quy hoạch phân khu bao phủ 52,2%, quy hoạch chi tiết bao phủ 24,04% diện tích, hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới 7/7 xã; các tuyến sông trong nội ô thành phố, các công viên, kè bờ sông đã được quy hoạch xây dựng chi tiết theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và cải thiện vệ sinh môi trường; mở rộng phát triển không gian đô thị thành phố toàn diện trên tất cả các hướng.

- Tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản trên 816 tỷ đồng (ngân sách tỉnh trên 274 tỷ đồng, ngân sách thành phố trên 542 tỷ đồng). Một số công trình trọng điểm đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Dự án Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Cà Mau đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả, đã nâng cấp 18 khu LIA trên địa bàn các phường và xã Tắc Vân; 06 tuyến đường và 01 bờ kè; 01 Khu tái định cư tập trung, góp phần quan trọng phát triển dân sinh, cải tạo môi trường, chỉnh trang đô thị.

- Công tác quản lý đô thị gắn với quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đạt nhiều kết quả tích cực, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai ngày càng được chú trọng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố thông qua việc phân bổ quỹ đất hợp lý. Hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030.

- Kinh tế phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 10,23%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”, đến năm 2020, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 62,30%, ngành công nghiệp chiếm 33,67%, ngành nông nghiệp chiếm 4,03%, thu nhập dân cư bình quân đầu người đạt 133 triệu đồng/người/năm, tăng 1,64 lần so năm 2015, tổng thu nhập dân cư tăng 1,6 lần.

- Thương mại, dịch vụ phát triển đúng hướng hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ trên địa bàn thành phố đang phát triển nhanh, góp phần bình ổn thị trường, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các ngành dịch vụ có bước phát triển khá nhanh, tăng bình quân 16,04%/năm. Lĩnh vực thương mại phát triển đa dạng với nhiều loại hình, thành phần kinh tế tham gia. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 14,10%/năm, thế mạnh dịch vụ, du lịch bước đầu được chú trọng khai thác. Lượng khách du lịch đến thành phố hàng năm tăng nhanh (trong nhiệm kỳ có trên 5,7 triệu lượt khách), cơ sở hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách. Dịch vụ giao thông - vận tải, bưu chính - viễn thông, tài chính - tín dụng ngân hàng có bước phát triển rõ nét; hoạt động dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và vệ sinh môi trường được mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng.

- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tăng bình quân 8,17%/năm. Một số ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phục vụ thiết thực cho phát triển đô thị, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn như: điện, cơ khí sửa chữa, cơ khí nông nghiệp, chế biến thủy sản, nông sản, lâm sản, công nghiệp xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông,

thủy lợi, hàng tiêu dùng... có tác động tích cực thúc đẩy mở rộng sản xuất và phục vụ đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 4,27%/năm. Nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng đa dạng đối tượng và phương thức nuôi, nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Lao động lĩnh vực nông nghiệp hiện còn 25.210 người, chiếm tỷ lệ 17,07%/tổng số lao động xã hội, trong đó khu vực thành thị còn 3.950 lao

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 39)