6. Cấu trúc của luận văn
3.3. Kết cấu không gian
3.3.2. Kết cấu không gian luân chuyển
Luân chuyển không gian là sự chuyển đổi từ không gian này sang không gian khác. Con ngƣời hay nhân vật là trung tâm của các tác phẩm tự sự nên sự luân chuyển của không gian xoay quanh trung tâm này. Từ đó, có thể phân loại sự luân chuyển không gian thành hai loại: luân chuyển trong không gian thực tại và luân chuyển hai chiều từ không gian thực tại đến không gian tâm tƣởng.
Thứ nhất, luân chuyển trong không gian thực tại
Tự sự là trình bày các sự việc từ sự việc này đến sự việc khác. Sự việc chỉ xảy ra khi nhân vật có sự hoạt động mà sự hoạt động của nhân vật tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi của không gian trong thực tế. Đó có thể là sự di chuyển của nhân vật từ ngôi nhà này sang ngôi nhà khác, con phố này sang con phố khác, tỉnh này sang tỉnh khác hoặc rộng hơn nữa...
Trong Thời xa vắng, cuộc đời của Giang Minh Sài đƣợc nhà văn tái
hiện từ lúc anh còn là một đứa trẻ cho đến khi trƣởng thành quá nửa đời ngƣời. Theo hành trình đó, Lê Lựu đã đƣa Sài từ không gian này đến không gian khác trong đó không gian hậu chiến là không gian cuối cùng, không gian của thực tại trong cuộc đời Sài. Mở đầu tiểu thuyết, Sài còn là một đứa trẻ vốn chỉ có hai việc trong một ngày là đánh trận giả và học bài đang bỏ trốn khỏi
gia đình vì những ấm ức mới bật ra trƣa nay “Nỗi ấm ức của thằng Sài cho đến trƣa nay mới bật ra. Nó đã hơn mƣời tuổi, lại con nhà nghèo nhƣng lại là con út, mọi việc đã có các chị dâu làm, khi các anh chị ra ở riêng, nó có vợ, dù vợ chỉ lớn hơn nó ba tuổi nhƣng đã làm đƣợc các việc nặng của ngƣời lớn, chẳng hạn nhƣ việc giã ngô bằng chày tay...” [46, 6]. Chính việc giã ngô bằng chày tay ấy đã khiến nỗi ấm ức của cậu bé Sài tích tụ bao lâu nay bung ra. Nguyên nhân là việc cô vợ lớn hơn ba tuổi kia đã lỡ tay giã trẹo vào tay Sài “trƣa nay không hiểu vì sao con bé lại giã trẹo vào tay thằng Sài. Sài hoảng hốt kêu “ối” một tiếng bao nhiêu nỗi ấm ức vốn tích tụ sẵn, nó vừa thu cái tay đau vào bụng vừa vung tay lành thụi vào mặt “vợ” nó” [46, 7-8]. Sài bỏ nhà chạy ra cánh đồng trong bóng chiều chạng vạng “Trời chạng vạng tối nó vuột ra cánh đồng. Nhờ sƣơng hôm xuống dày đặc, chỉ chạy cách rặng tre chừng năm chục bƣớc đã thấy mờ mịt, nhƣng tiếng ồn ào phía trong vẫn vọng lên, muốn òa tóa theo. Có lẽ ai đã trông thấy nó ƣ? Nó chạy sấp ngửa trên thửa ruộng mới cày vỡ, những sá cày đất gan trâu lật lên nhƣ cánh phản rắn bóng nhếnh nháng” [46, 9]. Những bƣớc chạy của Sài đồng thời cũng là sự dịch chuyển không gian tạo nên mạch ý của câu chuyện. Từ không gian ngôi nhà Sài chuyển sang không gian của cánh đồng mùa cày ải. Đó là chuyển dịch từ không gian đến không gian theo hành động của nhân vật. Bên cạnh đó, Lê Lựu còn tự sự thông qua sự chuyển dịch từ không gian đến không gian theo cuộc đời của nhân vật. Cuộc đời của Sài có những năm tháng sống và chiến đấu trên chiến trƣờng “Sài không thể ngờ rằng cuộc sống cực nhọc của ngƣời lính đối với anh lại thiêng liêng đến thế. Mƣời bảy năm vào bộ đội thì mƣời một năm ở chiến trƣờng. Mƣời một năm nguyên vẹn, không một lần về phép, mƣời một năm phải đếm từng giờ, giành giật với cái chết để cộng lại mới thành con số mƣời một ấy” [46, 207]. Từ chiến trƣờng, Sài trở về sống giữa thủ đô tạo nên một sự dịch chuyển không gian, từ không gian của chiến trƣờng/ chiến tranh sang không gian của hậu chiến. Không gian hậu chiến
không phải là nơi của các sự kiện, con ngƣời sử thi mà là nơi tồn tại của những sự kiện, con ngƣời đời thƣờng chẳng hạn nhƣ cuộc hẹn hò đầu tiên của Sài và Châu. Trong cuộc hẹn hò ấy, Sài đã đi từ con phố này sang con phố khác trong sự sốt ruột đợi chờ. Bƣớc đi giữa những con phố là một sự dịch chuyển giữa những khoảng không gian mà trƣớc hết là từ những hàng nƣớc đến gốc cây sấu bên đƣờng “phải vào đến ba hàng uống nƣớc và hút thuốc cùng với ba lần dắt xe đi đi, lại lại mới bảy giờ kém mƣời phút. Từ cái phút này thì anh phải “chốt” lại ở gốc cây sấu ngay ngã tƣ, quay mặt vào sô nhà 57 có cái ban công vòng chìa ra đƣờng nhƣ cái nhòng tát nƣớc ở nhà quê” [46, 229]. Thêm vào đó là chặng đƣờng đạp xe trên con đƣờng tình yêu “Hai ngƣời ngồi bên nhau đã khá lâu ở chiếc ghế đá dƣới chân tƣợng Lý Tự Trọng ở đầu đƣờng Thanh Niên, anh vẫn cứ run lên, không hiểu vì trời về khuya lạnh hay vì chƣa tìm ra cớ gì để biểu lộ cái tình yêu đang rạo rực trong mình” [46, 231]. Sự dịch chuyển từ không gian đến không gian của nhân vật trong thực tại luôn gắn với những trăn trở trong không gian nội tâm. Bao lần Sài ghé vào hàng nƣớc rồi hút thuốc là bấy nhiêu lần Sài sốt ruột đợi chờ sự trôi đi của thời gian khi ngóng đợi ngƣời con gái đến muộn trong cuộc hẹn đầu “Lần đầu tiên anh bị cô bé kém mình gần chục tuổi đầu không giữ đúng giờ giấc quy định” [46, 229]. Và khi cùng Châu đi dọc đƣờng Thanh Niên và ngồi lại bên tƣợng đài Lý Tự Trọng, dẫu cảm xúc yêu thƣơng dạt dào thì Sài cũng vẫn rụt rè nhút nhát “đến khi đứng trƣớc sự trang nghiêm, trƣớc một tình cảm vốn đã ao ƣớc ở ngay trƣớc mặt, cái bản tính rụt rè, thụ động chỉ biết bày tỏ lòng thành thật nhƣ một chiếc bánh đã bóc sẵn lại trở về nguyên vẹn trong anh” [46, 231]. Lê Lựu không chỉ một lần miêu tả về sự chuyển dịch không gian của nhân vật đặt trong mối tƣơng quan mới thế giới nội tâm mà hầu nhƣ
có thể tìm thấy xuyên suốt trong Thời xa vắng “Có lẽ Châu sợ mẹ biết cô đi
chơi với anh bị đau bụng nên không muốn để anh đứng đấy. Anh nghĩ thế, nhanh chóng đạp xe ra đầu ngã tƣ. Quay lại đợi lúc đèn trong nhà bật sáng và
Châu đi vào anh mới đạp thốc tháo về nhà dựng Hiểu dậy, tả lại tất cả những
tình trạng đau đớn, rất có thể gây nguy hiểm” [46, 251]. Với những lo lắng
cho Châu, Sài đạp xe đi mà chẳng yên lòng. Anh vừa đạp xe vừa chờ đợi thời điểm để quay trở lại.
Giống nhƣ trong Thời xa vắng, ở Chuyện làng Cuội, Lê Lựu cũng xây
dựng những sự chuyển đổi từ không gian đến không gian của nhân vật trong thời hậu chiến. Con ngƣời đƣợc nhà văn nhìn nhận không phải là một thực thể tồn tại trong một không gian khép kín, tĩnh tại mà luôn luôn vận động từ nơi này đến nơi khác trong cuộc sống những năm sau giải phóng. Khi Huyền đón bà Đất từ quê lên Hà Nội, Lê Lựu đã để cho nhân vật của mình di chuyển từ không gian của làng quê hậu chiến đến không gian của thành thị hậu chiến. “Huyền giảm ga. Kim đồng hồ chỉ còn chỉ đến con số 15. Mỗi lần trông thấy ô tô đi ngƣợc chiều bà vẫn tƣởng nó lao xầm xầm vào mặt mình. Bà run bần bật hai mắt nhắm lại, ôm chặt lấy ngang ngƣời cháu gọi:
- Tránh xa ra ngoài rìa cháu ơi. Đừng để nó đè lên ngƣời. Cháu thì cƣời sằng sặc trêu bà, mà bà thì cứ thót ruột lại. Cố nhắm mắt nhắm mũ, lên đến Hà Nội bà mới biết là mình thoát chết” [52, 462]. Từ làng quê lên thành phố, bà Đất lạ lẫm với tất cả mọi điều và nhất là giao thông, xe cộ. Bà hoảng sợ mỗi lần thấy ô tô ngƣợc chiều. Nhà văn cùng với việc miêu tả sự chuyển đổi không gian là sự chuyển đổi của tâm trạng. Từ niềm vui mừng khi có cô cháu gái về thăm bà Đất muốn lên thành phố chơi với cháu. Niềm vui chuyển thành nỗi sợ hãi khi chứng kiến cảnh xe cộ lao rầm tập trên đƣờng “Thôi, cứ là kệch. Từ nay, một bƣớc bà cũng không ngồi vào cái xe của cháu nữa. Đo ô tô hàng trăm lƣợt bà cứ đứng một chân vẫn còn hơn một lần bà để cháu “lai”. Chột dạ đến cả năm. Sợ quá” [52, 462].
Ở Chuyện làng Cuội nhà văn thƣờng xuyên để các nhân vật có sự di chuyển trong không gian địa lí từ nơi này đến nơi khác. Những không gian liên tiếp nối liền nhau tạo nên hành trình của nhân vật nhƣ hành trình của bà
Đất đi tham con “Ở với cháu ở tận sát chợ Ngọc Hà, vào bệnh viện Việt Xô thăm con, bà cứ đi bộ. Chỉ cần cháu ngồi xích lô cùng bà một lần là những lần sau bà nhớ. Đi thẳng một mạch từ chợ xuống đến Cửa Nam, đi theo đƣờng Bông Nhuộm ra đƣờng Trần Hƣng Đạo. Theo đƣờng Trần Hƣng Đạo đến bờ sông là đến bệnh viện. Rồi đi một đoạn nữa thì đến bến Phà Đen” [52, 462] hay nhƣ hành trình về quê của cặp đôi Hiếu-Linh Chi “Ô tô qua ga Đồng Văn thì xuống. Mỗi ngƣời xách một quai chiếc túi du lịch “dung giăng” theo bờ mƣơng ra phía đê sông Hồng. Mới hơn tám giờ. Nắng óng ánh ở những vạt lúa dƣới chân đê, nơi tận cùng của dòng mƣơng sáng nhƣ mặt gƣơng, cạnh lối đi của hai ngƣời” [52, 477]. Sự thay đổi không gian trên hành trình của nhân vật là cách tự sự về cuộc sống, cuộc đời của nhân vật. Ở mỗi không gian khác nhau, nhân vật có những sự gặp gỡ với những con ngƣời và có những tính cách khác nhau. Ở quê bà Đất tỏ ra hiền lành, thạo việc còn ở thành phố bà chƣa quen xe cộ, cảm thấy cô đơn giữa những con ngƣời xa lạ. Hiếu và Linh Chi ở thành phố lén lút cặp kè, bồ bịch còn khi về quê điều đó đƣợc công khai. Tự sự không gian vì thế trở thành tự sự tính cách của nhân vật.
Mở đầu tiểu thuyết Hai nhà, nhà văn đã đặt nhân vật vào một cuộc dịch
chuyển không gian đặc biệt đó là chuyển nhà “chiếc xe chở nồi xoong, giƣờng chiếu, từ cái lốp xe đạp đứt “tanh”, mòn nhƣ đá mài, đến cái màn gió bằng vải xô che bụi ở cửa sổ vàng xỉn...Tất cả gia tài của hai nhà trí thức trẻ, chồng làm báo, vợ là kỹ sƣ đƣợc chằng buộc ngất ngƣởng trên một chiếc xe
kéo tay chuyển về nhà mới” [53, 5]. Cuộc chuyển nhà đã mang đến cho vợ
chồng Tâm-Linh Anh một cuộc sống mới với những cƣ dân khu tập thể thuộc đủ kiểu ngƣời tƣ trí thức đến lao động chân tay. Tự sự không gian là một điều không thể thiếu để kiến tạo cuộc đời nhân vật. Xuyên suốt tác phẩm, nhà văn thƣờng xuyên để nhân vật di chuyển giữa những không gian nhƣ khi Tâm và bác Địa vợ ai ngƣời ấy đi tìm “hai ngƣời xuống đến đầu dốc Bách Thảo mọi sự đã yên ắng nhƣ chƣa hề có sự ồn ã vừa xảy ra. Trƣớc mặt con đƣờng
xuống dốc phía xa xa men theo đƣờng nhỏ, một bên là nhà xây, một bên là dãy ao nƣớc xanh rơn rớt, có ba con vịt chổng mông lên trời, đầu chúi xuống rúc vào đám bèo tây mò sục kiếm ăn. Trên con đƣờng nhỏ ấy có hai anh công
an dẫn bà Nhân và vợ Tâm về phƣờng đồn Đại Ngọc” [53, 118]. Cùng đi với
nhau trên một con đƣờng nhƣng Tâm và Địa mỗi ngƣời một ý. Tâm nóng vội còn ông Địa thản nhiên “(...) chú cũng giống tôi, chúng mình một già, một trẻ nhƣng sự bất lực trƣớc các bà ấy thì mình bằng nhau. Hai thằng nhu nhƣợc cộng lại thành bốn thằng hèn, chứ không thành một ngƣời dũng cảm đâu. Nói với bác nhƣ nƣớc đổ lá khoai càng tức thêm. Nhƣng tâm vẫn phải đạp chậm
lại chờ bác đi cùng” [53, 118]. Cảm xúc của Tâm và Địa tuy có sự khác nhau
nhƣng đều bắt nguồn từ chung một sự việc là cuộc đánh ghen giữa Linh Anh và bà Nhân. Sự chuyển trong không gian của Tâm và Địa vì thế diễn ra đồng thời với biến chuyển nội tâm của hai nhân vật. Để nhân vật vận động trong không gian thực tại nhƣng không hoàn toàn tách rời khỏi không gian nội tâm là một điểm độc đáo trong nghệ thuật tự sự của Lê Lựu.
Sự luân chuyển của nhân vật giữa những không gian trong thực tại thƣờng là từ không gian địa lý này sang không gian địa lý khác và tạo nên môi trƣờng sống của nhân vật. Trong môi trƣờng sống đó, nhân vật này quan hệ với nhân vật khác, bộc lộ tính cách...do đó, tự sự không gian kiến tạo nên hệ thống sự việc trong cốt truyện và kiến tạo nên môi trƣờng tính cách của nhân vật.
Thứ hai, luân chuyển hai chiều giữa tâm tƣởng và thực tại
Ở các tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng cuội và Hai nhà, Lê Lựu
đã tái hiện cuộc đời của các nhân vật theo dòng chảy thời gian và không gian. Theo số phận của mình, các nhân vật có sự dịch chuyển từ không gian này đến không gian khác chẳng hạn nhƣ Giang Minh Sài từ vùng đồn quê lụt lội đến chiến trƣờng rồi từ chiến trƣờng về thành phố hay bà Đất từ sau lũy tre làng chạy trốn lên miền sơn cƣớc và rồi từ đó trở về với làng quê, di chuyển
đến đô thị...Tuy nhiên, nhân vật của Lê Lựu không chỉ di chuyển trong không gian địa lý/ vật lý mà còn trở đi trở lại giữa thế giới của tâm tƣởng và thế giới của thực tại.
Trong Chuyện làng Cuội, nhà văn luôn có sự luân chuyển giữa hai
chiều không gian thực tại và tâm tƣởng. Nhà văn thƣờng bắt đầu với thực tại sau đó đan xen tâm tƣởng và rồi trở lại với thực tại. Không gian tâm tƣởng đƣợc xây dựng khi là sự vụt thoáng qua, khi khác lại là sự trải dài của tâm tâm trạng....
Từ thực tại giữa Xuyến và Hiếu xảy ra trục trặc gia đình và ông Văn Yến là ngƣời đứng ra dàn xếp cho hai vợ chồng, mang đến cho Xuyên sự yên tâm rằng “không ai đƣợc vì những chuyện cá nhân, riêng tƣ làm phá vỡ khối đoàn kết chung trong lúc này” [52, 272] nhà văn miêu tả trực tiếp về tâm trạng của nhân vật “cái tâm trạng hốt hoảng sợ mất, sợ rơi, sợ vỡ, sợ vào tay kẻ khác khiến cho chị cứ nhƣ một con chó sẵn sàng cắn lại chủ nhƣng lại phải cum cúp biểu lộ lòng trung thành để thỏa mãn cái bản chất khao khát: Phải chiếm đoạt lấy lòng tin của chủ” [52, 723]. Thế giới tâm tƣởng đƣợc nhà văn định danh một cách rõ ràng: nỗi sợ hãi. Chính nỗi sợ hãi đó là nguyên nhân của sự mâu thuẫn vừa căm hận nhƣng vừa phục tùng của Xuyến. Từ không gian thực tại chuyển sang không gian tâm tƣởng, Lê Lựu đã trần thuật bằng giọng điệu lý giải bằng quyền lực của ngôi kể thứ ba “chị yêu anh, một tình yêu sợ hãi, nó ở chỗ khác, chỗ quy luật riêng rất tuyệt vời của đàn bà. Ấy là khi những thằng đàn ông đam mê cuồng nhiệt yêu thƣơng thành thật hết lòng, chăm lo chiều chuộng hết lòng và hết lòng sợ hãi sự cãi cọ ồn ã thì các bà, các chị sẵn sàng cƣỡi lên cổ nó, ngồi lên đầu nó, dầy xéo cái thân phận lầm thân phậm lầm than của nó không biết đến đâu là tận cùng kể cả hôm qua thua các bà, các chị bị bắt quả tang ngủ với giai, hôm nay các bà, các chị vẫn điềm nhiên giành lại quyền bà chủ. Kể cả thằng đàn ông đó là ông tƣớng, các chị, các bà cũng không nề hà gì mà làm “tƣớng” của các vị tƣớng để toàn quyền
trị vì vừa nghiệt ngã, vừa êm ái, rộn ràng. Còn khi những thằng đàn ông biết yêu một tình yêu mẹo mực gian dối, biết phỉnh nịnh tinh vi và mơn trớn dịu