Giới thiệu Tập đoàn Viettel

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 46 - 51)

2.1.1 Giới thiệu chung

Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, được thành lập ngày 01/06/1989 theo quyết định 189/QĐ- BQP, do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Cơng ty Viễn thơng Qn đội. Trụ sở chính của Viettel ở số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.

Hiện nay, Viettel là Tập đồn hoạt động trong lĩnh vực viễn thơng và cơng nghệ thông tin, được đánh giá là một trong những công ty viễn thơng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, nằm trong Top 15 công ty viễn thơng tồn cầu về số lượng th bao và Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu (VNR500, 2021). Viettel hiện đang hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia tại Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp gần 3 lần dân số Việt Nam. Bên cạnh viễn thơng, Viettel cịn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như giải pháp CNTT, dịch vụ số, bưu chính, xây lắp cơng trình, thương mại và xuất nhập khẩu, trung tâm dữ liệu quốc gia.

Viettel đặt ra sứ mệnh là Sáng tạo vì con người, coi mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Ngoài ra, Viettel cũng cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo.

Xuyên suốt mọi hoạt động của Viettel là 8 giá trị cốt lõi, lời cam kết của Viettel đối với khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với chính doanh nghiệp. Đó là Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý - Trưởng thành qua những thách thức và thất bại - Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh - Sáng tạo là sức sống - Tư duy hệ thống - Kết hợp Đông Tây - Truyền thống và cách làm người lính - Viettel là ngơi nhà chung. Có thể nói Viettel có những bước phát triển

thần tốc là nhờ có những giá trị làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, để Viettel thực hiện sứ mệnh trở thành một doanh nghiệp kinh doanh sáng tạo vì con người (Học viện Viettel, 2019).

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Sau 30 năm hình thành và phát triển, Viettel đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực viễn thơng. Từ một cơng ty xây lắp cơng trình cột cao cho các cơng ty viễn thông trong giai đoạn 1989-1999, Viettel đã kinh doanh sang mảng dịch vụ viễn thông và trở thành Tập đồn viễn thơng lớn nhất Việt Nam vào giai đoạn 2000-2010. Trong giai đoạn thứ ba từ năm 2010-2019, Viettel phát triển lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và trở thành Tập đồn Cơng nghiệp cơng nghệ cao.

Với một năm nhiều biến động của cả thế giới, những điều mà Viettel đã làm được trong năm 2020 là rất thành công và là tiền đề vững chắc cho những hoạch định phát triển của Tập đoàn trong thập kỷ mới. Một số thành tựu đáng kể mà Viettel đã đạt được có thể kể đến như Viettel là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm trong Top 500 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu, xếp thứ 325 thế giới, tăng 32 bậc so với năm 2019; được xếp hạng Top 30 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2020, hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia, đầu tư ra nước ngoài tại 10 nước với quy mô khách hàng là 270 triệu dân. Dịng tiền nước ngồi chuyển về nước của Viettel tương đương 333 triệu USD. Trong đó 4/9 thị trường nước ngồi giữ vững vị trí số 1.

Năm 2020, Viettel tiếp tục duy trì vị thế là nhà mạng số 1 Việt Nam. Tổng doanh thu năm 2020 của Viettel đạt hơn 264.000 tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với 2019, đạt 102,4% so với kế hoạch năm. Lợi nhuận đạt 39,7 nghìn tỷ, đạt 103,7% kế hoạch năm. Viettel nộp ngân sách Nhà nước đạt 37,7 nghìn tỷ, đạt 101% kế hoạch năm. Doanh thu các dịch vụ số của Viettel tăng trưởng 27,7%, cao gấp đơi tốc độ tăng trưởng trung bình của cơng nghiệp CNTT Việt Nam (14,7%).

Cho đến hiện tại, Viettel bước sang một giai đoạn phát triển tiếp theo với mục tiêu chiến lược giai đoạn 2020-2025 là “Tiên phong Kiến tạo xã hội số” và trở thành hạt nhân tổ hợp cơng nghiệp Quốc phịng.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 2015-2020

Viettel từ khi gia nhập thị trường cho đến thời điểm hiện nay đã khẳng định vai trò của doanh nghiệp tiên phong trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh mà Viettel theo đuổi. Trong giai đoạn phát triển thứ ba của Tập đồn, thành cơng của Viettel được phản ánh qua kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Viettel giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: tỷ đồng

201520162017201820192020

Doanh thu 222.700226.558249.500240.000251.000264.000

Lợi nhuận 45.80043.20043.93637.60039.00039.700

Nộp NSNN 37.00040.39641.14036.79038.00037.700

Nguồn: Ban Truyền thơng Tập đồn, Báo cáo Tập đồn Viettel 2015-2020

Dựa vào số liệu của bảng 2.1 có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Viettel năm 2020 tăng trưởng dương so với năm 2019 dù tồn tại những khó khăn do Covid-19 và thiên tai, doanh thu hơn 264 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần 5% so với 2019. Năm 2010, tổng doanh thu của Viettel là hơn 91.500 tỷ thì sau 10 năm, doanh thu đã tăng gần 3 lần. Bên cạnh đó, tính đến 2019, Viettel là doanh nghiệp có 3 năm liên tiếp nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất Việt Nam. Sự phát triển của Viettel đã tạo công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp vào sự tăng trưởng của GDP của đất nước, giúp cho ngành viễn thông Viettel lần đầu tiên có tên trên bản đồ viễn thơng tồn cầu.

Dấu ấn đặc biệt của Viettel năm 2020 đến từ các thị trường nước ngoài. Trong bối cảnh tất cả các thị trường đều bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Viettel vẫn đảm bảo dòng tiền chuyển về nước tương đương 333 triệu USD, 4/9 thị trường nước ngồi giữ vững vị trí số 1. Chỉ sau 11 tháng, khối viễn thơng ở nước ngồi của Viettel đã hoàn thành kế hoạch năm 2020 với doanh thu đạt 1,957 tỷ USD, lợi nhuận đạt 125,8 triệu USD (Ban Truyền thơng Tập đồn Viettel, 2021). Như vậy, thành tựu về sản xuất kinh doanh của Viettel đã khẳng định vai trị của một Tập đồn kinh tế mũi nhọn của đất nước.

2.1.4 Giới thiệu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Viettel

Đơn vị phụ trách hoạt động ODI của Viettel

Tập đồn Viettel bao gồm hơn 20 cơng ty con hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau bao gồm viễn thông, đầu tư, bất động sản, thương mại quốc tế và các dịch vụ kỹ thuật. Trong đó, Tổng Cơng ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global, viết tắt là VTG) là đơn vị phụ trách các hoạt động đầu tư của Viettel ra thị trường nước ngoài. VTG được thành lập vào ngày 24/10/2007 theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0102409426 cấp bởi Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Mục tiêu kinh doanh chính của VTG là đầu tư vào các dự án viễn thông tại thị trường nước ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động; nâng cao năng lực cạnh tranh; mở rộng quy mô thị trường chuẩn bị cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất.

VTG lựa chọn chiến lược đầu tư bền vững, cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của Chính phủ, người dân và khách hàng. Tại từng thị trường, VTG tập trung đầu tư vào mạng lưới hạ tầng trên cả nước, mở rộng kênh phân phối đến từng người dân giúp họ dễ dàng tiếp cận với dịch vụ bất kể vị trí địa lý và điều kiện kinh tế nào. Ngồi ra, với kinh nghiệm dày dặn từ hoạt động kinh doanh viễn thơng tại Việt Nam và nền tảng tài chính vững chắc của tập đồn Viettel, VTG có thể quản lý và áp dụng các công nghệ mới nhất, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Sau hơn 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của VTG tăng từ 960 tỷ lên 30,43 nghìn tỷ đồng, là nhà đầu tư viễn thơng quốc tế lớn nhất Việt Nam, nằm trong top 30 cơng ty viễn thơng có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới (Báo cáo thường niên VTG, 2020).

Các thương hiệu Viettel trên toàn cầu

Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài vào năm 2006. Tại mỗi một quốc gia mà Viettel đầu tư, Viettel lựa chọn một thương hiệu riêng. Tính đến thời điểm hiện tại, Viettel đã đầu tư ra 10 quốc gia trên thế giới tại châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Trong số đó, VTG quản lý trực tiếp 9 thị trường quốc tế (riêng Bitel tại

thị trường Peru do Tập đoàn Viettel quản lý) và trở thành nhà mạng đứng nhất về thị phần tại 4 quốc gia bao gồm Campuchia, Lào, Đông Timor và Burundi.

Bảng 2.2. Các thương hiệu viễn thơng của Viettel tại nước ngồi (2009-2020)

TTThương hiệuQuốc giaKhai trươngThị phần

1 Metfone Campuchia 19/02/2009 41,3%

2 Unitel Lào 16/10/2009 56%

3 Natcom Haiti 07/09/2011 38%

4 Movitel Mozambique 15/05/2012 38%

5 Telemor Đông Timor 07/2013 53%

6 Nexttel Cameroon 12/09/2014 30%

7 Lumitel Burundi 26/03/2015 55,3%

8 Halotel Tanzania 15/10/2015 13%

9 Mytel Myanmar 09/06/2018 21%

10 Bitel Peru 15/10/2014 16,3%

Nguồn: Báo cáo thường niên VTG 2020; Báo Laodong.vn, 2019

Kết quả nổi bật của Viettel tại thị trường nước ngoài

Nhờ quyết định đầu tư ra khỏi biên giới Việt Nam ngay từ khi cịn là một doanh nghiệp nhỏ, đến nay Viettel đã có một thị trường toàn cầu với 270 triệu dân và hơn 51 triệu thuê bao (Báo cáo thường niên VTG, 2019). Sau 13 năm mở rộng, Viettel có mặt tại 9 nước, nằm trong top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Trong đó, năm 2019 là năm Viettel có kết quả kinh doanh tốt nhất kể từ khi đầu tư ra nước ngoài, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ tốt nhất từ trước tới nay 28,5% tương đương 1,58 tỷ USD. Các thị trường nước ngồi đều khởi sắc, có dấu ấn riêng và đóng góp vào thành cơng chung của Viettel. Bước sang năm đầu tư nước ngồi thứ

15, VTG vẫn ln khơng ngừng phát triển và nâng cao vị thế của mình tại các thị trường đang đầu tư. Trong năm 2019, VTG tăng tổng chiều dài cáp quang phủ sóng của mình lên 151.000 km với 55.500 trạm BTS, số lượng tăng 22% so với năm 2018 và giữ vững thế tiên phong về cơng nghệ khi thành cơng phát sóng thử nghiệm 5G tại các thị trường Campuchia (tháng 5/2019), Myanmar (tháng 8/2019), Lào (tháng 10/2019). Mặt khác, năm 2019 cũng là năm bản lề triển khai kế hoạch chuyển dịch số, các thị trường nước ngoài của Viettel đã đẩy mạnh kinh doanh các lĩnh vực mới như giải pháp cơng nghệ thơng tin, tài chính điện tử, ví điện tử, nội dung số vận hành trên cơ sở tiện ích của viễn thơng, là nguồn động lực mới cho tăng trưởng doanh thu.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w