Cơ Đốc nhân Không Cố Ý Phạm Tội (IGi 5:16-19)

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 90 - 93)

“Chúng ta biết rằng ai sinh bởi Đức Chúa Trời, thì hẳn chẳng phạm tội” (c.18). “Ai sinh bởi Đức Chúa Trời thì chẳng miệt mài trong tội” (3:9). Tội lỗi thỉnh thoảng vi phạm không được xem xét ở đây, mà là tội lỗi có tính cách thường xun, sự cố ý phạm tội. Vì một tín đồ có một bản tính mới (“hạt giống của Đức Chúa Trời,” IGi 3:9), người ấy có những ước muốn và những ham thích mới và khơng ưa thích tội lỗi nữa.

Một Cơ Đốc nhân đối diện ba kẻ thù, tất cả đều mong muốn dẫn người ấy vào tội lỗi: thế gian, xác thịt, và ma quỉ.

Thế gian “phục dưới quyền của ma quỉ” (5:19), tức Sa-tan – chúa đời này (IICo 4:3,4) và vua thế gian này (Gi 14:30). Hắn là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch (Eph 2:2).

Sa-tan có nhiều cơng cụ để dẫn một tín đồ vào tội lỗi. Hắn nói dối, như hắn đã làm với Ê- va (IICo 11:1-3 Sa 3:1-24), và khi con người tin những lời dối trá của hắn họ quay đi và bất tuân lẽ thật của Đức Chúa Trời. Hoặc, Sa-tan có thể gây ra sự đau đớn trên thân thể như hắn đã làm cho Gióp và Phao-lơ (IICo 12:7-9). Trong trường hợp của Đa-vít, Sa-tan dùng sự kiêu ngạo như vũ khí của người và xúi giục Đa-vít tu bộ dân sự và bằng cách này đã coi thường Đức Chúa Trời (ISu 21:1-30), Sa-tan giống như một con rắn lừa dối (Kh 12:9) và như một con sư tử hay cắn xé (IPhi 5:8,9). Hắn là một kẻ thù đáng khiếp sợ.

Tiếp đến là vấn đề của xác thịt, tức bản tính cũ mà chúng ta được sinh ra và hiện vẫn còn trong chúng ta. Đúng vậy, chúng ta có một bản tính mới (hạt giống thiên thượng, IGi 3:9) bên trong chúng ta, nhưng chúng ta không luôn ln đầu phục bản tính mới của mình.

Kẻ thù thứ ba của chúng ta là thế gian (IGi 2:15,17). Chúng ta dễ mà đầu hàng những điều mê tham của xác thịt, những điều mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời! Bầu khơng khí quanh chúng ta khiến chúng ta khó mà giữ tâm trí mình thanh sạch và tấm lịng chúng ta đúng với Đức Chúa Trời.

Vậy thì làm thế nào một tín đồ giữ mình khỏi phạm tội?

Câu 18 của chương 5 đem đến lời giải đáp: Chúa Giê-xu Christ giữ gìn người tín đồ để kẻ thù khơng thể tra tay trên người ấy. “Đấng (Đấng Christ) sinh bởi Đức Chúa Trời giữ gìn người ấy (người tín đồ) và ma quỉ chẳng lạm hại người được” (bản dịch New American Standard). Bản văn Authorized tạo ấn tượng là một tín đồ tự giữ lấy mình khỏi tội lỗi, nhưng đây khơng phải là điều câu này nói. Dĩ nhiên, đúng là một Cơ Đốc nhân phải tự giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời (Giu 1:21) nhưng không đúng ở chỗ một Cơ Đốc nhân phải nhờ vào chính mình để thắng hơn Sa-tan

Từng trải của Phi-e-rơ với Sa-tan giúp chúng ta hiểu được lẽ thật này.

“Hỡi Si-môn, Si-mơn,” Chúa Giê-xu phán, “Nầy, quỉ Sa-tan đã địi sàng sảy ngươi như lúa mì. Nhưng ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy, đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình” (Lu 22:31,32).

Trước hết là, Sa-tan khơng thể làm hại bất cứ người tín đồ nào nếu Đức Chúa Trời khơng cho phép. Sa-tan muốn sàng sảy tất cả các môn đệ, và Chúa Giê-xu đã cho phép hắn. Nhưng Chúa Giê-xu đã cầu nguyện đặc biệt cho Phi-e-rơ, và lời cầu nguyện của Ngài đã được nhậm. Mặc dù Phi-e-rơ đã thiếu lòng can đảm, nhưng cuối cùng đức tin của ông đã không thiếu thốn. Phi-e-rơ đã được phục hồi và trở nên một người chinh phục linh hồn đầy quyền năng và kết quả.

Bất cứ khi nào Sa-tan tấn công chúng ta, chúng ta có thể chắc chắn rằng Đức Chúa Trời cho phép hắn. Và nếu Đức Chúa Trời đã cho phép hắn thì Ngài cũng sẽ ban cho chúng ta năng quyền để thắng hơn, vì Đức Chúa Trời sẽ khơng bao giờ cho phép chúng ta bị thử nghiệm vượt q sức mình (ICo 10:13).

Một trong những đặc tính của “những người trẻ tuổi thuộc linh” là khả năng thắng hơn ma quỉ của họ (IGi 2:13,14). Bí quyết của họ là gì? “Lời Đức Chúa Trời ở trong anh em” (2:14). Một phần của khí giới của Đức Chúa Trời là gươm của Thánh Linh (Eph 6:17), và gươm này thắng hơn Sa-tan.

Khi một tín đồ phạm tội, người ấy có thể xưng tội mình và được tha thứ (IGi 1:9). Nhưng một tín đồ khơng dám đùa giỡn với tội lỗi, vì tội lỗi là sự trái luật pháp (3:4, nơi “sự vi phạm Luật pháp” có nghĩa là “vơ luật pháp”). Một người tiếp tục phạm tội cho thấy là người ấy thuôc về Sa-tan (3:7-10). Hơn nữa, Đức Chúa Trời cảnh cáo chúng ta rằng tội lỗi có thể dẫn đến sự chết thuộc thể!

“Mọi sự khơng cơng bình đều là tội,” nhưng có tội thì tồi tệ hơn tội khác. Mọi tội lỗi đều gớm ghiếc đối với Đức Chúa Trời, và cần phải gớm ghiếc đối với một tín đồ nhưng có tội đến nỗi chết. Giăng cho chúng ta biết (5:16,17) về trường hợp của một người anh em (một tín hữu) bị cất lấy sự sống vì cớ tội lỗi.

Thánh Kinh đề cập đến những người đã chết vì tội lỗi mình. Na-đáp và A-bi-hu, hai con trai của thầy tế lễ A-rơn, đã chết vì họ cố tình khơng vâng lời Đức Chúa Trời (Le 10:1-7). Cô- rê và bộ tộc người chống nghịch lại Đức Chúa Trời và đã chết (Dan 16:1-50). A-can bị ném đá vì người bất tuân những mệnh lệnh của Giô-suê do Đức Chúa Trời truyền phán tại Giê-ri- cô (Gios 6:1-7:26). Một người tên là U-xa chạm vào hòm giao ước và Đức Chúa Trời đã giết chết người (IISa 6:1-23).

“Nhưng đó là những tấm gương trong Cựu Ước thơi!” một số người có thể tranh cãi. “Giăng đang viết cho các tín hữu sống dưới ân điển trong thời Tân Ước kia mà!

Ai được ban cho nhiều, thì sẽ bị địi lại nhiều. Một tín đồ ngày nay có một trách nhiệm phải vâng lời Đức Chúa Trời lớn lao hơn nhiều so với các thánh thời Cựu Ước. Chúng ta có một quyển Thánh Kinh trọn vẹn, chúng ta có sự mạc khải đầy đủ về ân điển của Đức Chúa Trời, và chúng ta có Đức Thánh Linh đang sống trong chúng ta để giúp chúng ta vâng lời Đức Chúa Trời. Nhưng có những trường hợp trong Tân Ước về những tín đồ bị mất sự sống mình vì họ đã bất tuân Đức Chúa Trời.

A-na-nia và Sa-phi-ra đã nói dối với Đức Chúa Trời về việc dâng hiến của mình, và cả hai đã chết (Cong 5:1-11). Một số tín hữu tại Cơ-rinh-tơ đã chết vì cách xử sự của họ tại lễ Tiệc Thánh (ICo 11:30). VàICo 5:1-5 đề xuất rằng một người phạm tội nào đó rất có thể sẽ phải chết nếu người ấy khơng chịu ăn năn và xưng nhận tội lỗi mình (IICo 2:6-8).

Nếu một tín hữu khơng đốn xét, xưng ra, và lìa bỏ tội, Đức Chúa Trời phải sửa phạt người ấy. Q trình này được mơ tả trong He 12:1-13, gợi ý là một người không vâng phục Đức Chúa Cha sẽ khơng được sống (c.9). Nói cách khác, trước tiên Đức Chúa Trời “sửa phạt” con cái phản nghịch của Ngài, và nếu họ không chịu thuận phục ý muốn của Ngài, Ngài có thể cất họ khỏi thế gian kẻo sự không vâng lời của họ dẫn những kẻ khác đi sai lạc và khiến danh Ngài càng bị sỉ nhục hơn.

“Tội đến nỗi chết” không phải là một tội cụ thể riêng biệt nào đó. Đúng hơn, nó là một loại tội – nó là thứ tội lỗi dẫn đến sự chết. Với Na-đáp và A-bi-hu, đó là hành động kiêu căng ngạo mạn trong việc giành lấy chức vụ của thầy tế lễ và vào trong nơi chí thánh. Trong trường hợp của A-can đó là tội tham lam. A-na-nia và Sa-phi-ra phạm tội giả hình và thậm chí dối gạt Đức Thánh Linh.

Nếu một Cơ Đốc nhân nhìn thấy một anh em đang phạm tội, người ấy cần phải cầu nguyện cho anh em đó (IGi 5:16), cầu xin cho người ấy xưng ra tội lỗi mình và trở lại trong mối thơng cơng với Đức Chúa Cha. Nhưng nếu trong sự cầu nguyện của mình, người ấy khơng cảm thấy là mình đang cầu xin trong ý muốn Đức Chúa Trời (như được dạy trong c.14,15), thì người ấy khơng nên cầu nguyện cho người anh em đó. “Cho nên ngươi chớ vì dân này mà cầu thay đừng vì nó mà cất tiếng khấn vái cầu nguyện, cũng đừng cầu thay cùng ta, vì ta sẽ chẳng nghe ngươi” (Gie 7:16).

Gia 5:14-20 phần nào giống với IGi 5:16,17. Gia-cơ mô tả một tín đồ bị đau ốm, có thể vì cớ tội lỗi của mình. Người ấy mời các trưởng lão đến và cầu nguyện cho người. Sự cầu nguyện bởi đức tin chữa lành cho người ấy và nếu người đã phạm tội thì tội lỗi người được tha. “Sự cầu nguyện bởi đức tin” là sự cầu nguyện trong ý muốn của Đức Chúa Trời, như được mô tả trong IGi 5:14,15. Đó là “cầu nguyện trong Thánh Linh” (Giu 1:20).

Cơ Đốc nhân khơng cố ý phạm tội. Họ có bản tính thiên thượng bên trong Chúa Giê-xu Christ canh giữ họ, và họ không muốn sự sửa phạt của Đức Chúa Trời.

Một phần của tài liệu i_ii_iii_giang_-_warren_w._wiersbe (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)