Sự vâng lời cách vui mừng (IGi 5:1-3)

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 80 - 82)

Không chỉ là sự vâng lời – mà là sự vâng lời cách vui mừng! “Điều răn của Ngài không phải là nặng nề” (c.3).

Mọi vật trong thế gian – ngoại trừ con người – đều vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. “Hỡi lửa và mưa đá, tuyết và hơi nước, gió bão vâng theo mệnh lệnh Ngài” (Thi 148:8). Trong sách Giơ-na, bạn thấy sóng gió, và cả con cá cũng vâng theo mệnh lệnh Đức Chúa Trời nhưng vị tiên tri cứ khăng khăng không chịu vâng lời. Ngay đến một dây dưa và một con sâu cũng làm theo điều Đức Chúa Trời ra lệnh. Nhưng vị tiên tri cứ bướng bỉnh mong muốn theo ý riêng mình.

Sự bất tuân ý chỉ Đức Chúa Trời là một tai hoạ– nhưng sự vâng lời miễn cưỡng cũng vậy. Đức Chúa Trời không muốn chúng ta bất tuân Ngài, nhưng Ngài cũng không muốn chúng ta vâng lời vì sợ hãi hoặc vì bắt buộc. Những gì Phao-lơ nói về việc ban cho cũng áp dụng với việc sống nữa: “khơng phải vì miễn cưỡng hoặc vì ép uổng, vì Đức Chúa Trời yêu người hiến tặng một cách vui lịng” (

Bí quyết của sự vâng lời cách vui mừng là gì? Phải nhận biết rằng sự vâng lời là một vấn đề của gia đình. Chúng ta đang hầu việc một Người Cha đầy yêu thương và đang giúp đỡ anh chị em trong Chúa của mình. Chúng ta đã được sinh bởi Đức Chúa Trời chúng ta yêu Đức Chúa Trời, và chúng ta yêu con cái Đức Chúa Trời. Và chúng ta bày tỏ tình yêu thương này bằng cách vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời.

Một phụ nữ nọ đến thăm văn phòng của một biên tập viên báo, hy vọng sẽ bán được cho ông ta một số bài thơ bà đã sáng tác.

“Thơ của bà nói về đề tài gì?” biên tập viên hỏi. “Chúng nói về tình u!” nữ thi sĩ nhanh nhẩu đáp.

Biên tập viên ngồi dựa vào ghế và nói, “Được rồi, mời bà đọc thử tơi nghe một bài thơ đi. Thế giới này chắc hẳn có thể cần dùng đến nhiều tình u hơn nữa đấy!”

Bài thơ bà đọc đầy những mặt trăng và những Tháng Sáu và những tình cảm ướt át, hơn là điều biên tập viên có thể hiểu được.

“Tơi rất tiếc,” ơng nói , “nhưng bà thật chẳng biết tình u là gì cả! Tình u khơng phải là ánh trăng thanh và bơng hồng thắm. Tình u là ngồi thức suốt đêm bên giường bệnh, hay làm việc thêm giờ để bọn trẻ có thể có giày mới mang. Thế giới khơng cần loại tình u trong thi ca của bà đâu. Thế giới cần loại tình yêu thực tế đẹp đẽ đã có từ lâu đời.”

D. L. Moody thường nói, “Mỗi quyển Kinh Thánh cần phải được đóng bìa bằng da dày.” Chúng ta bày tỏ tình yêu thương của mình đối với Đức Chúa Trời, khơng phải bằng lời lẽ rỗng tuếch mà bằng hành động sốt sắng. Chúng ta không phải là những nô lệ vâng lời một ông chủ chúng ta là con cái vâng lời một người Cha. Và tội lỗi chúng ta là một vấn đề của gia đình.

Một trong những thử nghiệm của tình yêu thương đang lớn lên là thái độ của cá nhân chúng ta đối với Kinh Thánh, vì trong Kinh Thánh chúng ta tìm thấy ý muốn của Đức Chúa Trời đối với đời sống chúng ta được bày tỏ. Một người chưa được cứu xem Kinh Thánh là một quyển sách khơng thể chấp nhận được, chính vì người ấy khơng hiểu sứ điệp thuộc linh của nó (ICo 2:14). Một Cơ Đốc nhân con trẻ xem những điều đòi hỏi của Kinh Thánh là nặng nề. Người ấy phần nào giống như một đứa bé đang học tập vâng lời, và luôn hỏi, “Tại sao con phải làm điều đó?” hay “Làm điều này khơng tốt hơn hay sao?”

Nhưng một Cơ Đốc nhân từng trải tình yêu thương làm nên trọn vẹn của Đức Chúa Trời thấy mình ham thích Lời Đức Chúa Trời và thật sự yêu mến Lời ấy. Người ấy không đọc Kinh Thánh như một quyển sách giáo khoa, mà như một bức thư tình.

Chương dài nhất trong Kinh Thánh là Thi 119:1-176, và chủ đề của nó là Lời của Đức Chúa Trời. Trừ ra hai câu (c.122,132), các câu khác đều nói đến Lời Đức Chúa Trời trong hình thức này hoặc hình thức khác, như “luật pháp,” “giềng mối,” “điều răn” v. v. . . Nhưng điều thú vị là tác giả Thi Thiên yêu mến Lời Đức Chúa Trời và ưa thích nói với chúng ta về Lời ấy! “Tơi yêu mến luật pháp Chúa biết bao!” (c.97). Ông vui mừng, vui vẻ về Luật pháp Chúa (c.14,162) và ưa thích, hỉ lạc trong Lời Ngài (c.16,24). Lời Chúa là mật ong trong miệng ông (c.103). Thực tế, ông biến Luật pháp Đức Chúa Trời thành một bài ca: “Các luật lệ Chúa làm bài hát tôi tại nhà tôi ở làm khách lạ” (c.54).

Hãy tưởng tượng việc chuyển các luật lệ thánh thành những bài hát. Giả sử dàn nhạc giao hưởng địa phương trình diễn một đêm luật lệ giao thông phổ thành nhạc! Hầu hết chúng ta không xem các luật lệ là một nguồn ca hát vui mừng, nhưng đây là cách tác giả thi thiên xem xét Luật pháp Đức Chúa Trời. Bởi vì ơng u mến Chúa, nên ơng u mến Luật pháp Ngài.

Các điều răn của Đức Chúa Trời không khổ sở và nặng nề cho ông. Giống như một đứa con vui sướng vâng theo mệnh lệnh của cha mình, một Cơ Đốc nhân với tình yêu thương làm nên trọn vẹn cũng vui sướng vâng theo mệnh lệnh Đức Chúa Trời như vậy.

Tại điểm này, chúng ta có thể hồi tưởng lại và hiểu được ý nghĩa thực tiễn của “tình yêu thương đang tăng trưởng” trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Khi tình yêu thương của chúng ta đối với Đức Chúa Cha trưởng thành, chúng ta có sự vững tâm và khơng cịn sợ hãi ý chỉ của Ngài nữa. Chúng ta cũng chân thật đối với những người khác và mất sự sợ hãi bị khước từ. Và chúng ta có một thái độ mới đối với Lời Đức Chúa Trời: đó là sự bày tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời, và chúng ta ưa thích vâng theo Lời ấy. Sự vững tâm đối với Đức Chúa Trời, sự chân thật đối với người khác, và sự vâng lời cách vui mừng là những dấu hiệu của tình yêu thương nên trọn vẹn và là những thành phần tạo nên một đời sống Cơ Đốc hạnh phúc.

Chúng ta cũng có thể nhìn thấy tội lỗi huỷ hoại tất cả những điều này ra sao. Khi chúng ta bất tuân Đức Chúa Trời chúng ta mất đi sự dạn dĩ đối với Ngài. Nếu chúng ta khơng lập tức xưng tội mình và cầu xin Ngài tha thứ (IGi 1:9), chúng ta phải bắt đầu giả bộ để che đậy. Sự bất tuân đưa đến sự khơng thành thật, và cả hai điều này xoay lịng chúng ta khỏi Lời Đức Chúa Trời. Thay vì đọc Lời Ngài với sự vui mừng để khám phá ra ý muốn Đức Chúa Cha, chúng ta phớt lờ Lời ấy hoặc có lẽ đọc nó theo một thơng lệ thôi.

Gánh nặng của tôn giáo (con người cố gắng làm đẹp lòng Đức Chúa Trời bằng sức riêng của mình) là một gánh nặng khổ sở (Mat 23:4) nhưng ách mà Đấng Christ đặt trên chúng ta thì khơng nặng nề chút nào (Mat 11:28-30). Tình yêu thương làm những gánh nặng nhẹ đi. Gia cốp đã phải làm việc bảy năm để có được người nữ ông yêu mến, nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng “nhưng bởi yêu nàng, nên coi bảy năm bằng chừng đơi ba bữa” (Sa 28:20). Tình u thương nên trọn vẹn sinh ra sự vâng lời cách vui mừng.

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)