Sự sống Cơ Đốc là sự sống thật (IGi 5:20-21)

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 93 - 96)

Chúa Giê-xu Christ là Đức Chúa Trời chân thật. Chúng ta biết Đấng chân thật, và chúng ta ở trong Ngài là Đấng chân thật. Chúng ta có “điều chân thật”!

“Chúng ta biết rằng sự sống thật của chúng ta là ở trong Đấng chân thật, và ở trong Chúa Giê-xu Christ, Con của Ngài. Đây là Đức Chúa Trời chân thật và đây là sự sống đời đời, chân thật” (c.20). Sự thật là chủ đề xuyên suốt thư tín của Giăng, và giờ đây chúng ta lại được nhắc đến điều đó một lần nữa.

Giăng có lẽ đang viết cho các tín hữu tại thành Ê-phê-sơ, một thành phố đắm mình trong sự thờ lạy hình tượng. Đền thờ nữ thần Diana, một trong các kỳ quan của thế giới cổ xưa, được toạ lạc tại Ê-phê-sô, và việc chế tạo và bn bán các hình tượng là một trong những nghề chính của người dân tại đó (Cong 19:21-41). Bị vây bọc bởi sự thờ lạy hình tượng, Cơ Đốc nhân tại đó ở dưới áp lực kinh khiếp phải hoà nhập theo.

Nhưng “chúng ta biết thần tượng trong thế gian thật hư khơng, chỉ có một Đức Chúa Trời, chớ khơng có thần nào khác” (ICo 8:4). Đó là, “một thần tượng khơng thực sự hiện hữu”. Tai hoạ của sự thờ lạy hình tượng là một hình tượng chết khơng thể đem lại lợi ích gì cho kẻ thờ lạy nó vì nó khơng có thật. Các tác giả Hy-bá-lai trong Cựu Ước gọi các hình tượng là“những sự hư khơng, những điều vơ nghĩa, những vật hư ảo, sự trống rỗng”. Hình tượng là vật thay thế vơ ích, vơ tri giác cho điều chân thật.

Các thi thiên chứa đựng những bản cáo trạng cay độc của sự thờ lạy hình tượng (Thi 115:1- 8 135:15-18). Đối với cái nhìn của con người, một hình tượng trơng có vẻ thật – có mắt, tai, miệng, mũi, tay, chân – nhưng những điều này chỉ là những sự bắt chước điều chân thật cách có ích. Mắt chẳng thấy, tai chẳng nghe, miệng chẳng nói, tay chân thì bại liệt. Nhưng tai hoạ thật sự chính là “Phàm kẻ nào làm hình tượng, và nhờ cậy nơi nó, đều giống như nó” (Thi 115:8). Chúng ta trở nên giống như những gì chúng ta thờ lạy!

Đây là bí quyết của sự sống thật. Vì chúng ta đã thấy Đức Chúa Trời chân thật, qua Con Ngài là Chúa Giê-xu Christ, chúng ta tiếp xúc với sự thật. Mối thông công của chúng ta là với một Đức Chúa Trời chân thật. Như chúng ta đã thấy, từ “chân thật” có nghĩa là “bản gốc tương phản với một bản sao chép” và “sự đích thực tương phản với một sự bắt chước.” Chúa Giê-xu Christ là Sự Sáng thật (Gi 1:9), và Bánh thật (6:32), Gốc nho thật (15:1), và chính Lẽ thật (14:6). Ngài là Nguyên bản mọi vật khác đều là một bản sao chép. Ngài là đích thực mọi vật khác chỉ là một sự bắt chước mà thôi.

Cơ Đốc nhân sống trong một bầu khơng khí của sự thật. Hầu hết những người chưa được cứu sống trong một bầu khơng khí của sự giả bộ và điều khơng chân thật. Cơ Đốc nhân đã được ban cho sự phân biệt các thần để biết thần chân thật và thần giả dối, nhưng những người chưa được cứu khơng có sự thơng hiểu này. Cơ Đốc nhân khơng chỉ chọn giữa cái tốt và cái xấu họ chọn giữa cái đúng và cái sai. Một hình tượng tượng trưng cho cái giả dối và trống rỗng và một người sống cho các hình tượng chính mình sẽ trở nên giả dối và trống rỗng.

Ngày nay ít người quỳ trước các hình tượng bằng gỗ và kim loại. Thế nhưng, các hình tượng khác thu hút sự chú ý và sự ham mến của họ. Sự tham lam, chẳng hạn, là sự thờ lạy hình tượng (Co 3:5). Một người có thể thờ lạy quyển sổ ngân hàng của mình cách nhiệt thành y như một người được gọi là ngoại đạo thờ lạy hình tượng xấu xa của mình. “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thơi” (Mat 4:10). Điều chúng ta hầu việc là điều chúng ta thờ phượng! Bất cứ điều gì làm chủ đời sống chúng ta và “sai khiến chúng ta” đều là thần của chúng ta.

Điều này giải thích vì sao Đức Chúa Trời cảnh cáo chúng ta đề phịng tội thờ lạy hình tượng. Nó khơng chỉ là một sự vi phạm điều răn của Ngài (Xu 20:1-6), mà nó cịn là một cách thức tinh vi để Sa-tan điều khiển chúng ta. Khi “những điều thuộc đời này” chiếm chỗ của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta, chúng ta đã phạm tội thờ hình tượng. Điều này có nghĩa là chúng ta đang sống cho những gì hư ảo thay cho những gì chân thật.

Đối với một người thuộc thế gian, đời sống Cơ Đốc là hư ảo và đời sống trần thế là thật. Điều này là vì một người thuộc thế gian sống bằng những gì mình trơng thấy và cảm thấy (những điều thuộc đời này) chứ khơng bằng những gì Đức Chúa Trời phán trong Lời của Ngài. Hình tượng là sự tạm thời Chúa Giê-xu Christ là Đức Chúa Trời đời đời. “Vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà những sự không thấy được là đời đời không cùng vậy” (IICo 4:18).

Giống như Môi-se, một Cơ Đốc nhân đứng vững trong thử thách “như thấy Đấng không thấy được” (He 11:27). Đức tin là “bằng chứng của những điều không thấy được” (He11:1). Nơ-ê chưa hề nhìn thấy một cơn nước lụt, thế nhưng bởi đức tin người “thấy” nó đang đến và làm theo những gì Đức Chúa Trời phán bảo người làm. Áp-ra-ham “thấy” một thành và quê hương trên trời bởi đức tin, và sẵn sàng lìa bỏ nhà riêng trên đất này để đi theo Đức Chúa Trời. Tất cả những anh hùng đức tin vĩ đại được kể tên trong He 11:1-40 đã hoàn thành những điều họ thực hiện vì họ “thấy những điều khơng thấy được” bởi đức tin. Nói cách khác, họ đã tiếp xúc với sự thật.

Thế gian khoe khoang về ánh sáng văn minh của họ, nhưng một Cơ Đốc nhân bước đi trong sự sáng thật, vì Đức Chúa Trời là sự sáng. Thế gian nói về tình u thương, nhưng họ chẳng biết gì về tình yêu thương chân thật mà một Cơ Đốc nhân kinh nghiệm vì “Đức Chúa Trời là tình u thương”. Thế gian phơ bày sự khơn ngoan và tri thức của mình, nhưng một Cơ Đốc nhân sống trong lẽ thật vì “Thánh Linh là lẽ thật”. Đức Chúa Trời là sự sáng, tình yêu thương, và lẽ thật và những điều này kết hợp với nhau tạo nên một sự sống thật.

“Nhưng một người tin gì, điều đó khơng quan trọng, miễn người ấy thành thật thôi!” Lời bào chữa phổ biến này hầu như không cần sự bác bẻ lại. Người dược sĩ, hay nhà phẫu thuật, hoặc nhà hố học tin gì, điều đó có quan trọng khơng? Điều đó vơ cùng quan trọng!

Hãy nhỏ lệ cho Jimmy Brown Jimmy đáng thương khơng cịn nữa. Vì điều anh tưởng là H2O

Hóa ra lại là H2SO4!

Một Cơ Đốc nhân đã “trở lại cùng Đức Chúa Trời, bỏ hình tượng đặng thờ Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật” (ITe 1:9). Các hình tượng đều chết, nhưng Đấng Christ là Đức Chúa Trời hằng sống. Các hình tượng đều giả dối, nhưng Đấng Christ là Đức Chúa Trời chân thật. Đây là bí quyết của sự sống thật!

Vì thế lời cảnh cáo của Giăng, “Hãy giữ mình về hình tượng,” có thể được diễn giải là, “Hãy cẩn thận về sự bắt chước và sự giả tạo và HÃY CHÂN THẬT!”

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)