a)Về công tác nguồn vốn
Về quy mô
Bảng 2.3: Qui mô nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Huy động vốn cuối kỳ 1.736.034 2.194.205 2.559.799 Tăng trưởng huy động vốn (%) 7,79 26,4 16,67 Huy động vốn bình quân 1.687277 1.863.058 2.055.700 Tăng trưởng huy động vốn bình quân
(%) 6 10,42 10,3
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động hàng năm của BIDV Khánh Hòa)
Đến cuối 2011, huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh đạt gần 2.560 tỷ đồng, tăng 16.67% so với năm 2010 với số tăng tuyệt đối là 366 tỷ, tốc độ tăng sụt giảm so với 2010 nhưng cao hơn so với địa bàn tỉnh (13.4%). Như vậy hoạt động huy động vốn của chi nhánh là khá hiệu quả, huy động cuối kì liên tục tăng qua 3 năm với tốc độ tăng trưởng khá. Qua đó cũng thấy dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế sau khủng hoảng, chi nhánh thoát khỏi tình trạng tăng trưởng ì ạch trong 2 năm 2008, 2009 (2008 tăng 2,9%, 2009 là 7,79%).
Về thị phần:
Bảng 2.4: Thị phần các NHTM trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động
huy động vốn (Đvt: triệu đồng). Huy động vốn Chỉ Tiêu Tên NHTM 2009 2010 2011 BIDV 10,11 10,63 11,25 AGRIBANK 20,16 18,7 18,1 VIETINBANK 11,25 11 11,3 VIETCOMBANK 11,66 11,7 11,26 NHTM KHAC 45,93 47,97 48,09
48.19 11.25 18 11.3 11.26 BIDV AGRIBANK VIETINBANK VIETCOMBANK NHTM KHAC
Biểu đồ 2.4: Thị phần huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh năm 2011
Qua 3 năm thị phần huy động vốn của khối NHTMNN luôn dẫn đầu trên địa bàn tỉnh, trong đó thị phần của BIDV qua 3 năm khá khiêm tốn so với Agribank, tương đương với Vietcombank.
Thị phần chi nhánh sụt giảm trong năm 2010 (do tốc độ tăng trưởng huy động vốn là 26,4% thấp hơn địa bàn 29,4%) xếp thứ 4 về thị phần nhưng đến 2011 thị phần tăng lên. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của BIDV là 16,67% cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của các ngân hàng trên địa bàn (7.13%) nên đẩy vị trí BIDV nâng lên 1 bậc, xếp thứ 3 ngang với Vietcombank, sau Agribank và Vietinbank. Đây là kết quả cho thấy sự tăng trưởng và hiệu quả trong hoạt động huy đông vốn của chi nhánh hướng tới một nền vốn ổn định cho kế hoạch tín dụng.
Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiểu của các NHTM ngoài quốc doanh trên địa bàn thực sự là một nguy cơ đối với khối NHTMNN nói chung và BIDV nói riêng. Bằng chứng là thị phần của khối này tiếp tục tăng lên qua các năm.
Về cơ cấu huy động vốn:
Theo loại khách hàng:
Bảng 2.5: Qui mô huy động vốn theo cơ cấu khách hàng.
(Đvt: triệu đồng)
Cơ cấu khách hàng 2009 2010 2011
Huy động từ TCTC,TCTD 144.906 125.598 82.206
Huy động từ KBNN 97.842 145.409 23.616
Huy động từ TCKT 693.090 707.489 652.211
Huy động dân cư (CN) 800.196 1.215.710 1.801.766
Tổng huy động vốn 1.736.034 2.194.205 2.599.799
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động hàng năm của BIDV Khánh Hòa)
Huy động vốn từ tổ chức kinh tế năm 2011 đạt 652,2 tỷ đồng (giảm 7,8% so với 2010) chiếm 25,08% tổng nguồn vốn. Huy động vốn từ tổ chức tài chính tín dụng đạt 82,2 tỷ (giảm 34.5% so với 2010) chiếm 3.16%, huy động từ dân cư đạt 1801,8 tỷ (tăng 48.2% so với 2010) chiếm tỷ trọng 69.3% nguồn vốn huy động. Chi nhánh đã có sự đẩy mạnh huy động vốn trong dân cư, và xu hướng đã thể hiện qua 3 năm xem xét. 0 500000 1000000 1500000 2000000 2009 2010 2011 tr iệ u đ TCTD TCKT CN
Qua biểu đồ cơ cấu nguồn vốn ở trên, có thể thấy cơ cấu huy động vốn tiếp tục có sự chuyển biến, nguồn vốn từ tổ chức kinh tế, định chế tài chính liên tục sút giảm thay vào đó sự tăng trưởng liên tục và tốc độ ngày càng nhanh của nguồn huy động vốn từ dân cư, điều tất yếu là tỉ trọng trong cơ cấu vốn cũng có sự biến đổi từ chỗ nguồn vốn từ định chế tài chính và tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn từ 54.08% năm 2009 đến năm 2010 giảm xuống chỉ còn ở mức 44.5% và năm 2011 là 30.7% .Nguợc lại nguồn vốn huy động từ dân cư có sự tăng trưởng tốt, năm 2009 chiếm tỉ trọng là 54,08% nhưng đến năm 2011 tăng lên đến 69.3%. Sự chuyển dịch này phù hợp với định hướng của HSC là tăng cường nguồn vốn dân cư để tăng tính ổn định cho nguồn vốn và phát triển thị trường bán lẻ.
Theo kì hạn :
Bảng 2.6: Qui mô huy động vốn theo kì hạn của chi nhánh (2009 – 2011)
(ĐVT: triệu đồng) Năm 2009 20010 2011 Không kì hạn 458.863 389.677 334.621 Ngắn hạn (<12 tháng) 954.785 1.490.978 2.053.403 Trung và dài hạn (>12 tháng) 322.385 313.551 171.775 Tổng huy động vốn 1.736.034 2.194.205 2.559.799
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động hàng năm của BIDV Khánh Hòa) Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn huy động vốn không kì hạn và trung - dài hạn liên tục giảm qua các năm, trong khi đó nguồn ngắn hạn lại tăng mạnh và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn (từ 55% năm 2009 tăng lên đến 80,2% năm 2011). Đây cũng là tình trạng chung của các NHTM khác trên địa bàn và nó cũng thể hiện xu hướng tiết kiêm, dự trữ của các tổ chức và các tổ chức và cá nhân.
b) Về công tác tín dụng
Về qui mô
Bảng 2.7: Quy mô tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2009 - 2010
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Dư nợ tín dụng 1.569.155 2.048.707 2.262.591
Tốc độ tăng trưởng (%) 16% 30,6% 10,4%
Dư nợ tín dụng bình quân 1.491.792 1.688.206 2.201.554
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động hàng năm của BIDV Khánh Hòa)
Đến cuối 2011, tổng dư nợ tin dụng đạt 2.262.591 triệu đồng tăng 10,4% so với năm 2010. Tổng dư nợ tăng liên tục qua 3 năm, tuy nhiên xét về tốc độ tăng trưởng thì năm 2010 là năm có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, cao nhất trong giai đoạn 2006 – 2010. Đến 2011 tốc độ có vẻ chững lại so với 2 năm trước đó
Về thị phần
Bảng 2.8: Thị phần tín dụng của các NHTM trên địa bàn qua 3 năm
Dư nợ tín dụng (%) Chỉ tiêu Tên NHTM 2009 2010 2011 BIDV 9,9 10,9 11,21 AGRIBANK 18,6 17,8 17 VIETINBANK 14,9 12,6 12,78 VIETCOMBANK 10 9,32 11,26 NHTM KHAC 46,6 49,18 47,75
11.21 17 12.78 11.26 47.75 BIDV AGRIBANK VIETINBANK VIETCOMBANK NHTM KHAC
Biểu đồ 2.6: Thị phần tín dụng của các NHTM trên địa bàn năm 2011
Qua bảng và đồ thị trên ta thấy được thị phần tín dụng của chi nhánh luôn đứng vị trí thứ 3 và thứ 4 trên địa bàn sau 2 ngân hàng lớn là Agribank và Vietinbank, ngang vị trí với Vieetcombank. Tuy 2010 Thị phần tín dụng đạt 11.1%, đứng thứ 3 thấp hơn AGB 6.7%, ICB 1.5% .Tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh cao hơn mức tăng truởng chung của các NH trên địa bàn (15%) và cao hơn mức tăng trưởng của 6 NHTMNN lớn (20%) nên thị phần của Chi nhánh có nhiều cải thiện hơn so với năm 2009 với mức tăng 1.2%. Nhưng đến năm 2011 thị phần tín dụng tăng hơn 2010 đạt 11,21%, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh đạt 10,4% cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của các NH trên địa bàn (7,13%) nên thị phần tăng 0.2% nhưng vị trí lại tụt bậc đứng thứ 4 do Vietcombank có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong năm 2011 là 33,54%.
Qua phân tích cho thấy sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ về thị phần tín dụng và đối thủ cạnh tranh rõ nhất của chi nhánh trong khối NHTMNN là Vietcombank. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng mức tăng thị phần của chi nhánh liên tục trong 3 năm là rất khá trong khi cả 2 “ông lớn” của lĩnh vực ngân hàng là Agribank và Vietinbank đều sụt giảm thị phần hoặc giậm chân tại chỗ. Điều đó đã khẳng định được khả năng cũng như vị thế cạnh tranh của chi nhánh.
Về cơ cấu tín dụng:
Bảng 2.9: Cơ cấu tín dụng qua các năm của chi nhánh
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tỉ lệ trung và dài hạn/ tổng dư nợ 43,8% 43,6% 42,4%
Tỉ trọng dư nợ bán lẻ/ tổng dư nợ 14% 17,6% 17,2%
Tổng dư nợ 1.569.155 2.048.707 2.262.591
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động hàng năm của BIDV Khánh Hòa)
Tỉ trọng dư nợ từ cho vay trung và dài hạn đang có xu hướng giảm xuống đây cũng là định hướng của hội sơ chính và cũng là xu hướng của các ngân hàng khác khi hạn chế cho vay trung và dài hạn để giảm mức rủi ro trong hoạt động này.
Tỉ trọng từ dư nợ bán lẻ theo định hướng phát triển chú trọng vào dịch vụ bán lẻ nên cũng tăng lên, tuy nhiên có vẻ đã chững lại vào năm 2011.
d) Về chất lượng tín dụng: Bảng 2.10: Tỉ lệ nợ các nhóm của chi nhánh Tỉ lệ nợ (%) 2009 2010 2011 Tỉ lệ nợ nhóm 2 3 2,6 2,5 Tỉ lệ nợ xấu nội bảng 0,9 0,5 0,3 Tỉ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ 2,1 1,7 1,5
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động hàng năm của BIDV Khánh Hòa)
Tỉ lệ nợ các nhóm đều có khuynh hướng giảm, đặc biệt là tỉ lệ nợ xấu nội bảng. Tỉ lệ nợ xấu cuối 2009 là 0,9% sang thời điểm cuối 2011 giảm chỉ còn 0,3% . Điều đó đã thể hiện nỗ lực cũng như hiệu quả trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng, xử lí nợ xấu, làm sạch bảng cân đối của ngân hàng. Như vậy ngân hàng đã bước đầu đạt được thành công trong công tác quản lí tín dụng theo quốc tế. Nợ nhóm 2 năm 2009 là 3,03% thì sang năm 2011 chỉ còn ở mức 2,5%. Lý do là chi nhánh đã kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ bằng những biện pháp thich hợp như:
Thực hiện phân loại khách hàng hiện có ngay khi khách hàng bắt đầu có quan hệ. Từ đó xác định chính sách định hướng quan hệ tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Tập trung cho vay mới đối với khách hàng có tiềm năng tài chính tốt và đảm bảo khả năng thanh toán.
Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng thương mai, định kì rà soát phân loại tín dụng để kịp thời có biện páp xử lí, hạn chế các khoản tín dụng xấu, xác định rủi ro tiềm ẩn để quản lí nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro. Thực hiện quản lí danh mục đầu tư và danh mục nợ xấu để có biện pháp xử lí kịp thời, kiểm soát, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
Kết quả nợ xấu giảm 0.4% năm 2010, giảm 0.2% năm 2011, phần nào thể hiện hướng đi đúng đắn của chi nhánh trong quản lí rủi ro nâng cao chất lượng hoạt động. Thành công trong việc giảm tỉ lệ nợ xấu qua 2 năm cũng phần nào phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng.
c) Hoạt động dịch vụ
Bảng 2.11: Doanh thu các hoạt đông dịch vụ của chi nhánh
(Đvt: triệu đồng)
Các loại dịch vụ 2009 2010 2011
Dịch vụ thanh toán (không tính WU) 2592 3384 4831
WU 473 506 595 Dịch vụ tài trợ thương mại 895 1568 2464 Dịch vụ bảo lãnh 6081 3213 3169 Dịch vụ kinh doanh tiền tệ 3492 6629 12938 Dịch vụ phái sinh 736 1072 1672 Dịch vụ thẻ 321 731 1864 Dịch vụ ngân quỹ 43 43 63 Phí tín dụng 95 225 625 Thu phí dịch vụ bảo hiểm 17 28 39 Dịch vụ BSMS 108 216 423 Dịch vụ khác 295 321 400 Tổng thu dịch vụ ròng 15148 17936 29066
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 Dịch vụ thanh toán (không tính WU) WU Dịch vụ tài trợ thương mại Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ kinh doanh tiền tệ Dịch vụ phái sinh 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.7: Các hoạt động dịch vụ đem lại nguồn thu chủ yếu cho chi nhánh.
Thu dịch vụ ròng đến cuối 31/12/2011 đạt 29066 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2009 và so với 2010. Nguồn thu dịch vụ chủ yếu của chi nhánh là từ các hoạt động như thanh toán, WU (western union), dịch vụ tài trợ thương mại, bảo lãnh, kinh doanh tiền tệ, phái sinh, dịch vụ thẻ.
Qua bảng trên ta thấy thu từ các dịch vụ qua 3 năm đều tăng, đăc biệt là 3 hoạt động : thanh toán, tài trợ thương mại và kinh doanh tiền tệ là có mức tăng cao Hoạt động kinh doanh tiền tệ trong những năm qua đạt kết quả cao nhờ chi nhánh khai thác tốt nguồn ngoại tệ của các khách hàng có hoạt động xuất khẩu nên vừa đáp ứng được nhu cầu tại chi nhánh, vừa cung ứng nguồn cho HSC. Hai hoạt động khác là thanh toán và tài trợ thương mại cũng bổ trợ cho lĩnh vực xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn, đã phát triển tương xứng với thế mạnh của thương hiệu BIDV trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và cung cấp sản phẩm tài trợ thương mại ((Năm 2011 với bình chọn của Euromoney là “ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ thương mại tốt nhất”).
Tuy nhiên thu dịch vụ bảo lãnh - nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong thu dịch vụ ròng tại Chi nhánh đã có dấu hiệu chững lại so với các năm trước đây.
Thu dịch vụ bảo lãnh trong năm 2011 đạt 3.17 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2009 là 2,9 tỷ đồng và so với 2010 là tăng 0.04 tỷ đồng. Nguyên nhân giảm xuống là do các ngân hàng cổ phần bắt đầu đẩy mạnh dịch vụ này thông qua các chính sách giảm phí, thủ tục....khiến một lượng khách hàng cũ chuyển đến họ sử dụng dịch vụ này trong khi số lượng khách hàng mới tăng trưởng ít nên đã ảnh hưởng lớn đến dịch vụ bảo lãnh của Chi nhánh. Do đó để cải thiện thu dịch vụ bảo lãnh trong năm tới Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm hơn, đặc biệt là phát triển khách hàng mới.
Một trong những dịch vụ được chú trọng để hướng tới bán lẻ của chi nhánh là dịch vụ thẻ. Năm 2011 đạt 1864 triệu đồng, tăng trưởng 155% so với năm 2010 với số tăng tuyệt đối là 1133 triệu đồng (thu dịch vụ thẻ 2010 tăng 128% so với 2009):
- Số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành ròng trong năm 2011 đạt 6.300 thẻ, so với năm 210 tăng 200 thẻ; phí thu được từ phát hành đạt 55 triệu đồng, thấp hơn so với năm 2010 gần 20 triệu đồng do trong năm 2011 HSC và Chi nhánh liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi miễn phí phát hành để thúc đẩy tăng trưởng thẻ phát hành.
- Thẻ tín dụng quốc tế: phát hành 173 thẻ, tăng gấp đôi so với số lượng phát hành năm 2009. Phí thu được từ thanh toán thẻ quốc tế còn đạt thấp, chưa tương xứng với tiềm năng tại địa bàn. Nguyên nhân là do máy ATM của BIDV mới chỉ thanh toán được các loại thẻ thông thường và thẻ Visa mà chưa thanh toán các loại thẻ khác như Master, dinner; vị trí đặt ATM chưa thuận lợi thu hút khách bằng các ngân hàng khác…
Một số sản phẩm, dịch vụ điện tử như: BSMS, Vn-topup, Internetbanking … chi nhánh đang xúc tiến triển khai các dịch vụ này nên còn trong thời gian có nhiều khuyến mãi, kích thích khách hàng sử dụng nên doanh thu đem lại chưa nhiều.