Bảng tổng hợp ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 81 - 85)

Ma trận SWOTCơ hội (O)

- Chính phủ thúc đẩy tự do hóa ngành viễn thơng. - Mật độ thâm nhập di động tại Mozambique thấp.

- Công nghệ thiết bị của đối thủ đã lạc hậu.

Nguy cơ (T)

- Tỷ lệ thuê bao rời mạng cao.

- Đối thủ liên tục đưa ra các chính sách giảm giá. - Tốc độ thay đổi công

nghệ nhanh.

- Nguy cơ nội chiến, thiên tai, dịch bệnh cao.

Điểm mạnh (S) - Hạ tầng mạng lưới phủ rộng - Hệ thống kênh phân phối sâu rộng. - Giá cước và sản phẩm Các chiến lược SO - Tập trung phát triển thuê bao ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi đối thủ không có cơ sở hạ hầng

Các chiến lược ST

- Chăm sóc khách hàng có nguy cơ rời mạng. - Đưa ra các gói sản

đa dạng.

- Tạo được lịng tin và tín nhiệm cao từ 1 lượng lớn khách hàng trung thành. hoặc có hạ tầng thưa thớt. - Luôn chú trọng phát triển hệ thống kênh phân phối sâu rộng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. - Chăm sóc khách hàng mới và khách hàng trung thành. Điểm yếu (W)

- Thiết bị đầu tư không đồng bộ nên chất lượng dịch vụ giảm, chi phí vận hành tăng.

- Nguồn nhân lực hạn chế.

- Khác biệt về văn hóa.

Các chiến lược WO

- Tuyển dụng và đào tạo thêm nguồn nhân lực.

Các chiến lược WT

- Tăng cường giao lưu trao đổi văn hóa giữa người Việt và người bản địa.

- Đầu tư vào khu vực thành thị.

- Thực hiện các chương trình hoạt động xã hội

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.3.8 Chiến lược đầu tư

2.3.8.1Phát triển hạ tầng mạng lưới và kênh phân phối rộng khắp cả nước

Với quan điểm thực hiện nhất quán chiến lược xuyên suốt của Viettel khi đầu tư ra tất cả các thị trường nước ngoài, Viettel đã áp dụng chiến lược “hạ tầng mạng lưới đi trước - kinh doanh đi sau” tại Mozambique bởi doanh nghiệp xác định quy mô, chất lượng hạ tầng mạng lưới là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành cơng của kinh doanh. Trong q trình khảo sát thị trường, đánh giá phân tích đối thủ cũng như hiệu quả đầu tư của dự án tại Mozambique, Viettel đã xác định ngay từ đầu phải tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh phát triển hạ tầng mạng lưới với các mục

tiêu: triển khai trong vòng 12-16 tháng phải khai trương và muốn kinh doanh thành cơng thì tại thời điểm khai trương, quy mô hạ tầng mạng lưới phải lớn nhất, số vị trí trạm phát sóng tối thiểu gấp 1,5 lần đối thủ mạnh nhất, vùng phủ đạt khoảng 85% dân số của quốc gia này (Thu Trang, 2019).

Khi Movitel chính thức được khai trương, Movitel tuyên bố đã triển khai đường trục cáp quang với khoảng 12.500km và 1.800 trạm phát sóng, chiếm hơn 50% tổng số trạm phát sóng trên cả nước. Sau gần 3 năm hoạt động, Movitel đã trở thành mạng viễn thơng có vùng phủ sóng lớn nhất đất nước Mozambique, với 3.000 trạm phát sóng và 27.000km cáp quang, chiếm 44% thị phần với khoảng 5,4 triệu thuê bao. Ngoài ra, Movitel đã ký một thỏa thuận với công ty Electricidade de Moỗambique (EDM - Cụng ty điện lực quốc gia của Mozambique), để có quyền sử dụng đường dây điện EDM, giúp Movitel có điều kiện thuận lợi để mở rộng mạng lưới nhanh hơn (ICT Africa, 2016).

So với các mơ hình kinh doanh khác được áp dụng bởi các công ty viễn thông trên thế giới, chiến lược đầu tư vào hạ tầng mạng lưới của của Viettel đã cho thấy sự khác biệt. Ví dụ, cơng ty viễn thơng Vodacom triển khai theo phương thức hoạt động truyền thống bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng mạng cơ bản, sau đó tổ chức các hoạt động tiếp thị và bán hàng tập trung vào các khu vực khách hàng tiềm năng. Là công ty tham gia muộn vào thị trường viễn thông Mozambique, Movitel đã lựa chọn đầu tư vào cơ sở hạ tầng mạng lưới mạnh mẽ và kênh phân phối rộng khắp cả nước để cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến tay khách hàng thì yếu tố liên tục và kịp thời trong việc vận hành mạng lưới viễn thơng có ý nghĩa rất quan trọng. Movitel là nhà mạng duy nhất tại Mozambique tổ chức bộ máy kỹ thuật, vận hành, khai thác và ứng cứu thông tin song song với bộ máy kinh doanh theo 03 cấp từ Công ty xuống đến các Chi nhánh tỉnh và đội kỹ thuật; dựa vào phạm vi địa lý và số lượng trạm BTS để quy hoạch, tổ chức các đội kỹ thuật đảm bảo tỉ lệ 30 BTS/đội kỹ thuật. Nhiệm vụ chính của các đội này là bảo trì bảo dưỡng nhà trạm, các tuyến cáp quang và đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ. Khi có sự cố xảy ra, Trung tâm điều hành mạng trên

Công ty sẽ đưa ra các cảnh báo, nguyên nhân gây gián đoạn thông tin và yêu cầu đội kỹ thuật đến ngay hiện trường để khắc phục sự cố, khôi phục dịch vụ trong thời gian ngắn nhất.

2.3.8.2Tiếp cận thị trường bằng cách tập trung vào khu vực nông thôn

Không giống như các nhà khai thác khác tập trung phủ sóng ở các khu vực thành thị, Movitel bắt đầu bằng cách tiếp cận tập khách hàng ở khu vực nông thôn. Chiến lược này của Movitel nhằm giành được thị phần của khu vực có ARPU thấp hơn khu vực thành thị. Chiến lược “lấy nông thôn bao vây thành thị” đã từng được Viettel áp dụng rất thành công ở Việt Nam và nhiều thị trường quốc tế. Theo đại diện Viettel tại Mozambique, chiến lược này cũng đem lại những thành công bước đầu và đưa Movitel trở thành “điều kỳ diệu châu Phi” bởi những đóng góp của việc phổ cập viễn thơng di động ở khu vực nông thơn. Theo đó, cơng ty tập trung áp dụng chiến lược giá rẻ để nhanh chóng tăng lượng người dùng, tăng quy mơ và chiếm được thế độc quyền ở một số khu vực nông thôn. Đây là một trong những chiến lược quan trọng của Movitel, bởi tại thời điểm Movitel khai thác thị trường viễn thơng Mozambique chỉ có khoảng 20% dân số Mozambique sống ở các khu vực thành thị. Điều này cho thấy khu vực nông thơn cịn rất nhiều tiềm năng mà các nhà mạng khác chưa phát triển đến.

Trong khi thị trường thành thị với 20% tổng dân số chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà khai thác, thì khu vực nơng thôn dường như bị bỏ quên (Saima Ibrahim, 2014). Do đó, Movitel đã tập trung cung cấp các dịch vụ viễn thông ở các vùng nông thôn và các khu vực kém phát triển ở Mozambique, bao gồm cả dịch vụ di động, điện thoại cố định và Internet. Movitel có chuỗi cung ứng rộng khắp đến 100% các huyện, làng với 153 cửa hàng, 12.600 đại lý/điểm bán hàng và gần 4.000 nhân viên bán hàng trực tiếp (Saima Ibrahim, 2014). Đặc biệt, để chăm sóc khách hàng trong trường hợp dân cư sống rải rác, mật độ dân số thấp như ở Mozambique, Movitel áp dụng mơ hình bán hàng tận nơi. Với Movitel, người dân địa phương có thể được phục vụ và chăm sóc ngay tại nhà của mình thay vì phải đi bộ xa mới đến được cửa hàng, đại lý. Cách làm này không chỉ giúp Movitel phổ biến dịch vụ của

mình một cách nhanh chóng mà cịn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân địa phương.

2.3.8.3Xây dựng bộ máy, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Về sản phẩm dịch vụ, Movitel là nhà cung cấp dịch vụ có các gói sản phẩm dịch vụ đa dạng và giá cả cạnh tranh nhất tại thị trường Mozambique với giá cước thấp hơn từ 10% - 15% so với mức trung bình của thị trường (ICT Africa, 2019). Cơng ty đưa ra nhiều gói cước đặc thù, phù hợp với từng phân khúc khách hàng, giúp cho mọi người dân Mozambique từ giàu đến nghèo, từ thành phố đến vùng sâu vùng xa đều có cơ hội sử dụng các dịch vụ, tiện ích mà viễn thơng mang lại.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w