U THƯƠNG, TƠN KÍNH VÀ VÂNG LỜI (IGi 4:17 5:5)

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 76 - 77)

Chàng rể tương lai hồi hộp vô cùng khi anh và vị hôn thê đang thảo luận những dự định đám cưới với vị mục sư của họ.

“Tôi muốn được xem bản những lời thề hứa hôn nhân,” chàng thanh niên nói và vị mục sư trao cho anh xem. Anh ta đọc cẩn thận, trao lại cho vị mục sư, rồi nói, “Thế này thì khơng được đâu! Trong đó khơng có viết gì về việc cơ ấy phải vâng lời tôi cả!”

Vị hôn thê của anh mỉm cười, cầm tay anh, và nói, “Anh yêu, từ vâng lời không cần phải được viết ra trong một cuốn sách đâu. Nó đã được viết bằng tình u trong tim em rồi.”

Đây là lẽ thật được xem xét trong phần này của 1 Giăng. Cho đến thời điểm này, chúng ta đã nhấn mạnh việc Cơ Đốc nhân yêu thương lẫn nhau nhưng bây giờ chúng ta chuyển sang một đề tài sâu sắc hơn – và quan trọng hơn: tình u thương của một tín đồ đối với Đức Chúa Cha. Chúng ta không thể yêu kẻ lân cận mình hoặc anh em mình trừ khi chúng ta yêu mến Cha thiên thượng của mình. Chúng ta phải trước hết yêu mến Đức Chúa Trời với cả tấm lòng mình rồi chúng ta mới có thể u thương người lân cận như u chính mình được.

Từ trọng tâm trong phần này là trọn vẹn. Đức Chúa Trời muốn làm cho tình yêu thương Ngài đối với chúng ta và tình yêu thương của chúng ta đối với Ngài nên trọn vẹn trong chúng ta. Từ trọn vẹn mang ý tưởng của sự trưởng thành và tính chất hồn tồn, đầy đủ. Một tín đồ khơng chỉ phải lớn lên trong ân điển và sự thông biết (IIPhi 3:18), mà người ấy cũng phải lớn lên trong tình yêu thương của mình đối với Đức Chúa Cha. Người ấy làm điều này để đáp lại tình yêu thương của Cha đối với mình.

Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta nhiều đến chừng nào? Đủ để sai Con Ngài chết thay cho chúng ta (Gi 3:16). Ngài yêu thương con cái Ngài giống như cách Ngài đã yêu Đấng Christ (17:23). Và Chúa Giê-xu phán với chúng ta rằng Đức Chúa Cha muốn tình yêu thương mà Ngài dùng yêu thương Con Ngài được ở trong con cái Ngài (c.26).

Nói cách khác, đời sống Cơ Đốc nhân phải là một sự từng trải hàng ngày về sự lớn lên trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Nó bao gồm việc một Cơ Đốc nhân phải tiến tới chỗ nhận biết Cha thiên thượng của mình cách càng sâu hơn khi người ấy lớn lên trong tình yêu thương.

Thật dễ mà chúng ta xé đời sống Cơ Đốc ra thành những mảnh nhỏ và bận tâm đến những mảnh vụn riêng rẽ thay vì chiêm ngưỡng bức ảnh cách tồn diện. Một nhóm có thể nhấn mạnh “sự thánh khiết” và giục giã các thành viên của mình phải đắc thắng tội lỗi. Một nhóm khác có thể nhấn mạnh việc làm chứng, hay “sự tách biệt khỏi thế gian.” Nhưng mỗi sự nhấn mạnh này thực ra đều là một sản phẩm phụ của một điều gì khác: tình u thương của một tín đồ đối với Cha gia tăng lên. Tình yêu thương Cơ Đốc trưởng thành là nhu cầu phổ thơng vĩ đại giữa vịng dân sự Đức Chúa Trời.

Làm thế nào một tín đồ biết được rằng tình u thương của người ấy đối với Đức Chúa Cha đang được nên trọn vẹn? Đoạn này của 1 Giăng nêu lên bốn chứng cớ.

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)