Ngôn ngữ kiến tạo không gian

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 113 - 115)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật

3.2.4. Ngôn ngữ kiến tạo không gian

Văn bản là hình thái trực tiếp của không gian đƣợc xây dựng lên bởi ngôn ngữ trong khi ngôn ngữ có tính thời gian dẫn đến mỗi không gian đƣợc kiến tạo bởi ngôn ngữ sẽ hiện lên toàn vẹn theo thời gian trần thuật. Tuy nhiên với sự tổ chức hình thức không gian toàn tác phẩm thì tính thời gian này có thể bị phá vỡ. Không gian trong các tiểu thuyết của Lê Lựu dần hiện lên bởi ngôn ngữ trong văn bản của ngƣời kể chuyện hoặc văn bản của nhân vật qua đó không gian đƣợc kiến tạo theo các phƣơng thức kể và tả.

Không gian trƣớc hết đƣợc kiến tạo bằng ngôn ngữ theo phƣơng thức miêu tả với những danh từ, tính từ…

Không gian căn phòng chật chội của vợ chồng Sài – Châu trong Thời

“chai”, “phích sữa”, “chậu đựng tã”, “lọ để “hứng chim” khi đái”, “xong nồi rổ rá”, “rau”, “gạo”... Với biện pháp liệt kê hàng loạt sự vật gói vào trong một không gian, nhà văn đã khắc họa đƣợc diện mạo không gian bằng ngôn từ. Đó là một không gian với biết bao vật dụng gia đình, bếp núc xếp bừa bãi, lộn xộn. Sự chiếm cứ không gian của các vật dụng này khiến khoảng không của con ngƣời bị thu hẹp làm nảy sinh bức bối song lại không thể bỏ bớt nên bức bối đƣợc duy trì và có xu hƣớng căng thẳng, xung đột.

Khác với không gian căn phòng của hai nhân vật trong Thời xa vắng

đƣợc kiến tạo bằng những danh từ thì không gian trong Hai nhà lại đƣợc miêu

tả bằng những con số chính xác. Đó là con số 14 mét vuông của căn căn hộ tập thể của vợ chồng Linh Anh – Tâm, là con số 8 mét vuông nơi gian díu của Thiệt và bà Nhân. Tất cả những con số ấy đã kiến tạo nên không gian một

cách cụ thể không hề ƣớc lệ. Không gian trong Chuyện làng Cuội đƣợc kiến

tạo bởi ngôn từ có tính miêu tả trạng thái tính chất “Lập tức cả khu nhà sáng lòa lên. Các cửa sổ cửa chính bật tung nghe thình thình…Chả mấy chốc hành lang và khoảng sân trƣớc cửa nhà Hiếu chật ních ngƣời” [52, 437 – 438]. Diện mạo không gian trong các tiểu thuyết của Lê Lựu đƣợc khắc họa một cách chi tiết từ đó tạo nên tính chân thực.

Không gian trong Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Hai nhà còn đƣợc

kiến tạo bởi ngôn ngữ thông qua phƣơng thức kể. Trong các tiểu thuyết của mình, Lê Lựu để cho nhân vật hồi tƣởng lại những chuyện đã xảy ra. Sài (Thời xa vắng) khi cầm trên tay chiếc ba lô bị vợ phá hỏng nhớ về những

ngày tháng ở chiến trƣờng, Hiếu (Chuyện làng Cuội) luôn canh cánh trong

lòng chuyện bị ngƣời tình phản bội. Đặc biệt Linh Anh và Địa trong Hai nhà

có những trang nhật ký, thƣ tuyệt mệnh chứa đầy hồi ức. Đặc điểm của ngôn ngữ theo phƣơng thức kể là sự xuất hiện của các dấu mốc thời gian có khi cụ thể đến ngày tháng, có khi là sự ƣớc chừng thời gian. Tuy nhiên, dù là sự

ƣớc chừng hay là những tháng cụ thể thì đều kiến tạo nên không gian tâm tƣởng – hồi ức của các nhân vật.

Không gian có thể đƣợc kiến tạo với những đặc điểm về vị trí, cấu tạo, thể tích… thông qua ngôn từ. Không gian cũng có thể đƣợc kiến tạo bởi ngôn ngữ với những từ chỉ thời gian từ cụ thể đến ƣớc lệ. Sử dụng ngôn từ một cách linh hoạt, độc đáo để kiến tạo không gian là thành công trong nghệ thuật trần thuật của Lê Lựu từ góc nhìn tự sự học.

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)