Bối cảnh thị trường viễn thông Quốc tế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 51 - 54)

2.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động ODI của Viettel tạ

2.2.1 Bối cảnh thị trường viễn thông Quốc tế

Trong giai đoạn 2015-2020, công nghệ luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu đối với tất cả các tổ chức doanh nghiệp nói chung và đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thơng nói riêng. Cho đến hiện tại, thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Thời đại ngày nay là thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi các công nghệ kết hợp lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học, với tâm điểm là Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Công nghệ thông minh dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người và việc đón đầu cơng nghệ là một trong những yếu tố quyết định tới thành công của doanh nghiệp. Chuyển dịch số (Digital transformation) đã và đang trở thành nhu cầu tự thân, mục tiêu phát triển của tồn thế giới. Tiến trình này diễn ra ở mọi mặt của cuộc sống, và đang mang đến những thay đổi bước ngoặt cho cách thức vận hành thế giới kể từ năm 2018.

Trong ngành viễn thông, ranh giới giữa các thị trường đang thay đổi liên tục khi các đổi mới công nghệ cho phép doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mới, nhu cầu của khách hàng tiếp tục tăng lên, đôi khi được thúc đẩy bởi chính sự thay đổi cơng nghệ. Viễn thông thế giới trong những năm tới sẽ vẫn tiếp tục có xu hướng chuyển giao từ mơ hình viễn thơng truyền thống sang các mơ hình dịch vụ viễn

thơng ứng dụng công nghệ mới, tận dụng lợi thế tập khách hàng lớn đang có. Theo nghiên cứu của Viettel (Báo cáo thường niên VTG, 2018), trong khi các nhà mạng được định giá ở mức 6 lần EBITDA (Mức lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao) thì các cơng ty triển khai ứng dụng Over-the-top application (OTT)/Internet đang được định giá ở mức 30 lần EBITDA. Tại một số thị trường, các công ty OTT/Internet chiếm tới 80% giá trị thị trường, trong khi các nhà mạng chỉ chiếm khoảng 20%. Ví dụ về sự thành cơng của các ứng dụng OTT đó là các ứng dụng thoại qua mã hóa (IP) như Skype, các ứng dụng nhắn tin WhatsApp, Viber. Trước áp lực cạnh tranh đến từ các sản phẩm thay thế này, những năm tiếp theo sẽ là giai đoạn của các chuyển dịch quan trọng nhằm tái cơ cấu nguồn doanh thu, tạo ra mức tăng trưởng đột phá cho nhà mạng. Các nhà mạng viễn thơng do đó cần phải tự chuyển mình thành các nhà cung cấp dịch vụ số, đáp ứng theo nhu cầu và xu hướng của thị trường để tồn tại, cạnh tranh và phát triển.

Tại thị trường viễn thơng Châu Á, lấy ví dụ về Hàn Quốc, doanh thu bình quân trên từng thuê bao khách hàng (ARPU - Average Revenue Per User) của Hàn Quốc hiện đã ngang bằng với các nước phát triển phương Tây, xấp xỉ 25 USD/thuê bao/tháng, mặc dù thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc năm 2014 mới chỉ bằng khoảng 1/3 so với các nước đó (Theo Báo cáo của Budde Comm, Australia - hãng nghiên cứu về thị trường viễn thông lớn nhất trên mạng Internet hiện nay). Hàn Quốc sở hữu con số ấn tượng như trên là do đất nước này đã tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ phi thoại và phi tin nhắn, trên cơ sở triển khai mạng dữ liệu tốc độ cao 4G/LTE từ rất sớm. Các dịch vụ VAS dành cho người dùng cuối, đặc biệt là các nội dung về giải trí, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, thẩm mỹ, du lịch, thương mại điện tử, tài chính điện tử rất phong phú và đa dạng. Do đó, việc xây dựng mạng dữ liệu di động tốc độ cao là điều bắt buộc phải làm để vượt qua sự bão hoà của dịch vụ thoại và tin nhắn trong tương lai. Tại thị trường viễn thông ASEAN, xu hướng công nghệ số cũng là một trong những xu hướng mà các nhà mạng viễn thông Đông Nam Á đang hướng tới. ARPU từ các cuộc gọi thoại ngày càng sụt giảm, tạo đà cho sự gia tăng việc sử dụng dữ liệu di động - nền tảng cần thiết để truy cập vào các ứng dụng cho phép gọi và nhắn

tin trực tuyến, phát nhạc, video trực tuyến hay các mạng truyền thông xã hội. Theo thống kê gần đây, số lượng người dùng di động thông minh gia tăng đáng kể so với những người dùng các sản phẩm di động truyền thống chỉ để nghe và gọi thoại.

Tại thị trường viễn thông Châu Phi, nếu như năm 1995, tỷ lệ dân số được tiếp cận với mạng di động bằng 0 thì đến năm 2015, độ phủ của mạng di động tại châu lục này đã lên đến hơn 80% và đi kèm với sự phát triển của mạng dữ liệu di động (theo IFC, 2016). Trong giai đoạn 2015-2020, tăng trưởng của doanh thu dữ liệu di động tại châu Phi được thúc đẩy bởi các yếu tố: năng lực của các hệ thống cáp ngầm dưới biển và cáp mặt đất; việc triển khai các mạng băng rộng di động; sự phổ biến ngày càng gia tăng của các thiết bị hỗ trợ dịch vụ dữ liệu và tăng trưởng kinh tế. Ngoài việc thúc đẩy tăng trưởng số lượng kết nối và doanh thu dữ liệu, những yếu tố này còn tạo ra một nền tảng cơ bản cho sự ra đời và phát triển của hàng loạt các dịch vụ số mới như dịch vụ tài chính qua di động, dịch vụ thương mại điện tử và dịch vụ nội dung số.

Theo chuyên mục Intelligence của trang Business Insider, đến năm 2022, hơn một phần năm quốc gia trên thế giới sẽ triển khai các dịch vụ mạng 5G. Mạng 5G sẽ thúc đẩy quá trình phát triển cơng nghệ trong Internet of Things, tạo nên sự chuyển mình trong tương lai của hoạt động viễn thơng, kinh doanh, chính quyền, tiêu dùng công nghệ thông qua việc cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn gấp 10 lần so với mạng 4G. Độ trễ trong giao tiếp truyền thông sẽ giảm xuống mức rất thấp là khoảng 1 mili giây, đối với 4G con số này là 50 mili giây. Băng thông của 5G cũng cao hơn gấp 10 lần so với 4G nếu xét về số lượng thiết bị được kết nối trong một hệ thống mạng. Vì thế, với tốc độ thay đổi nhanh chóng của thị trường viễn thơng trên thế giới cùng với xu hướng phát triển của công nghệ thơng minh trên tồn cầu, việc đón đầu nghiên cứu trong cơng nghệ là một trong những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp viễn thông phát triển trong thời đại công nghệ số. Đối với Viettel, các nước mà doanh nghiệp đầu tư đa phần là các thị trường cịn đang phát triển, viễn thơng và CNTT cịn rất nhiều khơng gian để tăng trưởng và phát triển. Việc cung cấp các dịch vụ giá trị cao sẽ khiến chi phí tăng lên, nhưng nếu khơng làm mới và thay đổi sẽ không thể cạnh trạnh được với các nhà cung cấp có tiềm năng lớn khác.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w