Sự chân thật (IGi 4:20-21)

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 79 - 80)

Đây là lần thứ bảy chúng ta đọc thấy câu này: “Ví có ai nói rằng . . . !” Chúng ta đã gặp câu quan trọng này nhiều lần, và mỗi lần chúng ta đều biết điều đang xảy đến: một lời cảnh cáo chống lại sự giả bộ.

Sự sợ hãi và giả bộ thường đi chung với nhau. Trên thực tế, chúng được sinh ra một lượt khi người nam và người nữ đầu tiên phạm tội. Ngay khi A-đam và Ê-va ý thức tội lỗi của mình họ liền tìm cách trốn khỏi Đức Chúa Trời và che giấu sự lỗ lồ của mình đi. Nhưng cả sự che đậy lẫn lời bào chữa của họ không thể che khuất họ khỏi ánh mắt nhìn thấy tất cả của Đức Chúa Trời. A-đam cuối cùng đã thú thật, “Tơi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ” (Sa 3:10).

Nhưng khi lòng chúng ta tin quyết đối với Đức Chúa Trời, chúng ta không cần phải giả bộ, hoặc với Đức Chúa Trời hay với con người. Một Cơ Đốc nhân thiếu sự tin chắc với Đức Chúa Trời cũng sẽ thiếu sự tin chắc với dân sự của Đức Chúa Trời. Một phần của sự đau khổ dày vị (hình phạt) mà sự sợ hãi sản sinh ra là nỗi lo lắng thường xuyên, “Những người khác thật sự biết về tơi đến mức nào?” Nhưng khi chúng ta có sự tin quyết với Đức Chúa Trời, sự sợ hãi này tan biến đi và chúng ta có thể đối diện Đức Chúa Trời lẫn con người mà không hề lo lắng.

“Trong Hội Thánh của mục sư có bao nhiêu tín hữu?” một người khách hỏi vị mục sư. “Khoảng gần một ngàn,” vị mục sư đáp.

“Chắc hẳn đó là một số đơng người mà ơng phải cố làm hài lòng đấy!” người khách kêu lên.

“Này anh bạn, tôi muốn xác quyết với anh là tôi chưa bao giờ cố gắng làm hài lịng mọi tín đồ của mình cả, hay thậm chí một số người trong họ cũng vậy,” vị mục sư mỉm cười nói. “Tơi chỉ nhằm làm hài lịng một người thơi – đó là Cứu Chúa Giê-xu. Nếu tơi đúng với Ngài, thì mọi sự giữa tơi với tín hữu mình sẽ tốt đẹp cả.”

Một Cơ Đốc nhân cịn non trẻ khơng đang lớn lên trong tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời có thể nghĩ là mình phải gây cho người khác ấn tượng rằng mình “thuộc linh”. Sự sai lầm này biến người ấy thành một kẻ nói dối! Người ấy đang tun xưng một điều mà mình khơng đang thực sự thực hành người ấy đang đóng một vai diễn thay vì đang sống thực.

Có lẽ thí dụ tốt nhất của tội lỗi này được nhìn thấy trong kinh nghiệm của A-na-nia và Sa- phi-ra (Cong 5:1-11). Họ bán một mảnh đất và đem một phần tiền đến dâng cho Chúa, nhưng

họ tạo ấn tượng là họ đang dâng trọn số tiền. Tội của hai người này không phải là trong việc lấy bớt tiền của Đức Chúa Trời, vì Phi-e-rơ vạch rõ rằng số tiền dâng là tùy nơi họ (c.4). Tội của họ là sự giả hình. Họ đang cố gắng làm cho người ta nghĩ rằng họ rộng rãi hơn và thuộc linh hơn con người thật của họ.

Giả bộ là một trong những hoạt động ưa thích nhất của trẻ con, nhưng chắc chắn nó khơng phải là một dấu hiệu của sự trưởng thành nơi người lớn. Những người trưởng thành phải biết chính mình và phải là chính mình, làm trọn những mục đích mà Đấng Christ đã vì đó cứu họ. Đời sống họ phải được bày tỏ bằng sự chân thật.

Sự chân thật thuộc linh đem đến sự bình an và năng quyền cho người thực hành nó. Người ấy khơng cần phải ghi nhớ những lời giả dối mình đã nói, và người ấy khơng đang dùng sức mình để che đậy. Vì người ấy sống chân thật minh bạch với Đức Chúa Cha, người ấy có thể sống chân thật với những người khác. Tình yêu thương và lẽ thật đi chung nhau. Vì người ấy biết Đức Chúa Trời yêu mình và chấp nhận mình (ngay cả với mọi lỗi lầm của người ấy), người ấy không đang cố gắng tạo ấn tượng nơi người khác. Người ấy yêu mến Đức Chúa Trời, và vì thế người ấy yêu thương anh em trong Chúa của mình.

Thứ hạng của Jerry tụt thấp hơn nhiều so với thành tích anh thường đạt được, và thêm vào đó, sức khoẻ anh lại đang suy yếu dần. Người bạn mới cùng phòng lo lắng cho anh và cuối cùng thuyết phục anh đến gặp giáo sư khải đạo của trường.

“Tôi không thể nào hiểu nổi,” Jerry thú thật. “Năm ngối tơi học vượt hẳn cả trường, cịn năm nay thì giống như đang vật lộn với việc học vậy.”

“Anh không gặp phiền hà gì với người bạn mới cùng phịng chứ?” giáo sư khải đạo hỏi. Jerry không trả lời ngay, và điều này đem đến cho vị khải đạo một manh mối.

“Jerry này, anh đang tập trung vào việc sống đời sống của một sinh viên tốt, hay vào việc cố gắng tạo ấn tượng nơi người bạn mới cùng phịng về khả năng của mình?”

“A, tơi chắc là vậy rồi,” Jerry trả lời với một tiếng thở phào nhẹ nhỏm. “Tôi đã làm cho mình mệt nhồi trong việc ráng sức bề ngồi và khơng cịn đủ năng lực để sống nữa.”

Sự tin quyết đối với Đức Chúa Trời và chân thật với người khác là hai dấu hiệu của sự trưởng thành nhất định phải lộ ra khi lòng yêu mến Đức Chúa Trời của chúng ta đang được làm nên trọn vẹn.

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)