Gai-út người nâng đỡ (IIIGi 1:1-8)

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 104 - 106)

Khơng có nghi ngờ gì khi sứ đồ Giăng u mến ơng này cách chân thành! Ơng gọi ơng ta là “người rất yêu dấu” trong lời chào thăm, và “kẻ rất yêu dấu” trong c.5. Không phải đây chỉ là những thuật ngữ trịnh trọng, giống như “Ơng Jones kính mến”. (Thậm chí chúng ta khơng biết rõ về ơng Jones!) c.4 cho thấy Gai-út có thể là tín hữu do Giăng dẫn dắt trở lại đạo và dĩ nhiên những người chúng ta dẫn dắt trở lại tin theo Đấng Christ đều đặc biệt quí giá cho chúng ta. Tuy nhiên, sứ đồ yêu dấu xem tất cả con cái Chúa đều là “con cái bé mọn"(IGi 2:1,12,18), vì vậy chúng ta khơng nên đưa điều này đi quá xa.

Nếu Gai-út là thuộc viên trong Hội Thánh do tôi làm mục sư, chắc chắn tôi sẽ không gặp rắc rối trong việc yêu mến ông! Hãy xem những đức tính có được trong con người tuyệt vời này.

Thạnh vượng về phần linh hồn (IIIGi 1:2). Ở đây có thể Giăng muốn ám chỉ rằng người bạn yêu dấu của ông không khoẻ và Giăng muốn cầu nguyện xin Chúa phục hồi sức khoẻ cho bạn của mình: “Tơi muốn anh được khoẻ mạnh về phần xác cũng như về phần hồn!” Nếu điều này đúng như thế, đó là bằng chứng cho thấy có thể khoẻ mạnh thuộc linh và bị bệnh về thể xác. Tuy nhiên, kiểu chào thăm này rất phổ biến trong thời ấy, vì vậy chúng ta khơng nên dựa nhiều quá vào điều đó.

Dầu vậy, rõ ràng Gai-út là người “thạnh vượng về phần linh hồn” mà ai cũng biết. “Dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới ngày càng hơn” (IICo 4:16). Sức khoẻ phần xác là kết quả của dinh dưỡng, luyện tập, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nghỉ ngơi hợp lý, và có đời sống qn bình kỷ luật. Khoẻ mạnh về phần linh hồn là kết quả do những yếu tố tương tự. Chúng ta phải tự ni dưỡng mình bằng Lời Hằng Sống, và “tiêu hoá” chất bổ dưỡng ấy trong sự tập tành tin kính (ITi 4:6-7). Chúng ta phải giữ mình cho thánh sạch (IICo 7:1) và tránh bị nhiễm độc ô uế của thế gian (IIPhi 1:4 Gia 1:27). Trong khi tập tành tin kính và hầu việc là việc thật quan trọng thì chúng ta yên nghỉ trong Chúa để lấy lại sức mới thông qua mối tương giao với Ngài cũng quan trọng (Mat 11:18-30). Một nếp sống quân bình là đời sống khoẻ mạnh và hạnh phúc, cuộc sống tôn vinh Đức Chúa Trời.

Lời chứng tốt (IIIGi 1:3-4) Chúng ta nhận thấy Gai-út là người vâng lời Đức Chúa Trời và “làm theo chân lý” (IIGi 1:4). Một số anh em trong Chúa đến thăm Giăng vài lần, họ vui mừng báo cho Giăng biết Gai-út nêu gương sáng về nếp sống tin kính Chúa. Trong kinh nghiệm hầu việc Chúa, tơi phải thú nhận rằng tơi thường hơi “bối rối” khi có người nói với tơi, “Có phải Bà... là tín đồ trong Hội Thánh của ơng khơng?” Hoặc sợ hơn nữa khi nghe, “Tôi biết khá rõ một trong những tín đồ của ơng!” Giăng khơng bao giờ phải sợ hãi khi người khác nhắc tên của Gai-út!

Điều gì làm cho Gai-út trở thành lời chứng tốt như vậy? Đó là chân lý của Đức Chúa Trời. Chân lý “ở trong ơng ta” và giúp ơng ta có thể bước đi trong sự vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Gai-út đọc Lời Kinh Thánh, suy ngẫm, thích thú và làm theo trong nếp sống mỗi ngày (Thi 1:1-3). Thân thể tiêu hoá thức ăn, nhưng linh hồn suy ngẫm lời Hằng sống. Chỉ nghe và đọc lời Chúa thì khơng đủ. Chúng ta phải “tiêu hố” vào trong lịng và làm nó trở nên phần của con người bên trong (ITe 2:13).

Rõ ràng cả cuộc đời của Gai-út bao phủ bằng chân lý. Sự sống thật đến bởi chân lý sống. Đức Chúa Giê-xu Christ là chân lý (Gi 14:6), được tỏ bày trong lời Kinh Thánh là chân lý của Đức Chúa Trời (Gi 17:17). Đức Thánh Linh cũng là chân lý (IGi 5:7), và Ngài dạy chân lý cho chúng ta. Thánh Linh Đức Chúa Trời dùng lời Đức Chúa Trời bày tỏ Con của Đức Chúa Trời, và giúp chúng ta có thể vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời và “bước đi trong chân lý”.

Việc làm thực tế (IIIGi 1:4-8). Gai-út cũng là người giúp đỡ cho chân lý (1:8). Bằng cách thực tế, ông giúp đỡ những người đang hầu việc cho chân lý. Chúng ta khơng có lời chỉ dẫn nào cho biết Gai-út là nhà truyền đạo hoặc người dạy đạo, nhưng ơng mở lịng và nhà mình tiếp đón những người làm chức vụ ấy.

Qua bức thư thứ hai của Giăng chúng ta biết tầm quan trọng của sự tiếp đãi trong đức tin Cơ Đốc vào thời ấy. Giăng nhắc nhở “bà được chọn” không tiếp đãi các giáo sư giả (IIGi 1:7- 11), nhưng trong thư này ơng khen ngợi Gai-út vì đã bày tỏ lịng tiếp đãi những người hầu việc cho chân lý. Gai-út là nguồn nâng đỡ khơng chỉ cho anh em tín hữu nói chung, nhưng còn đặc biệt dành cho các “khách lạ” đến thông công với Hội Thánh và phục vụ Đức Chúa Trời. (He 13:2).

Trong bối cảnh sợ hãi và khốn khó này, tiếp đón người lạ vào nhà là điều khơng dễ dàng. Dĩ nhiên, trong Hội Thánh đầu tiên, các đầy tớ Chúa lưu hành mang thư gửi gắm từ Hội Thánh của họ (Ro 16:1) vì vậy chúng ta biết về những người ấy để có kế hoạch tiếp đãi là điều thật quan trọng. Tuy vậy, làm điều đó cần có đức tin và lịng yêu thương. Theo khả năng nhà tơi và tơi có thể tiếp đón tại nhà chúng tơi, chúng tơi phải thừa nhận rằng có nhiều lần khi nói lời chào tạm biệt các vị khách đã mang lại cho chúng tơi cảm giác vui mừng khó tả! Tuy nhiên, hầu hết các vị khách chúng ta tiếp đón thật sự là “những thiên sứ chúng ta không biết” sự hiện diện của họ là một ơn phước cho gia đình chúng ta.

Gai-út khơng những mở cửa nhà mình, nhưng ơng cịn mở lịng và bàn tay của mình để giúp đỡ tài chánh cho những vị khách của ông. Thành ngữ giúp đỡ sự đi đường cho các anh em có nghĩa là “giúp đỡ lộ phí cho chuyến đi”. Việc này có thể bao gồm cả việc cung cấp tiền bạc, thức ăn cũng như giặt giũ may vá áo quần (ICo 16:6 Tit 3:13). Dầu sao, chúng ta phải bày tỏ đức tin qua việc làm (Gia 2:14-16), và tình yêu chúng ta phải được diễn đạt bằng hành động chớ khơng chỉ nói bằng lời (IGi 3:16-18).

Điều gì thơi thúc sự giúp đỡ cho các thánh đồ như vậy? Trước hết, điều đó tơn vinh Đức Chúa Trời. Cụm từ “một cách xứng đáng với Đức Chúa Trời” trong IIIGi 1:6 có nghĩa “xứng đáng với Đức Chúa Trời, thích hợp với Đức Chúa Trời”. Chúng ta chẳng bao giờ “giống Đức

Chúa Trời” hơn khi chúng ta hy sinh phục vụ người khác. “Hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài mọi đường” (Co 1:10). Vì những người hầu việc Chúa lưu hành đại diện cho danh Đức Chúa Trời, đối với họ bất cứ chức vụ nào cũng đều hầu việc Đức Chúa Giê-xu Christ (Mat 10:40 25:34-40).

Động cơ thứ hai của việc chu cấp cho tôi tớ Đức Chúa Trời là làm chứng cho người hư mất (IIIGi 1:7). Hãy nhớ rằng trong thời ấy có nhiều thầy dạy đạo đi dông dài, chia sẻ ý tưởng của họ và xin tiền. Trong khi Đức Chúa Giê-xu Christ phán dạy cụ thể rằng tôi tớ Đức Chúa Trời xứng đáng nhận sự chu cấp (Lu 10:7), trong Tân Ước cho biết tiêu chuẩn của việc chu cấp này đến từ con dân Đức Chúa Trời. “Khơng nhận lãnh vật chi nơi người ngoại hết” có nghĩa các người làm công tác lưu hành không nhờ vả nơi người chưa được cứu. Áp-ra-ham có cùng chủ trương này (Sa 14:21-24), mặc dù ông không buộc những người đi theo ơng làm theo chủ trương của mình. Nhiều mục sư khi nhận của dâng hiến nói rõ rằng họ khơng u cầu bất cứ điều gì từ những người chưa tin trong hội chúng.

Khi con dân Đức Chúa Trời chu cấp đầy đủ cho tôi tớ Đức Chúa Trời, đó là lời chứng mạnh mẽ cho người chưa biết Chúa. Nhưng khi những người hầu việc Chúa trong Hội Thánh, và các tổ chức tôn giáo khác đi cổ động nơi những người chưa được cứu và những doanh nghiệp, điều đó làm cho đạo Chúa thành rẻ tiền và đổi chác. Điều này khơng có nghĩa tơi tớ của Đức Chúa Trời phải từ chối món q tình nguyện từ người chưa tin đạo, miễn là người đó hiểu rằng món q sẽ khơng mua được sự cứu rỗi. Vì vậy, chúng ta phải hết sức thận trọng. Vua Sơ-đơm tình nguyện dâng của lễ, nhưng Áp-ra-ham từ chối không nhận! (Sa 14:17-24)

Động cơ thứ ba trong sự hầu việc Chúa là sự vâng lời Đức Chúa Trời. “Chúng ta cũng nên tiếp đãi những người thể ấy” (IIIGi 1:8a). Công việc tiếp khách và chu cấp tiền bạc khơng những là cơ hội, nhưng cịn là bổn phận. Ga 6:6-10 cho biết rõ những người nhận lãnh ơn phước thuộc linh từ người dạy lời Đức Chúa Trời có bổn phận phải chia các của mình có cho người dạy đạo ấy ICo 9:7-11 giải thích rõ hơn nguyên tắc này. Như một chấp sự bày tỏ với tôi trong Hội Thánh tôi làm mục sư đầu tiên, “Bạn trả tiền ăn nơi bạn nhận thức ăn của bạn”. Con cái Chúa trong Hội Thánh gởi phần mười và các của dâng cho khắp thế giới và bỏ mặc không chu cấp cho công việc Chúa của Hội Thánh của họ là điều Thánh Kinh không dạy.

Giăng đưa ra động cơ thứ tư trong IIIGi 1:8: “Hầu cho chúng ta với họ đồng làm việc cho chân lý.” Gai-út không những nhận lãnh chân lý và bước đi trong chân lý, nhưng ơng cịn là “người đồng công” giúp đỡ phát triển chân lý. Chúng ta không biết ông có những ơn phước thuộc linh nào hoặc ơng hầu việc trong Hội Thánh như thế nào, nhưng chúng ta biết rằng Gai- út giúp mở mang và binh vực cho chân lý bằng cách giúp đỡ những người dạy dỗ và rao giảng cho chân lý.

Trong chức vụ lưu hành của tơi, tơi đã lưu lại nhiều gia đình và được nâng đỡ trong chức vụ. Những người chủ nhà có thể khơng phải là người có ơn đặc biệt, nhưng cơng việc tiếp đãi của họ giúp tơi có thể thi hành các ân tứ Chúa ban cho tôi trong Hội Thánh. Bất cứ phước hạnh nào trong chức vụ chắc chắn sẽ được kể vào những cơng khó của họ! (Phi 4:17).

Chống lại kẻ bội đạo và không tiếp đãi các giáo sư giả là một chuyện, nhưng mở cửa (hoặc mở hầu bao) để mở mang Nước Chúa là một chuyện hoàn toàn khác. Chúng ta cần làm cả hai. Chúng ta cần có nhiều người giống như Gai-út thạnh vượng về phần linh hồn, vâng theo lời Đức Chúa Trời và chia sẻ những gì mình có để phát triển chân lý. Nhưng than ơi, khơng phải mọi người đều giống như Gai-út! Chúng ta quay trở lại với hạng Cơ Đốc nhân hoàn toàn trái ngược.

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)