Không gian sinh hoạ tở thành thị với sự cô đơn, bất hòa

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 43 - 57)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Không gian thành thị

2.1.2. Không gian sinh hoạ tở thành thị với sự cô đơn, bất hòa

Cuộc sống trong không gian thành thị nhƣ đã nói trong phần trƣớc, diễn ra trong những không gian chật chội, tù túng dẫn đến sự bất hòa giữa những con ngƣời trong gia đình, đẩy họ vào sự cô đơn rồi từ đó dẫn đến đổ vỡ hạnh

phúc. Qua các tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Hai nhà tác giả

cho thấy quan niệm mang màu sắc văn hóa về không gian thành thị. Theo ông, bên dƣới sự hào nhoáng của phố phƣờng, con ngƣời luôn sống trong thế

giới cô đơn, cuộc sống chứa đầy những mâu thuẫn. Lê Lựu chủ yếu khai thác mâu thuẫn giữa các nhân vật xuất thân từ không gian thành thị và không gian

nông thôn nhƣ Sài và Châu trong Thời xa vắng hay Tâm và Linh Anh trong

Hai nhà. Nhƣ vậy, mâu thuẫn giữa các nhân vật xét đến cùng là mâu thuẫn giữa không gian văn hóa thành thị và không gian văn hóa nông thôn. Mâu thuẫn này không chỉ có tính văn hóa mà còn có tính quan niệm khi Lê Lựu xoáy sâu trong cả ba cuốn tiểu thuyết làm nên tên tuổi của đời sáng tác.

Các gia đình thành thị trong Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Hai nhà

đầy rẫy những xung đột, bất hòa đẩy con ngƣời vào cõi “trăm năm cô đơn”. Sự khác biệt về các giá trị văn hóa tất yếu dẫn đến mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình. Lê Lựu quan niệm, mỗi con ngƣời thuộc về một không gian văn hóa khác nhau với nhiều giá trị không thay đổi trong cả cuộc đời bởi vậy họ không thể đồng cảm và sẻ chia dẫu sống chung dƣới một mái nhà. Mâu thuẫn bắt nguồn từ sự khác biệt giữa giá trị của không gian văn hóa thành thị và không gian văn hóa nông thôn kiến tạo nên mỗi con ngƣời đã đẩy hôn nhân gia đình đến vực thẳm đổ vỡ, thậm chí khiến ngƣời bảo thủ nhất của giá trị văn hóa nông thôn nhƣ bà Đất phải tìm đến cái chết vì ấm ức, oan uổng…Đi sâu vào từng tiểu thuyết chúng ta sẽ nhận ra sự bất hòa dai dẳng trong các gia

đình Sài – Châu (Thời xa vắng), Hiếu – Xuyến (Chuyện làng Cuội), Tâm –

Linh Anh (Hai nhà) đƣợc xây dựng bởi quan niệm văn hóa của nhà văn.

Trƣớc khi kết hôn, Hiểu là ngƣời sẻ chia với Sài trong Thời xa vắng.

Bởi vậy, nhịp sống của Sài khi không có Hiểu trong căn phòng, trống vắng khiến bản thân anh cũng không chịu đƣợc sự cô đơn “Chiều thứ bảy Hiểu về quê, Sài hoàn toàn làm chủ căn phòng cho đến sáng ngày thứ hai. Nhƣng nhà thƣờng khóa cửa, có hôm Hiểu đi nhƣ thế nào thì lúc về vẫn y nguyên thế. Nhìn đôi dép cói đi trong nhà vẫn ghếch mũi vào nhau anh biết Sài chƣa hề bƣớc vào nhà” [46, 213]. Thành thị tƣởng chừng là nơi đông ngƣời, ồn ã nhƣng cũng chính tại đó những con ngƣời cô đơn nhất. Con ngƣời mắc kẹt

trong không gian và tìm kiếm sự giải thoát nỗi cô đơn bằng cách thay đổi không gian. Sài đến ăn cơm nhà bạn là một cách thoát khỏi không gian chật hẹp, cô đơn. Sau này, ngay cả khi đã cƣới Châu, sự cô đơn vẫn nhƣ chiếm lấy con ngƣời Sài và anh không thể chạy thoát khỏi nó “Đã cùng ăn chung “một chế độ”, cô cũng cố tạo ra sự riêng biệt: gắp rau ra đĩa, xúc thịt rang tôm vào bát, pha nƣớc chấm, thứ gì cũng chỉ vừa đủ một ngƣời ăn. Nếu anh có về hãy tự lấy bát đũa, tự gắp nốt rau và xúc lấy thịt mà ăn. Đến khi Sài về cô đã ăn xong, bát đũa còn vứt lại ở chậu, cô đi nằm” [46, 320]. Sự khác biệt về văn hóa sinh hoạt của một chàng trai quê mùa và cô gái Hà Nội khiến gia đình Sài bất hòa và anh cô đơn ngay chính trong căn nhà của mình.

Giang Minh Sài (Thời xa vắng) ngay từ nhỏ đã là nạn nhân của bi kịch

gia đình. Dƣới sức ép của những ngƣời thân và sau này là của đồng đội, của thủ trƣởng và cả tham vọng của chính mình Sài đã chấp nhận cuộc sống không đƣợc là chính mình. Sài sống trong một vỏ bọc và cố gắng yêu cái ngƣời khác yêu. Sau những năm chiến tranh, Sài đến sống ở Hà Nội và ở đây anh đã gặp Châu. Tƣởng chừng cuộc hôn nhân với Châu sẽ bù đắp cho Sài sau sự đổ vỡ với Tuyết nhƣng thực chất Sài lại lâm vào một bi kịch gia đình khác. Trong khi Châu là cô gái xuất thân thành phố thông minh, sắc sảo và thực dụng thì Sài lại là một ngƣời nhà quê thật thà, chất phác và thô mộc. Họ nhƣ đôi đũa lệch, mâu thuẫn và bất hòa. Nhà văn đã đẩy sự khác biệt của họ lên đến đỉnh điểm để mỗi nhân vật tự bộc lộ bản chất của mình. Châu quá quắt thì Sài nhịn nhục nhƣng càng nhịn Châu càng lấn tới. Khoảng cách giữa họ dƣờng nhƣ không thể lấp đầy.

Châu và Sài không cộng hƣởng đƣợc ngay từ những điều nhỏ nhặt, vụn vặt nhất của cuộc sống thƣờng ngày nhƣ chuyện ăn uống. Khi vợ ốm, Sài biết chiều vợ nhƣng lại không thực sự hiểu vợ. Châu ốm, Sài ngƣợc xuôi mua thuốc, mua phở chăm sóc nhƣng Châu lại không chỉ cần có nhƣ vậy, cô còn muốn chồng nựng nịu, hỏi han. Sự khô khan của Sài không hòa hợp đƣợc với

tâm hồn Châu. Nguồn cơn của sự bất hòa là sự khác biệt trong tâm hồn mỗi ngƣời và ngoài ra còn là cách sống của ngƣời quê và ngƣời tỉnh. Ngƣời quê hồn hậu nên ngay trong những sinh hoạt thƣờng ngày họ thô mộc, tự nhiên “khi nhà có khách, ngồi kéo quần lên tận đùi, thƣợng cả hai bàn chân đi xa về chƣa rửa lên ghế, ăn uống thì húp háp xì xoạp, mồ hôi mồ kê đầm đìa nhễ nhại. Ăn xong ngồi xỉa răng nhanh nhách, đôi khi há mồm vẹo cả mặt để thò ngón tay vào cậy các thứ mắc kẹt trong kẽ răng” [46, 42]. Ngƣợc lại với Sài, Châu là ngƣời con gái Hà Thành thanh lịch nên tất cả những gì quê kệch trong cách sinh hoạt của Sài làm cô khó chịu, khiến cô đánh giá Sài là “thằng nhà quê thô kệch dốt đủ mọi thứ” [46, 267]. Trong căn phòng nhỏ hẹp của gia đình Sài không khí ngột ngạt, căng thẳng, bức bối. Bên bờ vực của đổ vỡ hôn nhân, sự bức bối, căng thẳng, ngột ngạt ấy khiến Sài tìm cách giải tỏa, khiến anh “trốn tránh” không muốn về nhà sau khi tan làm “Hết giờ làm việc, giữa cảnh tất bật vội vã của mọi ngƣời tự nhiên thấy mọi sự háo hức vất vả là vô nghĩa, anh cảm thấy nhàn nhã một cách nhạt nhẽo. Không còn muốn mắt trƣớc mắt sau cắm đầu đạp xe về nhà nhƣ mọi chiều nữa. Anh lững thững dắt xe ra cổng mà không biết sẽ rẽ đƣờng nào và đi đến đâu. Anh đạp xe quanh hồ Hoàn Kiếm, quanh hồ Thuyền Quang. Rồi cả một vòng quanh Hồ Tây mà không biết để làm gì” [46, 320-321]. Sài lang thang không mục đích bởi anh không muốn về với căn nhà đầy những mâu thuẫn, sự khinh bỉ. Anh chỉ về đó khi không còn có thể đi bên ngoài “Đến hơn mƣời giờ đêm, không biết đi đâu đến đâu, anh đành phải quay về nhà” [46, 321]. Hôn nhân với Châu khiến Sài nhận ra anh không hề có hạnh phúc “tôi bơi trong cái hạnh phúc giống nhƣ bơi trong cánh đồng nƣớc lụt của làng tôi, nó mênh môgn không biết đâu là bờ, không biết đến đâu là kiệt sức và mình sẽ chết đuối vào lúc nào” [46, 312]. Bất hòa với Châu, Sài đánh mất chính mình trong một cái chu trình khép kín của ngƣời đàn ông vừa đi làm vừa chăm sóc vợ đẻ. Buổi sáng “trong thời gian “làm việc cơ quan” anh phải giải quyết xong việc mua bán tem

phiếu của hai vợ chồng và con. Mua xong, thứ nào không để đƣợc phải luộc, xào, rán, nấu để khỏi ƣơn, ôi, thiu, vữa”, chiều đến Sài lại “tạt qua chợ xếp hàng mua rau mậu dịch hoặc “rau ngoài”, về đến nhà lại giặt giũ tã lót, ăn uống, rửa bát, xách nƣớc, nhặt rau cho sáng mai, “đun nƣớc rửa chai lọ và dự trữ nƣớc sôi ban đêm”, cắm điện sấy tã lót, đổ sữa vào bình cho con...Tất cả những công việc đó khiến Sài “đêm nào anh cũng thức đến mƣời một giờ mới vào màn” [46, 307] rồi hai giờ sau cho con ăn bữa một giờ, ““giải quyết hậu quả” của nó” [46, 307] thì mới chính thức khép lại chu trình đi làm, chăm vợ. Chu trình ấy khiến cho Sài sau “hơn ba trăm ngày kể từ khi lấy vợ và 196 ngày kể từ khi sinh con thì anh chàng Sài đã phải mất đi mƣời một cân bốn lạng già đi đến hơn chục tuổi, nhom nhem và bê tha nhƣ anh đạp xích lô trực đêm trƣớc cửa ga” [46, 307]. Sài hao mòn thể xác bởi dƣờng nhƣ anh không nhận đƣợc sự chia sẻ từ ngƣời vợ. Châu không đỡ đần Sài những công việc nhẹ trong nhà. Sự bất hòa của Sài và Châu dần lên đến đỉnh điểm. Vì cuộc sống gia đình, Sài mất đi bạn bè và cả họ hàng “Bốn tháng nay họ hàng anh em ruột thịt, kể cả Tính không ai lai vãng đến nhà Sài. Bạn bè cũng vô cùng ngại. Không ai còn đủ can đảm đến và ngồi chơi với anh giữa những đống tã lót và chai lọ” [46, 308]. Hôn nhân thiếu sự sẻ chia và sự hy sinh vun đắp cho gia đình đến từ một phía nên sự đổ vỡ là tất yếu. Xét đến cùng sự mâu thuẫn, bất hòa trong gia đình là nguyên nhân của đổ vỡ, lại bắt nguồn từ cách sống, cách nghĩ của mỗi ngƣời trong gia đình.

Từ làng quê lên thành thị, Sài đối diện với một cuộc sống mới với những giá trị văn hóa khác biệt. Nếu nhƣ Giang Minh Sài đại diện cho những nét văn hóa của không gian nông thôn truyền thống thì Châu đại diện cho những nét văn hóa của không gian thành thị hậu chiến. Lê Lựu đã đặt nhân vật vào không gian thành thị để cho thấy sự mâu thuẫn văn hóa ở bề sâu thông qua mâu thuẫn gia đình trên bề nổi.

Ở một tiểu thuyết khác, tiểu thuyết Chuyện làng Cuội, Lê Lựu cũng đã xây dựng một không gian gia đình với đầy rẫy những mâu thuẫn, bất hòa. Viết về những gia đình ở đô thị với trung tâm là gia đình của Lƣu Minh Hiếu, Lê Lựu đã tái hiện những xung đột mẹ chồng/ nàng dâu; mẹ/ con, bố/ con, vợ/ chồng... Trong quan hệ vợ chồng, tình yêu dƣờng nhƣ ít khi xuất hiện thay vào đó là sự giả dối, lừa gạt và ngoại tình. Hiếu vất ngờ nhận đƣợc một lời cảnh báo về việc Hiền ngoại tình ở nhà. Ngƣời đƣa ra cảnh báo ấy cũng cho Hiếu biết tính lẳng lơ của ngƣời vợ qua nhân tƣớng “vợ ngƣơi có dáng khoáng đạt “trƣờng túc bất chi lao”. Loại ngƣời này đã có thơ rằng “những ngƣời chân cẳng làng nhàng, một đêm chấp cả mấy chàng trai tơ”. Dáng ngƣời ấy hợp với bản mệnh. Nhƣng toàn bộ con ngƣời ấy chỉ nên để ý đến hai con mắt: Hai con mắt dài. Mi cũng dài ƣơn ƣớt rất quyến rũ. Bao nhiêu ngƣời “chết” ở đôi mắt ấy” [52, 433]. Lời cảnh báo tƣởng chừng vu vơ nhƣng lại thành sự thực khi Hiếu trở về nhà và phát hiện ra cánh cửa khóa trái bên trong và anh chắc chắn có một ngƣời đàn ông khác trong phòng. Phát hiện ra vợ ngoại tình nhƣng Hiếu không thể kết tội bởi sự “già mồm” của “gái đĩ”. Hiếu

từ vị thế của một ngƣời chồng bị cắm sừng lại bị chị vợ biến thành “thằng vu

oan, giá họa, một thằng nhỏ nhen đa nghi, ghen tuông vớ vẩn” [52, 436]. Mọi

lý lẽ của Hiếu kể cả việc dẫn ra những lần phá thai lén lút của vợ cũng bị chị vợ phản bác. Ông Văn Yến đứng ra hòa giải vợ chồng Hiếu khi tất cả mọi chuyện trong gia đình đều bị lật tung trong cuộc cãi vã “mình cháu, một nách hai đứa con ốm đau quặt quẹo thay nhau vào viện. Hầu hai con rồi còn phải hầu hạ mẹ chồng. Rồi lại việc cơ quan sấp sấp, ngửa ngửa chạy nhƣ ma đuổi từ sáng sớm đến tối mịt vòng quanh bệnh viện, rồi cơ quan, rồi về nhà giặt giũ, cơm nƣớc cho cả bà, cả cháu. Ngƣời cháu cứ ốm đau gầy còm đi cũng chỉ vì khổ sở vất vả, đầu tắt mặt tối, còn hơi sức đâu mà nghĩ đến chuyện bậy bạ. Cháu chỉ thấy tủi nhục với chị em, mang tiếng lấy đƣợc chồng ông nọ bà kia, tƣởng đƣợc nhờ vả sung sƣớng không ngờ một mình còm cõi nuôi con, hầu hạ

mẹ chồng mà thỉnh thoảng chồng lại gây hết chuyện này đến chuyên khác.

Lúc nào anh ấy cũng hành hạ, xỉ vả vợ hơn cả con ở ngày xƣa” [52, 440].

Trong cuộc cãi vã, thanh minh cho cuộc tình lén lút, tất cả những mâu thuẫn vợ chồng bị Hiền làm cho bung ra trƣớc “bàn dân thiên hạ”. Dƣới ảnh hƣởng của ông Văn Yến và tham vọng của chính bản thân Hiếu “sợ mất danh dự với

nhân dân, mất uy tín với cấp trên”[52, 449] nên Hiếu nhẫn nhịn ngay lúc bấy

giờ nhƣng mọi chuyện không dễ lắng xuống. Hiếu vẫn nghi ngờ vợ từ đó khiến mâu thuẫn bất hòa trong gia đình vẫn âm thầm tồn tại. Hiếu càng tìm hiểu chuyện ngoại tình của vợ thì càng không thể làm rõ còn Hiền vì nắm đƣợc điểm yếu là nỗi sợ mất danh dự của chồng nên càng quá quắt “Hiền đã cảm nhận thấy chỗ yếu, cái vết “lõm” của anh để tỳ xoáy vào đó một cách ác độc, man rợ, buộc anh phải chấp nhận tất cả những mối quan hệ bừa bãi của cô. Càng ngày cô càng bất chấp, càng “công khai hóa” để anh chỉ việc “nhìn

ngắm” mà tự nuốt nỗi cay đắng nhục nhã vào lòng” [52, 449-450]. Mâu thuẫn

giữa Hiếu và Hiền lên đến đỉnh điểm khi Hiếu buộc mẹ mình phải tố cáo con dâu để có cớ ly dị. Bản thân Hiếu cũng không phải ngƣời chung thủy trong cuộc sống gia đình. Trƣớc đây, khi vợ anh là Xuyến (mẹ của Huyền) thì anh lén lút ngoại tình với cô gái tên Nho mở hàng quán ở gốc đa, sau này khi cƣới Hiền (con gái Nho) thì anh lại có mối tình với Linh Chi (nhân viên cấp dƣới của anh). Những mâu thuẫn, bất hòa trong gia đình giữa vợ chồng trong tiểu thuyết cuả Lê Lựu không phải diễn ra trong ngày một ngày hai mà tồn tại một cách dai dẳng, tiềm tàng và dẫn đến sự đổ vỡ của hôn nhân.

Trong gia đình Lƣu Minh Hiếu, bên cạnh mâu thuẫn vợ chồng trong chuyện tình yêu còn là mâu thuẫn giữa mẹ kế con riêng và mẹ chồng nàng dâu, những mâu thuẫn điển hình của gia đình. Mỗi lần Hiền sinh con, Hiếu lại đón bà Đất từ quê lên để giúp hai vợ chồng trông cháu “mỗi lần chị ấy đẻ, con cái ốm đau quặt quẹo bà lại đƣợc đƣa lên tỉnh bốc cứt bốc đái, giặt giũ hầu hạ con dâu, nâng giấc ôm ấp các cháu” [52, 444]. Thế nhƣng bà Đất và con dâu

lại không hòa hợp. Cô con dâu thị thành có lối sống phóng khoáng không phù hợp với tính cách bà mẹ nông thôn. Hiền hết kiêng cữ, lại quay ra nói cạnh khóe mẹ chồng mà mẹ chồng thì chƣa đƣợc con trai cho về nên vẫn phải ở lại âm thầm chịu đựng “chị ấy nói cạnh khóe, đá thúng đụng nia, nhƣng chƣa đƣợc con trai cho về bà vẫn phải ở lại chịu đựng” [52, 445]. Sống với con trai, con dâu nhƣng ngƣời mẹ vẫn luôn sẵn sàng về quê cho khỏi vƣớng víu “mỗi lần nhƣ thế, bà lại bó sẵn quần áo bằng cái dây ni lon xanh anh Hiếu cho từ ngày ở Sài Gòn ra, bỏ vào cái ba lô con cóc chuột khoét cũng của anh Hiếu cho, sẵn sàng “thôi mẹ xin các con cho mẹ về dƣới quê” [52, 445]. Mắc kẹt giữa mâu thuẫn của con trai và con dâu nên trong một lần tự ngã do trơn trƣợt bà Đất bị con trai ép phải vu oan rằng con dâu đẩy ngã để con trai có cớ bỏ vợ. Từ một ngƣời chất phác bà Đất trở nên điêu ngoa. Với nỗi đau khổ không có sự sẻ chia bà tự vẫn. Cái chết của bà Đất là đỉnh cao của mâu thuẫn trong

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)