1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.3 Những nhân tố liên quan đến chủ đầu tư
Theo lý thuyết chiết trung được xây dựng bởi nhà kinh tế học người Anh, John Dunning (1988) dựa trên việc kế thừa tất cả những ưu điểm của các học thuyết khác về đầu tư trực tiếp nước ngồi, một doanh nghiệp có động cơ để tiến hành đầu tư
trực tiếp nước ngồi khi có 3 lợi thế: lợi thế về sở hữu (ownership advantages), lợi thế địa điểm (location advantage) hay lợi thế riêng của đất nước (country specific advantages) và lợi thế nội bộ hoá (internalization Incentives).
Lợi thế về sở hữu
Lợi thế sở hữu bao gồm những nguồn hữu hình hay vơ hình được sở hữu bởi một doanh nghiệp, có thể là một sản phẩm hoặc một quy trình sản xuất, bằng sáng chế, phát minh, thương hiệu, hoặc cơng nghệ thơng tin tiên tiến mà doanh nghiệp có ưu thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp khác không thể tiếp cận trong cùng một nền cơng nghiệp. Đó cũng có thể là khả năng tiếp cận nguồn ngun liệu thơ hoặc nguồn vốn với chi phí thấp. Khi doanh nghiệp tiến hành FDI vào một quốc gia, doanh nghiệp đó cần biết được lợi thế cạnh tranh của mình so với những doanh nghiệp địa phương tại đất nước sở tại do doanh nghiệp ở đất nước sở tại đã có lợi thế nắm rõ về địa thế của quốc gia họ hơn những cơng ty nước ngồi. Lợi thế sở hữu đem lại quyền lực nhất định trên thị trường hoặc lợi thế về chi phí đủ để doanh nghiệp bù lại những bất lợi khi kinh doanh ở nước ngoài.
Lợi thế địa điểm
Lợi thế địa điểm là những lợi thế nảy sinh từ việc sử dụng các nguồn lực hoặc tài sản sẵn có gắn liền với một địa điểm cụ thể ở nước ngồi và những nguồn lực đó trở thành lợi thế có giá trị khi doanh nghiệp kết hợp chúng với các tài sản riêng có của mình (ví dụ như các bí quyết cơng nghệ, marketing hoặc quản lý của công ty). Lợi thế địa điểm không chỉ bao gồm các yếu tố về nguồn lực, mà cịn có cả các yếu tố kinh tế và xã hội như: dung lượng, cơ cấu và khả năng tăng trưởng của thị trường và trình độ phát triển, mơi trường văn hố, pháp luật, chính trị và thể chế, và các quy định và các chính sách của chính phủ. Để có được sự kết hợp đó, doanh nghiệp phải thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nơi có các tài sản, nguồn lực đó.
Lợi thế nội bộ hố
Lợi thế nội bộ hóa cho rằng: nếu một doanh nghiệp sở hữu một sản phẩm hoặc một quy trình sản xuất và việc doanh nghiệp thực hiện FDI để sản xuất sản phẩm ở nước ngồi có lợi hơn xuất khẩu, hoặc cho thuê, hoặc nhượng quyền thương mại, thì sản phẩm hoặc quy trình sản xuất đó sẽ được khai thác trong nội bộ doanh
nghiệp hơn là đem trao đổi trên thị trường quốc tế. Theo Dunning, đối với hoạt động FDI, sự khơng hồn hảo của thị trường sẽ phát sinh trong hai trường hợp: khi có những cản trở đối với dòng chảy tự do của sản phẩm giữa các quốc gia, và khi có những cản trở đối với việc chuyển nhượng các bí quyết. Những cản trở đối với dịng chảy tự do của sản phẩm giữa các quốc gia sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của hoạt động xuất khẩu một cách tương đối so với FDI và nhượng quyền thương mại. Trong khi những cản trở đối với việc chuyển nhượng các bí quyết sẽ làm gia tăng khả năng sinh lợi của FDI một cách tương đối. Do đó, theo lý giải xuất phát từ sự khơng hồn hảo của thị trường thì FDI sẽ được ưa chuộng hơn khi có những cản trở khiến cho cho hoạt động xuất khẩu cũng như chuyển nhượng các bí quyết trở nên khó hơn hoặc tốn kém hơn.
Tóm lại, lý thuyết chiết trung của Dunning giải thích rằng tại bất cứ thời điểm nào, các doanh nghiệp của một nước, so với các doanh nghiệp của các nước khác, càng nắm giữ nhiều lợi thế, thì họ càng tìm được nhiều lợi ích khi sử dụng chúng ở một nước khác, và họ càng có động cơ để phát triển sản xuất ở nước ngoài.