Sự đắc thắng (IGi 5:4-5)

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 82 - 86)

Vị nữ thần chiến thắng của Hy Lạp là Nike, mà tình cờ đó cũng là tên của một tên lửa đối không của Mỹ. Cả hai đều được đặt tên theo từ Hy Lạp nike (NEE kay) đơn giản có nghĩa là chiến thắng. Nhưng sự chiến thắng có liên hệ gì đến tình yêu thương đang tăng trưởng?

Cơ Đốc nhân sống trong một thế giới thực hữu và bị vây bọc bởi những trở lực đáng sợ. Vâng lời Đức Chúa Trời thật không dễ. Nhưng bị thế gian cuốn trôi đi, không vâng lời Ngài, và “làm theo ý riêng bạn” thì dễ hơn nhiều.

Nhưng Cơ Đốc nhân được “sinh bởi Đức Chúa Trời.” Điều này có nghĩa là người ấy có bản tính thiên thượng trong lịng mình, và bản tính thiên thượng này khơng thể nào khơng vâng lời Đức Chúa Trời. “Vì hễ chi sinh bởi Đức Chúa Trời thì thắng hơn thế gian” (c. 4). Nếu bản tính cũ điều khiển chúng ta, chúng ta khơng vâng lời Đức Chúa Trời nhưng nếu bản tính mới điều khiển, chúng ta vâng lời Đức Chúa Trời. Thế gian thu hút đối với bản tính cũ (IGi 2:15-17) và cố gắng làm cho các điều răn của Đức Chúa Trời dường như nặng nề.

Sự đắc thắng của chúng ta là một kết quả của đức tin, và chúng ta lớn lên trong đức tin khi chúng ta lớn lên trong tình yêu thương. Càng yêu thương một người nào, bạn càng dễ dàng tin cậy người ấy hơn. Tình yêu thương của chúng ta đối với Đấng Christ càng nên trọn vẹn hơn, thì đức tin của chúng ta nơi Đấng Christ cũng càng nên trọn vẹn hơn vì đức tin và tình yêu thương cùng trưởng thành song song nhau.

Từ thắng hơn là một từ được Giăng ưa thích ơng dùng từ này trong 2:13-14 liên quan tới việc thắng hơn ma quỉ. Ông dùng từ này bảy lần trong Khải huyền để mơ tả các tín đồ và

những phước hạnh họ nhận được (2:7,11,17,26 3:5,12,21). Ơng khơng đang mơ tả một tầng lớp tín hữu đặc biệt. Đúng hơn, ơng đang dùng từ kẻ đắc thắng như một danh xưng dành cho Cơ Đốc nhân chân chính. Vì chúng ta đã được sinh bởi Đức Chúa Trời, nên chúng ta là những kẻ đắc thắng.

Chúng tơi được thuật lại là có một binh sĩ trong quân đội của Alexander đại đế không chiến đấu anh dũng tại chiến trường. Khi lẽ ra phải đang tiến tới trước, anh ta lại nấn ná ở phía sau.

Nhà chiến lược đại tài tiến đến gần anh ta và hỏi, “Anh lính kia, tên anh là gì?” Người lính đáp, “Thưa ngài, tên tơi là Alexander.”

Đại đế Alexander nhìn thẳng vào mắt anh ta và nói cách kiên quyết: “Anh lính kia, hãy xơng ra trận và chiến đấu đi – nếu không hãy đổi tên anh đi!”

Tên của chúng ta là gì? “Con cái Đức Chúa Trời – những kẻ được sinh lại của Đức Chúa Trời.” Alexander đại đế muốn tên mình là một biểu tượng của lòng dũng cảm tên của chúng ta hàm chứa sự đảm bảo của chiến thắng. Được sinh bởi Đức Chúa Trời có nghĩa là được chia sẻ sự đắc thắng của Đức Chúa Trời.

Đây là một đắc thắng của đức tin, nhưng đức tin nơi điều gì? Đức tin nơi Chúa Giê-xu Christ, Con Đức Chúa Trời! Người thắng hơn thế gian là người “tin rằng Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời” (IGi 5:5). Không phải đức tin nơi chính mình, mà chính đức tin nơi Chúa Giê-xu Christ ban cho chúng ta sự đắc thắng. “Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, Ta đã thắng thế gian rồi!” (Gi 16:33).

Sự đồng nhất hoá với Đấng Christ trong sự đắc thắng của Ngài nhắc chúng ta nhớ đến nhiều lần chúng ta đã đọc “như Chúa thể nào” trong thư tín của Giăng. “Như Chúa thể nào, thì chúng ta cũng phải thể ấy trong thế gian này.” (IGi 4:17). Chúng ta cần phải bước đi trong sự sáng “như chính Ngài ở trong sự sáng” (1:7). Nếu chúng ta tự nhận là ở trong Ngài, thì chúng ta cần phải làm theo như chính Ngài đã làm (2:6). Con cái Ngài tại trên đất này sẽ phải giống như Ngài tại trên trời. Chúng ta chỉ cần xác nhận địa vị diệu kỳ này bởi đức tin – và hành động theo điều đó.

Khi Chúa Giê-xu Christ chết, chúng ta cùng chết với Ngài. Phao-lơ nói, “Tơi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ” (Ga 2:20). Khi Đấng Christ bị chôn, chúng ta cùng bị chôn với Ngài. Và khi Ngài sống lại, chúng ta cùng sống lại với Ngài. “Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-tem trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy” (Ro 6:4).

Khi Đấng Christ thăng thiên, chúng ta cùng thăng thiên với Ngài và hiện nay đang ngồi với Ngài tại các nơi trên trời (Eph 2:6). Và khi Đấng Christ trở lại, chúng ta sẽ chia sẻ sự tôn cao của Ngài. “Khi nào Đấng Christ, là sự sống của chúng ta, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển” (Co 3:4).

Tất cả những câu này mô tả địa vị thuộc linh của chúng ta trong Đấng Christ. Khi chúng ta xác nhận địa vị này bởi đức tin, chúng ta chia sẻ sự đắc thắng của Ngài. Khi Đức Chúa Trời khiến Chúa Giê-xu Christ từ kẻ chết sống lại, Ngài “làm cho Đấng Christ ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời, cao hơn hết mọi quyền, mọi phép, mọi thế lực, mọi quân chủ, cùng mọi danh vang ra . . . và Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ” (Eph 1:20-22). Điều này có nghĩa là, về vị trí, mỗi con cái Đức Chúa Trời được ban cho đặc quyền ngồi cao hơn hết mọi kẻ thù nghịch mình!

Chỗ ngồi của một người xác định mức độ thẩm quyền người ấy có thể thực thi. Người ngồi trong chiếc ghế tổng giám đốc có một phạm vi thẩm quyền có giới hạn người ngồi trong chiếc ghế phó chủ tịch thực thi quyền hành nhiều hơn. Nhưng người ngồi phía sau chiếc bàn ghi hàng chữ Chủ Tịch thực thi thẩm quyền nhiều nhất. Dù cho người đó có thể đang ở đâu trong nhà máy hay văn phịng, người đó vẫn được mọi người kính trọng và vâng lời vì cớ chỗ ngồi của mình. Quyền thế của người đó được xác định bởi vị trí của người, chứ khơng bởi diện mạo riêng hay cách người cảm nhận.

Một con cái Đức Chúa Trời cũng vậy: thẩm quyền của người ấy được xác định bởi vị trí của người trong Đấng Christ. Khi người ấy tin vào Đấng Christ, người ấy được đồng nhất hoá với Ngài bởi Đức Thánh Linh và được trở nên một phần tử của Thân Ngài (ICo 12:12-13). Đời sống cũ của người ấy đã bị chôn và người ấy đã được sống lại trong một đời sống mới đầy vinh hiển. Trong Đấng Christ, người ấy đang ngồi trên ngai cai trị cả cõi vũ trụ này!

Một cựu chiến binh của cuộc nội chiến thường đi lang thang từ nơi này sang nơi khác ăn xin để kiếm sống và ln kể về “Ơng bạn Lincoln”của mình. Vì các thương tật, ơng khơng thể có một việc làm thường xuyên. Nhưng bao lâu ơng cịn có thể đi đây đó, ơng vẫn cịn nói chuyện về vị tổng thống u dấu của mình.

“Ơng nói ơng biết Ơng Lincoln à,” một hơm một người bàng quang hồi nghi hỏi vặn ơng. “Tôi không thật tin chắc là ông biết ông ta. Hãy chứng minh đi!”

Người cựu chiến binh già nua đáp, “Ồ, dĩ nhiên, tơi có thể chứng minh chứ. Thực tế là tơi có một mảnh giấy đây do chính Ơng Lincoln đã ký và trao cho tơi.”

Từ chiếc bóp cũ kỹ của mình, ơng lấy ra một mảnh giấy được gấp lại nhiều lần và đưa cho người kia xem.

“Tôi không biết đọc nhiều,” ông xin lỗi, “nhưng tơi biết đó là chữ ký của Ơng Lincoln.” “Này ơng, ơng có biết mình có cái gì ở đây không?” một trong những người đứng xem hỏi. “Ơng có một số tiền trợ cấp rộng rãi của liên bang do tổng thống Lincoln cấp cho. Ơng khơng phải đi đây đó như một kẻ ăn xin khốn khổ nữa! Ơng Lincoln đã làm cho ơng được giàu có rồi!”

Điều này diễn giải những gì Giăng đã viết: “Anh em là những Cơ Đốc nhân không cần phải đi quanh trong sự đại bại, vì Chúa Giê-xu Christ đã khiến anh em thành những kẻ đắc thắng! Ngài đã đánh bại mọi kẻ thù nghịch và anh em được chia sẻ sự đắc thắng của Ngài. Giờ đây, bởi đức tin, hãy nhận lấy sự đắc thắng của Ngài.

Dĩ nhiên, điều then chốt là đức tin, nhưng đức tin ln là chìa khố của Đức Chúa Trời để đắc thắng. Những người nam và nữ vĩ đại được kể tên trong He 11:1-40 thảy đều giành được sự đắc thắng của mình “bởi đức tin.” Họ chỉ nắm lấy Lời Hứa của Đức Chúa Trời và hành động nương trên lời ấy, và Ngài tôn cao đức tin của họ và ban cho họ sự đắc thắng. Đức tin khơng đơn giản là nói rằng điều Đức Chúa Trời phán là thật đức tin thật là hành động nương trên những gì Đức Chúa Trời phán vì nó là thật. Có người đã nói rằng đức tin khơng phải là tin tưởng thật nhiều bất chấp chứng cớ thế nào, mà là vâng lời bất chấp hậu quả ra sao.

Đức tin đắc thắng là kết quả của tình yêu thương đang trưởng thành. Càng nhận biết Chúa Giê-xu Christ và yêu Ngài hơn, chúng ta càng dễ tin cậy Ngài hơn trong những nhu cầu và những chiến trận của đời sống. Điều quan trọng là tình yêu thương đang trưởng thành này phải trở nên một việc thường xuyên và thực tiễn trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Làm thế nào một tín đồ có thể kinh nghiệm loại tình yêu thương này và những phước hạnh tn tràn từ đó?

Trước hết, loại tình u thương này phải được vun xới. Nó khơng phải là kết quả của một tình bạn may rủi! Một sự nghiên cứu trước đây vạch ra rằng một tín đồ sa ngã vào thế gian bằng những giai đoạn:

1. Làm bạn với thế gian (Gia 4:4) 2. Bị ô uế bởi thế gian (Gia 1:27) 3. Yêu mến thế gian (IGi 2:15-17) 4. Làm theo thế gian (Ro 12:2)

Mối tương quan giữa chúng ta với Chúa Giê-xu Christ, theo một cách thức tương tự, lớn lên bằng nhiều giai đoạn:

1. Chúng ta phải vun xới tình bằng hữu với Đấng Christ. Áp-ra-ham là “bạn hữu của Đức Chúa Trời” (Gia 2:23) vì người tự phân rẽ khỏi thế gian và làm theo những gì Đức Chúa Trời phán dạy người. Đời sống người không trọn vẹn, nhưng khi người phạm tội, người xưng nhận tội lỗi và trở lại đồng đi với Đức Chúa Trời ngay.

2. Tình bằng hữu này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đời sống chúng ta. Khi chúng ta đọc Lời Chúa và cầu nguyện, và khi chúng ta thông công với dân sự Đức Chúa Trời, những vẻ đẹp Cơ Đốc sẽ bắt đầu lộ ra trong chúng ta. Tư tưởng chúng ta sẽ được thanh sạch hơn, lời nói chúng ta có ý nghĩa hơn, những ao ước của chúng ta lành mạnh hơn. Nhưng chúng ta sẽ không được biến đổi đột ngột và hồn tồn đó là một q trình tiệm tiến.

3. Tình bằng hữu của chúng ta với Đấng Christ và việc chúng ta trở nên giống như Ngài sẽ đưa đến một tình yêu thương sâu đậm hơn với Đấng Christ. Về mặt con người, tình bằng hữu thường dẫn đến tình yêu thương. Về mặt thiên thượng, tình bằng hữu với Đấng Christ phải đưa đến tình yêu thương. “Chúng ta yêu Ngài vì Ngài đã yêu chúng ta trước” (IGi 4:19). Lời Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu thương của Ngài với chúng ta, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ngự trong lịng khiến cho tình u thương này càng ngày càng thực hữu đối với chúng ta. Hơn nữa, tình yêu thương này được thực hiện trong đời sống chúng ta trong sự vâng lời hàng ngày. Tình yêu thương Cơ Đốc khơng phải là một cảm xúc thống qua nó là một sự hiến dâng thường xun, một ước ao sâu kín làm đẹp lịng Đấng Christ và làm theo ý muốn Ngài.

4. Càng biết Ngài nhiều hơn chúng ta càng yêu mến Ngài hơn, và càng yêu mến Ngài hơn chúng ta càng trở nên giống Ngài hơn – “được nên giống hình bóng Con Ngài” (Ro 8:29). Dĩ nhiên chúng ta sẽ khơng hồn tồn được nên giống Đấng Christ cho đến khi chúng ta thấy Ngài (IGi 3:1-3) nhưng chúng ta sẽ phải bắt đầu quá trình đó ngay bây giờ.

Thật là một sự phấn khích để sống! Khi tình u thương của Đức Chúa Trời được nên trọn vẹn trong chúng ta, chúng ta có sự vững tâm đối với Ngài và khơng sống trong sự sợ hãi. Vì sự sợ hãi được cất bỏ đi, chúng ta có thể thành thật và cởi mở khơng cần thiết phải giả bộ. Và vì sự sợ hãi tan biến, sự vâng lời của chúng ta đối với các mệnh lệnh Ngài được phát sinh từ tình u thương, chứ khơng phải nỗi khiếp sợ. Chúng ta khám phá ra rằng các điều răn Ngài không hề nặng nề. Cuối cùng, sống trong bầu khơng khí u thương, thành thật, và vâng lời cách vui mừng này, chúng ta có thể đương đầu với thế gian với đức tin đắc thắng và chiến thắng thay vì bị đánh bại.

Chỗ bắt đầu không phải là ở một kinh nghiệm táo bạo, đột ngột nào đó. Chỗ bắt đầu là ở nơi cầu nguyện yên lặng, riêng tư. Phi-e-rơ mong muốn phó sự sống mình cho Chúa Giê-xu, nhưng khi được Chúa bảo phải cầu nguyện, Phi-e-rơ đã ngủ gục (Lu 22:31-33,39-46). Một tín đồ bắt đầu một ngày trong việc đọc Lời Chúa, suy gẫm lời ấy, và thờ phượng Đấng Christ bằng sự cầu nguyện và ngợi khen sẽ kinh nghiệm tình yêu thương nên trọn vẹn này.

Khi việc này bắt đầu, người ấy sẽ biết được – và những người khác cũng sẽ biết nữa. Đời sống người ấy sẽ được biểu thị bởi sự tin quyết, lòng thành thật, sự vâng lời cách vui mừng, và sự đắc thắng.

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)