Dường như nhiều Hội Thánh có các thành viên địi “đứng đầu” và làm theo cách riêng của họ. Tơi phải thừa nhận rằng thỉnh thoảng chính mục sư cho rằng mình có quyền độc tài và qn rằng chữ chức vụ có nghĩa là “đầy tớ”. Nhưng đơi lúc chính chức viên trong Hội Thánh có lẽ là người lâu năm nghĩ rằng mình có “quyền cao chức trọng”.
Các môn đệ của Chúa thường tranh luận ai trong họ là người lớn hơn hết trong Nước thiên đàng (Mat 18:1). Chúa Giê-xu phải nhắc nhở họ rằng kiểu hầu việc họ phải có khơng phải giống như giới chức chính quyền La Mã “ra oai” với mọi người, nhưng giống chính Đấng Cứu Thế đến như một tơi tớ khiêm nhường (Phi 2:1). Trong suốt hơn ba mươi năm chức vụ, tôi thấy gương mẫu về chức vụ hầu việc đã thay đổi, và Hội Thánh đang khổ sở vì điều đó. Rõ ràng “sứ giả thành cơng” ngày nay giống như một nhà tài phiệt ở đại lộ Madison hơn là một tôi tớ dễ bảo. Trong tay ông ta cầm điện thoại di động thay vì chiếc khăn lịng ơng ta đầy sự ham muốn vị kỷ, chớ khơng phải tình u thương dành cho tội nhân hư mất và vì chiên của Đức Chúa Trời.
Đi-ơ-trép bị thúc đẩy bởi lịng kiêu ngạo. Thay vì dành vị trí trên hết cho Đức Chúa Giê- xu Christ (Co 1:18), ơng dành cho chính mình. Ơng nắm quyền quyết định cuối cùng mọi việc trong Hội Thánh, và mọi quyết định của ông chỉ bởi một điều: “Việc này sẽ làm gì cho Đi-ơ- trép?”. Ơng ta khơng giống Giăng Báp-tít người đã tuyên bố, “Ngài (Đức Chúa Giê-xu Christ) phải được cất lên còn ta phải hạ xuống” (Gi 3:30). Động từ trong Hy văn cho thấy rằng Đi-ô- trép thường xun có thái độ muốn đề cao mình.
Bất cứ khi nào Hội Thánh có một kẻ chun quyền trong vịng con dân Chúa thì có nhiều rắc rối xảy ra, vì người trưởng thành thuộc linh sẽ khơng khoan nhượng kiểu lãnh đạo như vậy. Đức Thánh Linh buồn lòng khi các chi thể trong thân không được phép thực hành các ơn của họ vì một thành viên có cách làm riêng của mình. Trước Tồ Phán Xét của Đức Chúa Giê-xu Christ, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều tấm lòng bị tan vỡ và nhiều Hội Thánh bị hại vì “chức vụ” kiêu căng của nhiều người giống như Đi-ô-trép. Hãy xem con người này đang làm những gì.
Người khơng tiếp đón Giăng (IIIGi 1:9). Chắc chắn chúng ta có thể nghĩ rằng người đứng đầu Hội Thánh khơng có liên hệ gì với một trong những sứ đồ của Chúa! (có lẽ Đi-ơ-trép là một trưởng lão). Dầu Đi-ơ-trép có thể học được bao nhiêu nơi sứ đồ Giăng! Nhưng Đức Chúa Giê-xu Christ không làm chủ trong đời sống ơng ta, vì vậy Đi-ơ-trép chỉ có thể đối đãi với vị sứ đồ cao tuổi theo cách ấy.
Tại sao Đi-ơ-trép từ chối Giăng? Ngun do có thể là Giăng phản đối ơng ta vì cậy quyền cậy thế trong Hội Thánh, Giăng là mối đe doạ cho ơng ta, vì Giăng có thẩm quyền của một sứ đồ. Giăng biết sự thật về Đi-ô-trép và sẵn sàng cho mọi người biết. Sa-tan đã hành động trong Hội Thánh vì Đi-ơ-trép đang làm việc trên nền tảng của sự kiêu căng và tìm sự vinh hiển cho riêng mình, đó là hai cơng cụ chính của ma quỉ. Nếu Giăng xuất hiện, Sa-tan sẽ thua cuộc.
Người nói dối về Giăng (IIIGi 1:10). Nhóm từ “lấy lời luận độc ác mà nghịch cùng chúng ta” có nghĩa là “đem lại những lời buộc tội sai lệch và vơ lý chống chúng ta”. Những điều Đi- ơ-trép nói về Giăng hồn tồn vơ căn cứ, nhưng có nhiều người thích nghe lời nói như vậy lại cịn tin nữa! Hình như Đi-ơ-trép đã nói những lời cáo buộc chống đối Giăng tại một trong những buổi nhóm thờ phượng của Hội Thánh lúc Giăng khơng có mặt để tự binh vực mình. Nhưng Giăng báo rằng có ngày ơng sẽ đến vạch trần việc làm chun quyền của Đi-ô-trép.
Con cái Chúa nên cẩn thận đừng tin hết mọi điều đọc hay nghe về tôi tớ của Đức Chúa Trời nhất là những tơi tớ có chức vụ rộng lớn và nổi tiếng. Tôi đã thôi không đọc những ấn
phẩm vì tất cả những gì in trong ấn phẩm ấy đều là những cáo giác vô căn cứ những tôi tớ Chúa đang được Ngài chúc phước cách đặc biệt. Một ngày nọ tơi đã nói đến một ấn phẩm với một bạn của tơi, ơng ta nói, “Vâng, tơi biết rõ về người chủ bút. Ông ta giống như chiếc bàn thấm: Ông ta nhận mọi chuyện vào và nói ngược lại!” Chúng ta nên sàng lọc những lời tường thuật này qua lăng kính Phi 4:8.
Người Chối Bỏ Những Người Cộng Sự Của Giăng (IIIGi 1:10). Thậm chí Đi-ơ-trép khơng tiếp nhận các anh em khác vì họ có mối tương giao với Giăng! Đó là “tội có quan hệ với”. Thực hành kiểu “chia rẽ” này với bất cứ cách nào đều khơng thể được, vì chẳng có ai lúc nào cũng biết rằng mình cần phải biết về những gì anh em của mình đang làm! Nếu tơi từ chối không thông công với bạn vì bạn có mối giao hảo với người nào đó tơi khơng chấp nhận, làm cách nào tôi biết được phạm vi giao tế của bạn? Làm thế nào tơi có thể theo dõi những gì bạn làm? Một người cần một máy vi tính và một tốn nhân viên làm việc trọn thời gian nếu anh ta hi vọng có thể giữ được mình trong sạch trong các mối quan hệ!
Thánh Kinh dạy rõ chúng ta không nên giao hảo với kẻ bội đạo (chúng ta đã nghiên cứu vấn đề này trong 2 Phi-e-rơ), và chúng ta phải tránh mang ách chung với kẻ chẳng tin (IICo 6:14). Chúng ta cũng nên tránh những người có quan điểm nghịch lại với Thánh Kinh (Ro 16:17-19). Điều này khơng có nghĩa chúng ta chỉ cộng tác với những tín hữu hiểu Kinh Thánh cách đúng đắn giống như chúng ta, vì ngay cả những tín hữu tốt và u mến Chúa cũng bất đồng một số vấn đề như là giáo quyền hay lời tiên tri. Mọi Cơ Đốc nhân thật đều có thể đồng ý về các giáo lý căn bản của đức tin và tự do không đồng ý về những vấn đề khác trong tình yêu thương.
Tuy nhiên, đối với tơi, vì một nhóm bạn của một anh em mà chúng ta phá vỡ mối quan hệ với người ấy là không hợp lẽ với lời dạy của Kinh Thánh. Đi-ô-trép từ chối Giăng, và từ chối luôn những người cùng làm việc với Giăng! Nhưng ơng ta cịn đi xa hơn nữa.
Ơng ta kỷ luật những người khơng đồng ý với mình (IIIGi 1:10). Con cái Chúa nào tiếp rước những người cùng làm việc với Giăng đều bị đuổi ra khỏi Hội Thánh! Một lần nữa, đó là tội có quan hệ với. Dầu Đi-ơ-trép khơng có quyền cũng khơng lời Kinh Thánh nào dạy ông ta đuổi những người ấy ra khỏi Hội Thánh, nhưng ơng ta đã làm điều đó. Ngay cả “những người chuyên quyền trong tôn giáo” cũng cẩn thận vì sợ rằng những người chống đối họ trở nên quá mạnh!
Thánh Kinh Tân Ước dạy cho Hội Thánh biết về kỷ cương, và con cái Chúa phải vâng theo những lời chỉ dạy này. Nhưng kỷ cương Hội Thánh khơng phải là vũ khí cho người độc đốn dùng để bảo vệ mình. Đó là cơng cụ Hội Thánh dùng thúc giục con cái Chúa giữ mình thánh sạch và làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Đó khơng phải là mục sư “đặt ra gánh nặng khắp nơi” hay ban chấp hành Hội Thánh hành động giống như trạm cảnh sát. Nhưng đó là Chúa dùng Hội Thánh địa phương để thực thi thẩm quyền thiêng liêng hầu giải cứu và sửa trị con cái Đức Chúa Trời làm điều sai phạm.
“Những kẻ chuyên quyền” trong Hội Thánh là những người nguy hiểm nhưng may thay chúng ta rất dễ phát hiện ra họ. Họ thích nói về chính mình và những gì “đã làm cho Chúa”. Họ cũng có thói quen phê phán và lên án những người bất đồng với họ. Họ là những người chuyên chụp mũ người khác và liệt họ vào những hạng người theo ý muốn của họ. Mối thông công của họ dựa trên những lời chỉ trích cá nhân chớ khơng dựa trên giáo lý cần thiết cho đức tin. Bi kịch đó là “những kẻ chuyên quyền” này thật sự tin rằng họ đang hầu việc Đức Chúa Trời và ngợi khen Đức Chúa Giê-xu Christ.
Chính kinh nghiệm của tơi cho thấy hầu hết cảnh đau buồn và sự phân hoá trong Hội Thánh đầu tiên, và giữa các Hội Thánh, là kết quả của những lời chỉ trích cá nhân hơn điều nào khác. Giá như chúng ta trở về với nguyên tắc ghi lại trong Tân Ước khiến cuộc đời và chức vụ của Đức Chúa Giê-xu Christ trở thành thước đo cho mối thông công của chúng ta hơn là những liên tưởng và sự lý giải của những giáo lý không cần thiết. Nhưng những người như Đi-ơ-trép ln ln có nhiều người nhiệt thành đi theo vì nhiều tín hữu khờ dại và khơng được dạy dỗ thích chạy theo những người như vậy.