Nhưng sự thử nghiệm của tình yêu thương Cơ Đốc không chỉ là không làm điều ác cho người khác. Tình yêu thương cũng bao gồm việc làm điều lành cho họ. Tình u thương Cơ Đốc vừa tích cực và tiêu cực. “Hãy thơi (tránh) việc làm ác hãy học làm lành” (Es 1:16-17a).
Ca-in là tấm gương của chúng ta về tình yêu giả dối Đấng Christ là gương mẫu của chúng ta về tình yêu Cơ Đốc chân thật. Đấng Christ đã phó mạng sống Ngài cho chúng ta hầu cho chúng ta có thể kinh nghiệm lẽ thật. Mọi Cơ Đốc nhân đều biết Gi 3:16, nhưng bao nhiêu người trong chúng ta lưu ý nhiều đến IGi 3:16? Thật tuyệt diệu khi từng trải phước hạnh của Gi 3:16, nhưng thậm chí cịn tuyệt diệu hơn nhiều khi chia sẻ kinh nghiệm đó bởi việc vâng theo IGi 3:16: Đấng Christ đã vì chúng ta bỏ sự sống chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình.
Tình yêu thương Cơ Đốc bao gồm sự hy sinh và phục vụ. Đấng Christ khơng chỉ nói về tình u của Ngài Ngài đã chết để chứng tỏ điều đó (Ro 5:6-10). Chúa Giê-xu khơng bị giết chết như một người tuận đạo. Ngài sẵn lịng phó sự sống Ngài (Gi 10:11-18 15:13). “Sự tự bảo toàn mạng sống” là quy luật đầu tiên của sự sống thuộc thể nhưng “sự hy sinh, quên mình” là quy luật đầu tiên của sự sống thuộc linh.
Nhưng Đức Chúa Trời khơng địi hỏi chúng ta phó sự sống mình. Ngài chỉ địi hỏi chúng ta giúp đỡ anh em mình khi thiếu thốn, lúc hoạn nạn khó khăn. Giăng khôn khéo chuyển từ chữ “anh em” (số nhiều) trong IGi 3:16 sang chữ “anh em mình” (số ít) trong 3:17.
Chúng ta dễ nói về “việc u thương anh em mình” nhưng lại bỏ mặc khơng giúp đỡ một tín đồ nào khác. Tình u thương Cơ Đốc có tính cách cá nhân và tích cực.
Đây là điều Chúa Giê-xu không quên trong câu chuyện ngụ ngôn về người Sa-ma-ri nhân lành (Lu 10:25-37). Một thầy dạy luật muốn nói về một đề tài trừu tượng: “Kẻ lân cận của tôi là ai?” Nhưng Chúa Giê-xu tập trung sự chú ý vào một người đang gặp nạn và đổi câu hỏi lại là, “Tơi có thể là kẻ lân cận của ai?”
Hai người bạn đang tham dự một hội nghị về việc truyền giảng Phúc Âm. Trong suốt một buổi họp, Larry không trông thấy Pete. Vào giờ ăn trưa, khi gặp Pete, anh nói, “Tơi khơng trơng thấy anh tại buổi họp hồi 10 giờ sáng. Thật là một buổi tuyệt vời. Anh đi đâu vậy?”
“Tôi ở ngồi hành lang nói chuyện với một người về Đấng Christ. Tôi đã đưa anh ta đến với Chúa,” Pete nói.
Khơng có gì sai trật với việc tham dự các hội nghị, nhưng chúng ta dễ mà quên đi các cá nhân và nhu cầu của họ trong khi thảo luận những cái chung chung. Sự thử nghiệm của tình yêu thương Cơ Đốc không phải trong những sự tuyên bố ầm ĩ về việc yêu thương toàn thể Hội Thánh, mà trong việc yên lặng giúp đỡ một anh em đang gặp khó khăn. Nếu chúng ta thậm chí khơng giúp đỡ một người anh em, thì khơng thể nào chúng ta sẽ “phó sự sống mình” cho “anh em mình” được.
Một người khơng cần phải giết người để phạm tội: sự ghen ghét là tội giết người trong lịng rồi. Nhưng thậm chí một người khơng cần ghét anh em mình để phạm tội. Người đó chỉ cần bỏ mặc người anh em hay dửng dưng đối với nhu cầu của anh ta. Một tín đồ có của cải vật chất và có thể giúp đỡ nhu cầu của anh em mình cần phải làm điều đó. “Việc đóng cửa lịng” đối với anh em mình là một loại giết người rồi!
Nếu tơi có ý định giúp anh em mình, tơi phải đáp ứng ba điều kiện. Trước hết, tơi phải có những phương tiện cần thiết để thoả đáp nhu cầu người ấy. Thứ nhì, tơi phải biết rằng nhu cầu ấy hiện có. Thứ ba, tơi phải u thương đủ để mong muốn được san sẻ.
Một tín đồ q nghèo khơng thể giúp đỡ người khác, hoặc khơng biết gì về nhu cầu của anh em mình, thì khơng bị lên án. Nhưng một tín đồ cứng lịng trước anh em mình đang nghèo túng thì bị lên án. Một lý do khiến Cơ Đốc nhân cần phải làm việc là để họ có thể có khả năng “giúp người túng thiếu” (Eph 4:28).
Trong thời đại mà các cơ quan đoàn thể xã hội tăng lên gấp bội này, các Cơ Đốc nhân rất dễ quên đi nghĩa vụ của họ. “Vậy đang khi có dịp tiện, chúng ta hãy làm việc thiện cho mọi người, nhất là cho những anh chị em trong cùng gia đình đức tin” (Ga 6:10).
“Việc làm điều thiện” này khơng cần phải là vấn đề tiền bạc hay sự chu cấp về vật chất. Nó có thể bao gồm sự phục vụ có tính cách cá nhân và việc cống hiến chính mình cho những người khác. Có nhiều cá nhân trong các Hội Thánh của chúng ta đang thiếu tình yêu thương và mong nhận được tình bằng hữu.
Một người mẹ trẻ thú nhận, trong một buổi làm chứng, rằng bà chưa bao giờ dường như tìm được thời giờ cho việc cầu nguyện cá nhân của riêng mình. Bà có nhiều con nhỏ để chăm sóc, và thì giờ trơi mất hết.
Hãy hình dung sự ngạc nhiên của bà khi hai trong các phụ nữ của Hội Thánh xuất hiện ở trước cửa nhà bà.
“Chúng tôi đến để làm giúp chị,” họ giải thích. “Chị hãy vào phịng và bắt đầu cầu nguyện riêng đi.” Sau nhiều ngày được giúp đỡ như thế, người mẹ trẻ có thể phát triển đời sống cầu nguyện của mình để rồi những yêu cầu về thời gian của bà hàng ngày khơng cịn làm bà bối rối nữa.
Nếu chúng ta muốn kinh nghiệm và tận hưởng tình yêu của Đức Chúa Trời trong chính tấm lịng mình, chúng ta phải u thương những người khác, thậm chí đến mức phải hy sinh. Việc dửng dưng đối với nhu cầu của một anh em có nghĩa là tự tước đoạt đi điều chúng ta càng cần nhiều hơn nữa: tình yêu của Đức Chúa Trời trong lịng mình. Đó là một vấn đề của tình yêu hay sự chết!