Các nhà cung cấp viễn thông tại Mozambique

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 55 - 56)

Nhà mạngKhai trươngĐặc điểm

Mcel 1997 Mcel là nhà khai thác di động đầu tiên ở Mozambique, liên doanh giữa TDM với Deutsche Telekom AG (DETECON). Mcel là nhà khai thác đầu tiên ở Mozambique cung cấp quyền truy cập vào công nghệ 3G.

Vodacom 2003 Vodacom là công ty liên doanh giữa Vodacom Africa với một số nhà đầu tư tại Mozambique như EMOTEL, Intelec Holdings, Whatana Investments và các cổ đông nhỏ khác.

Movitel 2012 Movitel là nhà khai thác viễn thông di động thứ ba ở Mozambique, trụ sở chính đặt tại Maputo, là cơng ty liên doanh giữa Tập đồn Viettel với Cơng ty SPI và Invespar (thuộc sở hữu của Đảng Frelimo).

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Mcel và Vodacom đều là những nhà mạng có tiềm lực tài chính mạnh, dày dặn kinh nghiệm trong việc đầu tư vào nhiều nước tại thị trường Châu Phi như Lesotho, Nam Phi, Tanzania,... và đã có những thành cơng nhất định tại các thị trường này. Do đó, Viettel tại Mozambique cần phải có chiến lược đầu tư phù hợp, hiệu quả để cạnh tranh tại thị trường viễn thơng này.

2.2.2.2Khung chính sách

Khung chính sách Quốc tế

Việt Nam và Mozambique đều là thành viên của WTO, vì thế các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa hay các chính sách ưu đãi về thương mại sẽ đều được áp dụng tuân theo các Hiệp định quốc tế mà hai nước đã ký kết. Doanh nghiệp đầu tư nước ngồi như Viettel sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi giống những doanh nghiệp của các nước khác tham gia vào các hiệp định trên. Về Hiệp định quốc tế mà

hai nước đã ký kết, có thể kể đến Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và thương mại; Hiệp định Thương mại; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo; Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và cơng vụ; Nghị định thư thành lập Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hố, khoa học - kỹ thuật và công nghệ,… Không chỉ trong khuôn khổ song phương, Việt Nam và Mozambique còn hợp tác và phối hợp chặt chẽ tại nhiều diễn đàn quốc tế, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết.

Về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mozambique, hai nước đã ký Hiệp định Thương mại năm 2003 để tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, tăng cường trao đổi thương mại song phương. Từ năm 2011 đến năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 100 triệu USD mỗi năm, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nơng, lâm sản như điều, gạo và gỗ. Ngồi ra, một số mặt hàng mới như hải sản đơng lạnh, vừng, bơng, thuốc lá là nhóm sản phẩm đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Mozambique hiện đứng thứ 11 trong số 72 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có hoạt động đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w