Bộ Tài Chánh Mỹ có một nhóm người đặc biệt có bổn phận theo dõi những kẻ làm giả mạo. Đương nhiên, những người này cần biết một tờ giấy bạc giả khi họ nhìn thấy nó.
Họ học nhận diện những tờ bạc giả như thế nào?
Thật lạ là họ không được huấn luyện bằng cách dành nhiều giờ xem xét những tờ bạc giả. Đúng hơn, họ nghiên cứu bạc thật. Họ trở nên quá quen thuộc với những tờ bạc thật đến nổi họ có thể chỉ ra một tờ bạc giả bằng cách nhìn vào nó hay, thường thì chỉ bằng cách sờ thử nó.
Đây là phương cách trong IGi 3:1-24, báo trước cho chúng ta rằng trong thế giới ngày nay có những Cơ Đốc nhân giả – tức “con cái của ma quỉ” (c.10). Nhưng thay vì liệt kê những đặc tính xấu xa của con cái Sa-tan, Thánh Kinh mơ tả con cái Đức Chúa Trời thật rõ ràng cho chúng ta. Sự trái ngược giữa hai bên thật hiển nhiên.
Câu trọng tâm của chương này là câu 10: một con cái thật của Đức Chúa Trời làm theo sự cơng bình và u mến các Cơ Đốc nhân khác bất chấp những sự khác biệt nhau. Câu 1-10 đề cập tới đề tài đầu, và câu 11-24 liên hệ đề tài sau.
Làm theo sự cơng bình và u thương anh em mình, dĩ nhiên, không phải là những chủ đề mới mẻ. Hai đề tài quan trọng này được trình bày trong hai chương đầu của thư tín này, nhưng trong chương 3 phương pháp trình bày khác hẳn. Hai chương đầu nhấn mạnh vào mối thông công: một Cơ Đốc nhân ở trong mối thông công với Đức Chúa Trời sẽ làm theo sự cơng bình và sẽ yêu thương anh em. Nhưng chương 3-5 nhấn mạnh vào địa vị làm con.Vì một Cơ Đốc nhân được “sanh bởi Đức Chúa Trời,” người ấy sẽ làm theo sự cơng bình và u mến anh em mình.
“Được sanh bởi Đức Chúa Trời” là ý tưởng nền tảng đối với các chương này (2:29 3:9 4:7 5:1,4,18).
Khi bạn đọc 3:1-10 trong Bản văn Authorized, có thể bạn phải ngạc nhiên vì câu 6 và 9 dường như trái ngược hẳn với 1:8-9. Bản dịch Authorized của các động từ ở đây khơng chính xác. Điều mà bản văn Hy Lạp thực sự nói là: “Khơng ai ở trong Ngài mà miệt mài trong tội lỗi không ai miệt mài trong tội lỗi mà từng được thấy Ngài hoặc biết Ngài” (c.6). “Không ai được sanh bởi Đức Chúa Trời mà miệt mài trong tội lỗi . . . người ấy không thể miệt mài trong tội lỗi vì người được sanh bởi Đức Chúa Trời” (c.9). “Miệt mài” tội lỗi là cứ phạm tội hồi và điều đó như một lối sống. Nó khơng nói đến việc thỉnh thoảng mới phạm một tội. Rõ ràng là không Cơ Đốc nhân nào vô tội cả (1:8-10), nhưng Đức Chúa Trời trơng mong một tín đồ chân thật phạm tội ít đi, chứ khơng phạm tội thường xun.
Mọi nhân vật vĩ đại được đề cập đến trong Kinh Thánh có lúc cũng đã phạm tội. Áp-ra- ham nói dối về vợ mình (Sa 12:1-20). Mơi-se nổi nóng và bất tuân Đức Chúa Trời (Dan 20:7- 13). Phi-e-rơ chối Chúa ba lần (Mat 26:69-75). Nhưng tội lỗi khơng phải là thói quen khơng thay đổi được của những người này. Đó là một việc bất ngờ xảy ra trong đời sống họ, hồn tồn trái ngược với thói quen bình thường của họ. Và khi họ phạm tội, họ thú nhận tội đó và cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cho mình.
Một người chưa được cứu (ngay cả nếu người ấy tự xưng là một Cơ Đốc nhân nhưng lại là một tín đồ giả) sống một đời sống thường xuyên phạm tội. Tội lỗi – đặc biệt là tội vơ tín – là một điều bình thường trong đời sống người ấy (Eph 2:1-3). Người ấy khơng có nguồn cậy trông thiên thượng nào để nương tựa. Sự tuyên xưng đức tin của người ấy, nếu có, là khơng chân thật. Đây là điều phân biệt được xem xét trong 3:1-10 – một tín đồ thật khơng sống trong tội lỗi thường xuyên. Người ấy có thể phạm tội – một hành động sai trật có tính cách khơng thường xuyên – nhưng người ấy sẽ không miệt mài trong tội lỗi – tức tạo nên một thói quen khơng thay đổi được của hành động đó.
Sự khác biệt là một Cơ Đốc nhân thật biết Đức Chúa Trời. Một Cơ Đốc nhân giả có thể nói về Đức Chúa Trời và tham gia vào các “hoạt động tôn giáo,” nhưng người ấy không thật sự biết Đức Chúa Trời. Người đã được “sanh bởi Đức Chúa Trời” nhờ đức tin nơi Đấng Christ biết Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Thánh Linh. Và bởi vì người ấy biết Ba ngơi Đức Chúa Trời, người ấy sống một đời sống vâng lời: người ấy không miệt mài trong tội lỗi.