Hai từ hoàn toàn mới xuất hiện trong từ vựng của Giăng ở đây: sự sợ hãi và hình phạt). Và điều này được viết cho tín đồ! Có thể nào Cơ Đốc nhân có thể thực sự sống trong sợ hãi và hình phạt chăng? Thật khơng may là ‘có’, nhiều người xưng là tín đồ từng trãi cả sự sợ hãi lẫn hình phạt ngày này sang ngày khác. Và lý do là họ khơng đang lớn lên trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Từ sự dạn dĩ có thể có nghĩa là “sự tin quyết” hay “sự tự do phát biểu.” Nó khơng có nghĩa là sự trân tráo hay xấc láo. Một tín đồ kinh nghiệm tình u thương trọn vẹn tăng trưởng trong lịng tin quyết đối với Đức Chúa Trời. Người ấy có một sự kính sợ Đức Chúa Trời, chứ khơng phải là một sự sợ hãi dằn vặt, dày vò. Người ấy là một người con tơn kính Cha mình, chứ không phải một tù nhân khúm núm trước một quan tồ.
Chúng ta đã du nhập từ Hy Lạp ‘phobia’ có nghĩa là ‘nỗi sợ hãi’ vào từ vựng Anh ngữ: Tất cả những loại sợ hãi được liệt kê trong những quyển sách tâm lý học, chẳng hạn như acrophobia – “sợ độ cao,” và hydrophobia – “sợ nước.” Giăng đang viết về krisisphobia – “sợ sự phán xét.” Giăng đã đề cập lẽ thật trang trọng này trong Gi 2:28, và giờ đây ơng đề cập nó lần nữa.
Nếu người ta sợ, đó là vì một điều gì đó trong q khứ ám ảnh họ, hoặc một điều gì đó trong hiện tại làm họ bối rối, hoặc một điều gì đó trong tương lai mà họ cảm thấy đe doạ họ. Hay đó có thể là một sự tổng hợp của cả ba điều này. Một người tin nơi Chúa Giê-xu Christ không cần phải sợ hãi quá khứ, hiện tại, hay tương lai, vì người ấy đã kinh nghiệm sự yêu thương của Đức Chúa Trời và tình yêu thương này đang được làm nên trọn vẹn trong người ấy liên tục mỗi ngày.
“Như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét” (He 9:27). Nhưng một Cơ Đốc nhân không sợ sự phán xét trong tương lai, vì Đấng Christ đã chịu sự đốn phạt thay người ấy trên thập tự giá. “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, ai nghe Lời Ta, và tin Đấng đã sai Ta, thì có sự sống đời đời, và khơng đến sự phán xét, nhưng vượt khỏi sự chết mà đến sự sống” (Gi 5:24). “Vậy nên hiện nay chẳng cịn có sự đốn phạt nào cho những kẻ ở trong Chúa Giê-xu Christ” (Ro 8:1). Đối với một Cơ Đốc nhân, sự đốn phạt khơng phải trong tương lai nó thuộc về quá khứ. Tội lỗi người ấy đã bị đoán phạt rồi tại thập tự giá, và chúng sẽ chẳng bao giờ bị đem ra để chống lại người nữa.
Bí quyết của sự dạn dĩ chúng ta là, “Như Chúa thể nào, thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian này” (IGi 4:17). Chúng ta biết rằng “Chúng ta sẽ nên giống như Ngài” khi Ngài trở lại (3:1,2), nhưng câu nói ấy chủ yếu ám chỉ thân thể vinh hiển người tín đồ sẽ nhận được (Phi 3:20,21). Về địa vị, chúng ta ngay hiện giờ “giống như Ngài.” Chúng ta được gắn bó thật chặt chẽ với Đấng Christ, như các phần trong thân thể Ngài, đến nỗi địa vị của chúng ta trong thế gian này giống như địa vị được tôn cao của Ngài trên thiên đàng.
Điều này có nghĩa là Đức Chúa Cha đối xử với chúng ta như Ngài đối xử với Con yêu dấu của chính Ngài. Vậy thì, làm thế nào chúng ta lại có thể sợ hãi được?
Chúng ta khơng cần phải sợ hãi tương lai, vì tội lỗi chúng ta đã bị đoán phạt trong Đấng Christ khi Ngài chết trên thập tự giá. Đức Chúa Cha khơng thể đốn phạt tội lỗi chúng ta một lần nữa mà khơng đốn phạt Con Ngài, vì “như Chúa thể nào, thì chúng ta cũng giống như Ngài trên thế gian này.”
Chúng ta khơng cần phải sợ hãi q khứ, vì “Ngài đã yêu chúng ta trước.” Ngay từ buổi đầu, mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời là một mối quan hệ của tình u thương. Khơng phải là chúng ta đã yêu Ngài, mà là Ngài đã yêu chúng ta (IGi 4:10). “Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hoà thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hồ thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào” (Ro 5:10). Nếu Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta khi chúng ta cịn ở ngồi gia đình, bất tuân Ngài, thì giờ đây chúng ta là con cái Ngài, Ngài còn yêu thương chúng ta nhiều hơn biết dường nào!
Chúng ta khơng cần phải sợ hiện tại vì “tình u thương trọn vẹn cất bỏ sự sợ hãi” (IGi 4:18). Khi chúng ta lớn lên trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời, chúng ta khơng cịn sợ hãi điều Ngài sẽ làm.
Dĩ nhiên có một sự “kính sợ Đức Chúa Trời” đúng đắn, nhưng đó khơng phải là loại sợ hãi sinh ra hình phạt. “Vì anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tơi mọi đặng cịn ở trong sự sợ hãi, nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con ni, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: ‘A ba! Cha!’”(Ro 8:15). “Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương u và giè giữ” (IITi 1:7).
Sợ hãi thực ra là sự bắt đầu của hình phạt. Chúng ta tự dằn vặt mình khi đang chờ đợi điều sắp xảy ra. Nhiều người vô cùng đau khổ khi họ chờ đợi đi gặp nha sĩ khám răng. Hãy nghĩ đến một người chưa được cứu phải chịu đau khổ biết bao khi người ấy chờ đợi ngày phán xét. Nhưng vì cớ một Cơ Đốc nhân có sự dạn dĩ trong ngày phán xét, người ấy có thể có sự vững tâm khi đối diện cuộc sống hơm nay, vì khơng có tình trạng nào của cuộc sống hơm nay bắt đầu sánh được với sự nghiêm minh kinh khiếp của ngày phán xét cả.
Đức Chúa Trời muốn con cái Ngài sống trong một bầu khơng khí u thương và tin quyết, chứ khơng phải trong sự sợ hãi và đau khổ dày vị. Chúng ta khơng cần phải sợ sự sống hay sự chết, vì chúng ta đang được nên trọn vẹn trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời. “Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm hay là gươm giáo chăng? Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng u thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tơi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Chúa Giê-xu Christ, là Chúa chúng ta” (Ro 8:35,37-39).
Hãy tưởng tượng thử! Khơng điều gì trong cả vũ trụ này – hiện tại hay tương lai – có thể xen vào giữa chúng ta với tình yêu thương của Đức Chúa Trời cả!
Sự trọn vẹn của tình yêu thương Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta thường là một vấn đề gồm nhiều giai đoạn. Khi chúng ta còn trong sự hư mất, chúng ta sống trong sợ hãi và khơng biết gì về tình u thương của Đức Chúa Trời. Sau khi tin nơi Đấng Christ, chúng ta thấy trong lịng mình vừa sợ hãi vừa u thương lẫn lộn khiến chúng ta thấy bối rối. Nhưng khi chúng ta lớn lên trong mối thông công với Đức Chúa Cha, dần dần sự sợ hãi tan biến đi và lịng chúng ta được cai quản bởi tình yêu thương của Ngài mà thơi. Một Cơ Đốc nhân cịn con trẻ bị hoang mang giữa sự sợ hãi và tình yêu thương nhưng một Cơ Đốc nhân trưởng thành yên nghỉ trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Một sự tin quyết ngày càng hơn trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời là một trong những chứng cớ đầu tiên rằng tình yêu thương của chúng ta đối với Đức Chúa Trời đang tăng trưởng. Nhưng sự tin quyết khơng bao giờ đứng một mình nó ln dẫn đến những kết quả khác về phương diện đạo đức.