Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ch

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 49 - 55)

a) Môi trường vĩ mô

Ngân hàng đầu tư phát triển chi nhánh Khánh Hòa đóng quân trên địa bàn Khánh Hòa được đánh giá là một trong những tỉnh thành có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam. Tăng trưởng GDP của tỉnh trong năm 2009 là 10,2%, cao gần gấp đôi so với Việt Nam với các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại, công nghiệp nhẹ cực kì phát triển. Vị trí địa lí thuận tiện, hệ thống giao thông phát triển đa dạng .Ngoài ra tỉnh có số lượng và tỷ lệ dân thành thị đông (tỉnh có mức đô thị hóa cao nhất trong các tỉnh khu vực miền Trung). Các yếu tố này đã khiến Khánh Hòa trở thành một thị trường tiềm năng, hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp đặc biệt là ngành ngân hàng trong đó có BIDV Khánh Hòa.

Tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh là một trong những yếu tố tác động mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua (2009 – 2011) chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc suy giảm kinh tế thế giới sau khủng hoảng và các đợt thiên tai,mưa lũ,dịch bệnh đặc biệt là năm 2011 chịu tác động của lạm phát và kèm theo những biện pháp kìm chế lạm phát nhưng tình hình kinh tế - xá hội vẫn tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng (GDP) là 10,2% năm 2010 là

11%, năm 2011 là 11,5% và các lĩnh vực vẫn tiếp tục tăng qua các năm, tiêu biểu là vào 2011 giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước tăng 14,2%, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước tăng 2,5%, giá trị dịch vụ ước tăng 14,5% so với 2010. GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt khoảng 1.710 USD (tăng 230 USD so với 2010) 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.1 : Tăng trưởng GDP bình quân đầu người (2009 – 2010)

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn ước đạt 850 triệu USD, tăng 24,5% so với năm 2010. Doanh thu du lịch năm 2011 ước đạt 2.200 tỷ đồng tăng 17,2% so với năm 2010. Lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng được thực hiện nghiêm túc; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn một số tồn tại cần quan tâm khắc phục: phát triển công nghiệp chưa đạt kế hoạch đề ra; tốc độ thực hiện để đưa vào sản xuất, kinh doanh của các dự án lớn trên địa bàn tỉnh còn chậm; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng, điều kiện tự nhiên của tỉnh; việc thực hiện chủ trương xã hội hoá trên một số lĩnh vực xã hội chậm; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch thực hiện chưa tốt, tình trạng xây dựng trên đất chưa chuyển mục đích sử dụng, xây dựng công trình không phép,

trái phép còn khá phổ biến; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị chưa đạt kế hoạch đã đề ra.

=> Nhìn chung tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh có cả sự thuận lợi và khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp đóng quân trên địa bàn tỉnh,trong đó có BIDV

b) Môi trường vi mô

Khách hàng

BIDV ra đời với nhiệm vụ đầu tư các dự án lớn và hỗ trợ các tổ chức kinh tế cho nên nhóm khách hàng chủ yếu của chi nhánh vẫn là các tổ chức kinh tế và định chế tài chính. Tuy nhiên năm 2008, BIDV đã xác định hướng phát triển thành ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu Việt Nam nên từ đây đã có sự tập trung biến đổi cơ cấu khách hàng theo hướng nâng số lượng cũng như tỷ trọng của nhóm khách hàng cá nhân và giảm tỷ trọng khách hàng tổ chức.

Hiện nay, BIDV chưa có một thống kê chính thức về cơ cấu tổng thể khách hàng của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên đã thống kê cơ cấu khách hàng theo từng mảng hoạt động của chi nhánh. Tiêu biểu là cơ cấu khách hàng phân loại theo hai nghiệp vụ cơ bản của chi nhánh là huy động vốn và cho vay. Từ cơ cấu khách hàng theo 2 nghiệp vụ này qua những năm gần đây của chi nhánh có thể thấy tính chất biến đổi và nhóm khách hàng chủ yếu.

Bảng 2.1 : Tỷ trọng các nhóm khách hàng trong hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Loại khách hàng 2008 2009 2010 2011 Dân cư 38% 45,92% 55,5% 69,3% Tổ chức kinh tế và định chế tài chính 62% 54,08% 44,5% 30,7% Tổng 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: báo cáo tổng kết của BIDV Khánh Hòa)

Theo bảng tỉ trọng trên, ta thấy rõ trong vòng 4 năm qua, lượng huy động vốn từ dân cư tăng từ 38% (năm 2008) đến 69,2% (năm 2011); còn nhóm khách hàng tổ chức kinh tế và định chế tài chính lại sụt giảm đến 31,3% chỉ còn 30.7% trong năm

2011. Sự tăng lên của nhóm dân cư cho thấy sự tập trung vào nhóm này của chi nhánh đúng theo định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của BIDV và cũng nhằm tìm kiếm sự ổn định trong phát triển nguồn vốn, thay thế cho nhóm khách hàng truyền thống là nhóm khách hàng tổ chức kém ổn định về sự huy động và giảm sự phụ thuộc về nguồn vốn vào nhóm này.

Định hướng này cũng thể hiện trong cơ cấu khách hàng của hoạt động tín dụng. Năm 2009 dư nợ cho vay từ khách hàng cá nhân chiếm 14,5% tổng dư nợ, năm 2010 là 16.4% và 2011 là 17,2% (389233 triệu đồng). Mức tăng tuy chậm nhưng hợp lí vì thế mạnh truyền thống gắn liền với thương hiệu của BIDV là hoạt động cho vay đầu tư các dự án của tổ chức kinh tế. Tuy nhiên với định hướng phát triển thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu nên sản phẩm, dịch vụ hướng tới là nhóm khách hàng cá nhân nên sự tập trung trong tương lai sẽ vẫn hướng đến nhóm này.

Đối thủ cạnh tranh:

Trong năm 2011, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Khánh Hòa cấp phép thêm 5 chi nhánh thương mại cổ phần là LienVietBank, OceanBank, Mekong Bank, PhuongNam Bank, Trust Bank,5 phòng giao dịch và 5 quỹ tiết kiệm. Đến cuối năm 2011 tổng số chi nhánh các tổ chức tín dụng là 34 (30 chi nhánh ngân hang thương mại) với 147 điểm giao dịch được trải dài từ thành phố, thị xã và các Huyện tăng 16 điểm so với 2010, đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ ngân hàng của người dân. Các chi nhánh ngân hàng đều có trụ sở chính và phòng giao dịch tập trung trong nội thành Nha Trang, trong đó có NHĐT&PTVN chi nhánh Khánh Hòa. Điều này cho thấy sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày một gay gắt hơn. Sau đây là bảng thống kê thị phần của các NHTM địa bàn toàn tỉnh theo 2 mảng hoạt động chính: huy động, cho vay.

Bảng 2.2: Thị phần của các NHTM trên địa bàn Khánh Hòa (2009 – 2011) (Đơn vị tính:%) Huy động vốn Dư nợ tính dụng Chỉ Tiêu Tên NHTM 2009 2010 2011 2009 2010 2011 BIDV 10,11 10,63 11,25 9,9 10,9 11,21 AGRIBANK 20,16 18,7 18,1 18,6 17,8 17 VIETINBANK 11,25 11 11,3 14,9 12,6 12,78 VIETCOMBANK 11,66 11,7 11,26 10 9,32 11,26 NHTM KHAC 45,93 47,97 48,09 46,6 49,18 47,75

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động hàng năm của BIDV Khánh Hòa)

0 10 20 30 40 50 60

BIDV AGRIBANK VIETINBANK VIETCOMBANK NHTM KHAC

2009 2010 2011

Biểu đồ 2.2: Th phần huy động vn của các NHTM trên địa bàn tnh

Qua số liệu và biểu đồ trên, ta thấy BIDV Khánh Hòa có thị phần huy động vốn gần bằng với Vietcombank (xếp thứ 3 sau Vietinbank và Agribank), ở đây có sự cạnh tranh mạnh mẽ về thị phần của các ngân hàng thương mại nhà nước. Tuy nhiên xét trong giai đoạn từ 2008 – 2011 (năm 2008 là 12,36%) thị phần huy động

vốn chi nhánh có xu hướng giảm (chỉ đặc biệt 2011 có sự tăng thị phần vì tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao hơn địa bàn). Đây cũng là tình trạng chung của các NHTMNN trong tỉnh, điều này cho thấy sự vươn lên của khối NHTMCP trong vài năm gần đây. Có thể thấy trong tương lai,vị thế của các NHTMNN sẽ không còn lấn át như trước. Sự xuất hiện của các chi nhánh NHTMCP khiến thị phần bị chia sẻ nhiều hơn, sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Đây là một nguy cơ lớn đối với khối NHTMNN,trong đó có BIDV.

Đối với thị phần về tín dụng, với uy tín và thế mạnh về đầu tư của mình thì thị phần của chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm qua. Tuy nhiên xét chung trong khối NHTMNN thì vẫn có tình trạng sụt giảm, chia sẻ thì phần với các NHTMCP.

0 10 20 30 40 50 60

BIDV AGRIBANK VIETINBANK VIETCOMBANK NHTM KHAC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2009 2010 2011

Biểu đồ 2.3: Th phn tín dng

=> Đây là tình hình cạnh tranh của tất cả các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay phải đối mặt. Với tính chất đặc thù của địa bàn Khánh Hòa và tốc độ tăng trưởng nhanh của dịch vụ ngân hàng hiện nay, BIDV Khánh Hòa cần phát triển mạng lưới, đa dạng hóa và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ hiện có, nhận biết các đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lước phát triển phù hợp, phát huy các thế mạnh dịch vụ truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị thế hiện tại.

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 49 - 55)