Giới thiệu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Viettel

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 49 - 51)

Đơn vị phụ trách hoạt động ODI của Viettel

Tập đoàn Viettel bao gồm hơn 20 công ty con hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau bao gồm viễn thông, đầu tư, bất động sản, thương mại quốc tế và các dịch vụ kỹ thuật. Trong đó, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global, viết tắt là VTG) là đơn vị phụ trách các hoạt động đầu tư của Viettel ra thị trường nước ngoài. VTG được thành lập vào ngày 24/10/2007 theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0102409426 cấp bởi Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Mục tiêu kinh doanh chính của VTG là đầu tư vào các dự án viễn thông tại thị trường nước ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động; nâng cao năng lực cạnh tranh; mở rộng quy mô thị trường chuẩn bị cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất.

VTG lựa chọn chiến lược đầu tư bền vững, cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của Chính phủ, người dân và khách hàng. Tại từng thị trường, VTG tập trung đầu tư vào mạng lưới hạ tầng trên cả nước, mở rộng kênh phân phối đến từng người dân giúp họ dễ dàng tiếp cận với dịch vụ bất kể vị trí địa lý và điều kiện kinh tế nào. Ngoài ra, với kinh nghiệm dày dặn từ hoạt động kinh doanh viễn thông tại Việt Nam và nền tảng tài chính vững chắc của tập đoàn Viettel, VTG có thể quản lý và áp dụng các công nghệ mới nhất, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Sau hơn 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của VTG tăng từ 960 tỷ lên 30,43 nghìn tỷ đồng, là nhà đầu tư viễn thông quốc tế lớn nhất Việt Nam, nằm trong top 30 công ty viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới (Báo cáo thường niên VTG, 2020).

Các thương hiệu Viettel trên toàn cầu

Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài vào năm 2006. Tại mỗi một quốc gia mà Viettel đầu tư, Viettel lựa chọn một thương hiệu riêng. Tính đến thời điểm hiện tại, Viettel đã đầu tư ra 10 quốc gia trên thế giới tại châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Trong số đó, VTG quản lý trực tiếp 9 thị trường quốc tế (riêng Bitel tại

thị trường Peru do Tập đoàn Viettel quản lý) và trở thành nhà mạng đứng nhất về thị phần tại 4 quốc gia bao gồm Campuchia, Lào, Đông Timor và Burundi.

Bảng 2.2. Các thương hiệu viễn thông của Viettel tại nước ngoài (2009-2020)

TT Thương hiệu Quốc gia Khai trương Thị phần

1 Metfone Campuchia 19/02/2009 41,3%

2 Unitel Lào 16/10/2009 56%

3 Natcom Haiti 07/09/2011 38%

4 Movitel Mozambique 15/05/2012 38%

5 Telemor Đông Timor 07/2013 53%

6 Nexttel Cameroon 12/09/2014 30%

7 Lumitel Burundi 26/03/2015 55,3%

8 Halotel Tanzania 15/10/2015 13%

9 Mytel Myanmar 09/06/2018 21%

10 Bitel Peru 15/10/2014 16,3%

Nguồn: Báo cáo thường niên VTG 2020; Báo Laodong.vn, 2019

Kết quả nổi bật của Viettel tại thị trường nước ngoài

Nhờ quyết định đầu tư ra khỏi biên giới Việt Nam ngay từ khi còn là một doanh nghiệp nhỏ, đến nay Viettel đã có một thị trường toàn cầu với 270 triệu dân và hơn 51 triệu thuê bao (Báo cáo thường niên VTG, 2019). Sau 13 năm mở rộng, Viettel có mặt tại 9 nước, nằm trong top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Trong đó, năm 2019 là năm Viettel có kết quả kinh doanh tốt nhất kể từ khi đầu tư ra nước ngoài, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ tốt nhất từ trước tới nay 28,5% tương đương 1,58 tỷ USD. Các thị trường nước ngoài đều khởi sắc, có dấu ấn riêng và đóng góp vào thành công chung của Viettel. Bước sang năm đầu tư nước ngoài thứ

15, VTG vẫn luôn không ngừng phát triển và nâng cao vị thế của mình tại các thị trường đang đầu tư. Trong năm 2019, VTG tăng tổng chiều dài cáp quang phủ sóng của mình lên 151.000 km với 55.500 trạm BTS, số lượng tăng 22% so với năm 2018 và giữ vững thế tiên phong về công nghệ khi thành công phát sóng thử nghiệm 5G tại các thị trường Campuchia (tháng 5/2019), Myanmar (tháng 8/2019), Lào (tháng 10/2019). Mặt khác, năm 2019 cũng là năm bản lề triển khai kế hoạch chuyển dịch số, các thị trường nước ngoài của Viettel đã đẩy mạnh kinh doanh các lĩnh vực mới như giải pháp công nghệ thông tin, tài chính điện tử, ví điện tử, nội dung số vận hành trên cơ sở tiện ích của viễn thông, là nguồn động lực mới cho tăng trưởng doanh thu.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp. (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w