Một số lý thuyết về lĩnh vực viễn thông

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 25 - 28)

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của lĩnh vực viễn thông

Khái niệm

Viễn thông là một hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh tế, là công cụ đắc lực cho việc quản lý, điều hành đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống văn hóa xã hội của nhân dân và đồng thời là một ngành kinh doanh dịch vụ có lãi. Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Viễn thông 2009: “Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thơng tin khác bằng đường cáp, sóng vơ tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác”.

Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng (VAS). Dịch vụ ứng dụng viễn thông là dịch vụ sử dụng đường truyền dẫn viễn thông hoặc mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thơng tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, thơng tin, y tế, giáo dục và lĩnh vực khác (Khoản 7-8, Điều 3, Luật Viễn thơng 2009).

Nói cách khác, dịch vụ viễn thông là dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng trao đổi thông tin với nhau hoặc thu nhận thông tin qua mạng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp hạ tầng mạng.

Đặc điểm

Dịch vụ viễn thông không chỉ đơn thuần là các dịch vụ thoại cơ bản mà cịn bao gồm nhiều loại hình khác như các dịch vụ âm thanh, hình ảnh, truyền số liệu, dịch vụ giá trị gia tăng (VAS). Phát triển mạng lưới viễn thơng khơng phải chỉ có ý nghĩa là một ngành khai thác dịch vụ mà còn là một trong những hạ tầng cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế. Phát triển mạng lưới viễn thông đặt ra yêu cầu về chọn lựa công nghệ, vốn và hiệu quả đầu tư, nhất là ở các quốc gia đang phát triển bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng.

Với mỗi quốc gia, yếu tố quyết định đến chính sách và phương hướng phát triển của ngành dịch vụ Viễn thông là nền tảng kinh tế quốc dân và xã hội. Các nước lớn, đơng dân có sự hấp dẫn về thị trường và có lợi thế trong lựa chọn các hình thức hợp tác đảm bảo quyền làm chủ mạng lưới chuyển giao công nghệ tiên tiến hơn các nước nhỏ.

Vai trò

Vai trị của ngành Viễn thơng được xác định tại điều 1 Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng số 43/2002/PL-UBTVQH10. Nhà nước xác định Bưu chính Viễn thơng là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và đảm bảo quốc phịng an ninh. Bưu chính Viễn thơng được gọi là cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, cần phải phát triển nhanh, vững chắc hiện đại và bao phủ khắp cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo đồng thời góp phần đảm bảo an ninh quốc phịng. Như vậy, viễn thơng là động cơ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Viễn thơng đã tham gia vào q trình quốc tế hóa của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế tồn cầu. Nó giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khác cung cấp dịch vụ, giúp thông tin liên lạc quốc tế trở nên dễ dàng hơn và nhanh hơn.

1.2.2 Phân loại dịch vụ viễn thông

1.2.2.1Xét theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn của mạng viễn thông

Theo Điều 3, Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, các dịch vụ viễn thông bao gồm:

 Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh.

 Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng khơng

1.2.2.2Xét theo hình thức thanh tốn giá cước

Các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ trả trước và dịch vụ trả sau.

 Dịch vụ trả trước là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thơng thanh tốn giá cước sử dụng dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên;

 Dịch vụ trả sau là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thơng thanh tốn giá cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên.

1.2.2.3Xét theo phạm vi liên lạc

Các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ nội mạng và dịch vụ liên mạng.

 Dịch vụ nội mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của cùng một mạng viễn thông;

 Dịch vụ liên mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông khác nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông hoặc các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau.

1.2.2.4Xét theo mục đích sử dụng

Bộ Thơng tin và Truyền thơng phân loại dịch vụ viễn thông thành 2 loại, bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng (VAS).

 Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm dịch vụ thoại, dịch vụ fax, dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ truyền hình ảnh, nhắn tin, hội nghị truyền hình, dịch vụ thuê kênh riêng, kết nối Internet và các dịch vụ cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

 Dịch vụ gia tăng (VAS) bao gồm dịch vụ điện tử, thư thoại, dịch vụ fax gia tăng giá trị, dịch vụ truy cập Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng khác theo quy định. Đây là các dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản (Điều 3, Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT).

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w