Về mặt này, có lẽ bạn đang nghĩ, “Nhưng tơi chưa bao giờ giết ai cả!” Và đối với lời phát biểu này, Đức Chúa Trời đáp, “Đúng thế, nhưng hãy nhớ rằng đối với một Cơ Đốc nhân tội ghen ghét cũng giống như tội giết người vậy” (c.15 Mat 5:22). Sự khác biệt duy nhất giữa Mức độ 1 và Mức độ 2 là hành vi bên ngoài của việc cướp đoạt sự sống. Nhưng dụng ý bên trong thì như nhau.
Một du khách đến thăm sở thú đang trị chuyện với người trơng coi chuồng sư tử.
“Tơi có một con mèo ở nhà,” du khách nói, “và mấy con sư tử của ông hành động y hệt như con mèo của tơi. Ơng hãy nhìn xem chúng ngủ thật an bình! Có thể xem là một điều đáng xấu hổ khi ông nhốt những sinh vật xinh đẹp đó đàng sau những chấn song.”
“Này ơng bạn,” người giữ thú cười to, “những con vật này có thể trơng như con mèo của ơng, nhưng tính khí chúng hồn tồn khác hẳn. Có ý đồ giết hại người trong lịng chúng. Tốt hơn ông nên vui mừng vì có những song sắt ở đó.”
Lý do duy nhất một số người chưa bao giờ thật sự giết ai là vì cớ “những chấn song” đã được dựng lên: nỗi sợ hãi bị bắt giữ và nhục nhã, sự hình phạt của pháp luật, và cái chết có thể xảy ra. Nhưng chúng ta sẽ bị đoán phạt bởi “luật pháp của sự tự do” (Gia 2:12). Câu hỏi khơng phải nghiêng về phía “Bạn đã làm gì? mà là “Bạn muốn làm gì? Bạn có thể đã làm gì nếu bạn được tự do để làm theo điều mình thích?” Đây là lý do vì sao Chúa Giê-xu coi sự ghen ghét ngang hàng với giết người (Mat 5:21-26) và tham muốn ngang hàng với tội tà dâm (5:27-30).
Dĩ nhiên, điều này khơng có nghĩa là sự ghen ghét trong lòng gây ra sự thiệt hại tương đương, hay bao hàm mức độ tội lỗi tương đương, như việc giết người thật sự. Người lân cận của bạn thích bạn ghét họ hơn là giết chết họ! Nhưng trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, sự ghen ghét, về đạo đức, cũng tương đương như tội giết người, và nếu khơng kiềm chế nó sẽ đưa đến sự giết người. Một Cơ Đốc nhân đã vượt từ sự chết sang sự sống (Gi 5:24), và bằng chứng của điều này là người ấy yêu thương anh em mình. Khi người ấy thuộc về hệ thống thế gian, người ấy ghen ghét dân sự Đức Chúa Trời nhưng giờ thì người ấy thuộc về Đức Chúa Trời, người ấy yêu thương dân sự Ngài.
Những câu này (IGi 3:14,15), giống những câu đề cập tới tội lỗi có tính cách thói quen trong một tín đồ (1:5-2:6), quan tâm tới một thói quen khơng thay đổi trong đời sống: một tín đồ đang thực hành tình u thương anh em mình, mặc dầu đơi lúc người ấy có thể nổi giận với một anh em (Mat 5:22-24). Những sự giận dữ bất ngờ thỉnh thoảng xảy ra không làm cho nguyên tắc này ra vơ hiệu. Nếu có sự giận dữ nào, chúng xác nhận nguyên tắc này là đúng, vì một tín đồ khơng ở trong mối thơng cơng với các anh em Cơ Đốc của mình là một người thật khốn khổ! Những cảm xúc của người ấy chỉ rõ cho người ấy rằng có điều gì đó đang sai trật.
Hãy lưu ý một thực tế khác: chúng ta không được cho biết là những kẻ giết người khơng thể được cứu. Chính sứ đồ Phao-lơ đã góp một tay vào việc ném đá Ê-tiên (Cong 7:57-60) và thú nhận rằng sự cổ vũ của ông đã khiến những người vô tội phải bị giết chết (ITi 1:12-15 Cong 26:9-11). Nhưng Đức Chúa Trời đã cứu Phao-lô bởi ân điển Ngài.
Vấn đề ở đây không phải là liệu một kẻ giết người có thể trở thành một Cơ Đốc nhân khơng, nhưng là liệu một người có thể tiếp tục là một kẻ giết người mà vẫn là một Cơ Đốc nhân không? Câu trả lời là ‘Không.’ “Anh em biết rằng chẳng một kẻ nào giết người có sự sống đời đời ở trong mình” (IGi 3:15b). Kẻ giết người khơng phải đã từng có sự sống đời đời và rồi đánh mất nó người ấy chưa bao giờ có sự sống đời đời cả.
Sự kiện bạn chưa bao giờ thật sự giết ai không được khiến cho bạn kiêu ngạo hay tự mãn. Bạn có từng ni dưỡng sự ghen ghét hận thù trong lịng khơng?
Sự ghen ghét gây thiệt hại cho người ghen ghét bội phần hơn là cho bất cứ ai khác (Mat 5:21-26). Vào thời của Thánh Kinh sự giận dữ khiến một người có nguy cơ phải đối diện với tồ án địa phương. Việc gọi một anh em là “đồ ngu dốt đần độn” khiến người ấy có nguy cơ phải bị đưa ra Tồ Cơng Luận, hội đồng cao nhất của người Do Thái. Nhưng việc gọi một anh em là “đồ điên” khiến người ấy có nguy cơ bị đốn xét đời đời trong địa ngục. Sự ghen ghét chưa được xưng ra và lìa bỏ thực sự khiến một người bị nhốt trong một ngục tù của xúc cảm và tâm linh (c. 25)!
Thuốc giải độc của lịng ghen ghét là tình yêu thương. “Đáng ghét và ghét lẫn nhau” là một kinh nghiệm của người chưa được cứu (Tit 3:3). Nhưng khi một tấm lòng đáng ghét rộng mở cho Chúa Giê-xu Christ , nó trở thành một tấm lịng đầy yêu thương. Rồi thay vì muốn “giết hại” những người khác qua sự ghen ghét, người ấy mong muốn yêu thương họ và chia sẻ với họ sứ điệp của sự sống đời đời.
Nhà truyền đạo Phúc Âm John Wesley, vị lãnh đạo của Hội Thánh Giám Lý, một đêm nọ đã bị một tên cướp xa lộ chặn lại và đoạt hết số tiền ơng mang theo trong người. Wesley nói với tên cướp, “Nếu đến một ngày nào đó anh mong ước rời bỏ con đường xấu xa này và sống cho Đức Chúa Trời, xin hãy nhớ là ‘huyết của Chúa Giê-xu Christ tẩy sạch mọi tội lỗi.’”
Một vài năm sau, Wesley bị một người chặn lại sau một buổi thờ phượng của Hội Thánh. “Ơng cịn nhớ tơi khơng?” người này hỏi. “Một đêm nọ tôi đã cướp tiền của ông, và ông bảo tôi rằng huyết của Chúa Giê-xu Christ tẩy sạch mọi tội lỗi. Tôi đã tin nơi Đấng Christ, và Ngài đã đổi mới đời sống tôi.”