Những nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 28 - 32)

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.3.1 Những nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư

Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 1998 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD), nhóm nhân tố chính tác động đến các hoạt động FDI tại môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư bao gồm: khung chính sách đối với hoạt động FDI, nhóm nhân tố kinh tế và nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh.

1.3.1.1Khung chính sách đối với hoạt động FDI

Theo UNCTAD, khung chính sách đối với hoạt động FDI bao gồm hệ thống các quy định hành chính, chính sách của Nhà nước sở tại để điều hành hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Khung chính sách bao gồm 2 cấp độ: khung chính sách quốc tế và khung chính sách quốc gia. Khung chính sách quốc tế bao gồm các nhân tố thuộc Hiệp định đầu tư song phương và đa phương, các hiệp hội, các liên kết kinh tế quốc tế, các quy tắc Đối xử quốc gia, quy tắc Tối huệ quốc,… . Khung chính sách quốc gia bao gồm những yếu tố về tình hình chính trị, xã hội ổn định; những quy định về việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp, các quy tắc trong Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và các chính sách liên quan gián tiếp đến FDI như chính sách thương mại, chính sách tư nhân hóa, chính sách Mua lại và Sáp nhập (M&A), chính sách thuế, tài chính.

Nhà đầu tư sẽ ưu tiên lựa chọn đầu tư ra những quốc gia có một hệ thống luật đầy đủ các chính sách, quy định cần thiết để đảm bảo sự nhất quán, không mâu

thuẫn chồng chéo với nhau và có hiệu lực trong thực hiện. Các quy định về chính sách pháp luật của nước nhận đầu tư được quan tâm như quy định về lĩnh vực đầu tư, mức sở hữu của nước ngoài, miễn giảm thuế đầu tư, quy định các tỷ lệ xuất khẩu, tư nhân hóa, cạnh tranh và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các chính sách về thương mại, tiền tệ, thuế, thị trường hối đối, về lao động. Các chính sách đó ảnh hưởng như sau:

 Chính sách thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư vì FDI gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

 Chính sách tiền tệ và chính sách thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của nền kinh tế. Các chính sách này có ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát, khả năng cân bằng ngân sách của Nhà nước, lãi suất trên thị trường.

 Chính sách tỷ giá hối đối ảnh hưởng đến giá các loại tài sản ở các nước nhân đầu tư, giá trị các khoản lợi nhuận các chủ đầu tư thu được và năng lực cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu và các chi nhánh nước ngồi.

Bên cạnh đó, nhằm tạo ra mơi trường cạnh tranh bình đẳng, nhiều tổ chức, liên kết quốc đã được hình thành trên quy mơ khu vực và thế giới. Điển hình trong đó là quy tắc Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia của WTO. Tối huệ quốc, tiếng anh là Most Favored Nation (MFN), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO được quy định trong trong Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1947 áp dụng đối với hàng hoá (Điều 1 Hiệp định GATT), Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (Ðiều 2 Hiệp định GATS), và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Ðiều 4 Hiệp định TRIPS). Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: Mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như các thành viên khác. Nếu một nước dành cho một đối tác của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO sao cho tất cả các quốc gia thành viên đều được hưởng ưu tiên giống nhau. Về nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (tiếng anh là Nation Treatment, viết tắt là NT) được quy định trong Điều 3 Hiệp định GATT, Điều 17 Hiệp định GATS và Điều 3 Hiệp định TRIPS, nguyên tắc này được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngồi phải

được đối xử khơng kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với hàng hố, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ mà chưa được áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân.

Sự ổn định chính trị của mơi trường đầu tư cũng là điều kiện cần cho quyết định bỏ vốn của hoạt động đầu tư. Tình hình chính trị ổn định sẽ đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một nước. Ổn định chính trị cũng tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư ra nước ngồi. Tình hình chính trị - xã hội ổn định giúp quốc gia thu hút lượng vốn FDI ngày càng tăng thể hiện rõ ở các nước như: Singapore, Malaysia, trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20 nhiều hơn hẳn vào Thái Lan và Philipines. Tình hình đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, Việt Nam trong những năm gần đây cũng tăng lên với tốc độ cao. Điều đó tiếp tục khẳng định mơi trường chính trị ổn định ngày càng trở nên quan trọng hàng đầu trong thu hút đầu tư.

1.3.1.2Các yếu tố về kinh tế

Tăng trưởng kinh tế và Quy mô thị trường

Một trong những yếu tố quyết định quan trọng có tác động đáng kể đến việc thu hút FDI là tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng dân số đại diện cho quy mô thị trường (Jayasekara S.D., 2014). Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững chứng tỏ các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, từ đó tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế nên quy mô vốn đầu tư trong nước tăng lên. Tốc độ tăng trưởng cao cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của quốc gia đó cao nên sẽ làm cho dịng vốn FDI chảy từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, quy mơ thị trường càng lớn thì càng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư có mục tiêu tìm kiếm thị trường do thị trường này sẽ có nhu cầu cao và khả năng tiêu thụ lớn. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của các yếu tố này càng cao thì càng ảnh hưởng tích cực tới việc thu hút dịng vốn FDI của nước tiếp nhận đầu tư.

Sự ổn định của kinh tế vĩ mô

Sự ổn định của kinh tế vĩ mô thể hiện qua tỷ lệ lạm phát, chi tiêu tiêu dùng của Chính phủ, tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay. Đây là nhân tố có tác động đáng kể đến

hoạt động FDI. Theo một nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động FDI tại các nước Đông Nam Á, chi tiêu chung cuối cùng của Chính phủ càng cao thì cho thấy sự bất ổn về kinh tế vĩ mơ của quốc gia đó. Tuy nhiên lạm phát lại có tác động tích cực đến FDI, 1% tăng lên của lạm phát thì làm FDI tăng lên 31.052 triệu USD. Nguyên nhân là bởi FDI đầu tư vào các nước Đơng Nam Á là loại FDI tìm kiếm lợi nhuận. Lạm phát cao sẽ đi cùng với tăng trưởng kinh tế cao và tỷ suất sinh lợi cao (Ngọc Trinh, Thanh Trúc và Ngọc Trâm, 2020).

Độ mở cửa của nền kinh tế

Mức độ tham gia vào các hiệp định tự do hóa thương mại của nước nhận đầu tư sẽ tạo động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài đưa ra các quyết định về dịng vốn FDI (Jayasekara S. D., 2014). Các tín hiệu mở cửa nền kinh tế cho thấy Chính phủ có các chính sách sẵn sàng chào đón cả thương mại và cạnh tranh, đồng thời cho phép nhập khẩu các máy móc, thiết bị để sản xuất từ quốc gia khác một cách dễ dàng. Đồng thời, việc quốc gia tiếp nhận đầu tư có tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới cũng sẽ giúp tăng vốn FDI đầu tư vào quốc gia đó, ví dụ việc gia nhập WTO mang lại các lợi ích khi buộc các nước giới thiệu và duy trì một cơ cấu kinh tế tương đối tự do, đảm bảo mọi quốc gia được ưu tiên và khơng có điều kiện với tất cả các thành viên khác, đồng thời có một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, minh bạch. Các quốc gia có thị trường mở cửa sẽ giúp cho nguồn vốn tự do luân chuyển và vì vậy sẽ thu hút được sự quan tâm từ các nhà đầu tư hơn. Việc mở cửa thị trường của các quốc gia tiếp nhận đầu tư cũng làm thuận lợi hơn cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI.

1.3.1.3Các nhân tố hỗ trợ kinh doanh

Các yếu tố hỗ trợ kinh doanh tại các nước sở tại theo UNCTAD định nghĩa bao gồm các hoạt động xúc tiến đầu tư, dịch vụ tư vấn đầu tư tại nước sở tại; các biện pháp khuyến khích đầu tư như miễn giảm thuế nhập khẩu, tăng thuế ưu đãi ở một số mặt hàng ưu tiên, ưu đãi thuế nhà đất,…; các biện pháp làm giảm tiêu cực phí như minh bạch và đơn giản hố thủ tục hành chính, tăng hiệu quả cơng tác quản lý và giảm tham nhũng; các dịch vụ sau đầu tư, các chương trình ưu đãi phát triển kinh doanh, các dịch vụ hỗ trợ, các chương trình xúc tiến đầu tư giữa các quốc gia.

Ngoài ra, nhân tố về mơi trường tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, nhân tố nguồn lao động sẵn có giá rẻ và có tay nghề, cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc,... và nhân tố thuộc mơi trường văn hố - xã hội như ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, hệ thống giáo dục,... cũng là những nhân tố tác động không nhỏ đến việc các doanh nghiệp lựa chọn quốc gia để thực hiện FDI (Koepke, 2018). Với nhà đầu tư, các ưu đãi tự nhiên là những nơi có cơ hội làm ăn nhiều hơn, mức sinh lời cao hơn. Ngoài ra, một doanh nghiệp muốn thực hiện đầu tư ra nước ngoài sẽ ưu tiên chọn khu vực có thể đáp ứng được số lượng và chất lượng của lao động với chi phí hợp lý; thuận tiện trong cơ sở hạ tầng như đường bộ, viễn thông và giao thông. Nếu địa điểm được phát triển tốt, các nhà đầu tư có thể giảm chi phí và sau đó tăng lợi nhuận (Jayasekara S. D, 2014). Vì vậy, hồn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng như lĩnh vực viễn thông, nâng cao hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề là yếu tố quan trọng cần được Chính phủ các nước quan tâm trong q trình cải thiện mơi trường đầu tư. Bên cạnh đó, yếu tố ngơn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, như các thiết kế sản phẩm (màu sắc, kiểu dáng), hình thức quảng cáo, thói quen tiêu dùng. Trình độ phát triển giáo dục đào tạo sẽ quyết định chất lượng lao động. Việc đào tạo lao động không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí đào tạo lại, ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư vào những lĩnh vực nhất định của quốc gia. Tóm lại, các yếu tố này có thể là những cản trở, kìm hãm hoặc cũng có thể là động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w