Điểm nhìn bên ngoài kiến tạo không gian

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 88 - 92)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Điểm nhìn trần thuật

3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài kiến tạo không gian

Điểm nhìn bên ngoài với ngôi kể thứ ba khiến nhà văn có sự đặc tả không gian thực tại cụ thể chi tiết và đƣa ra sự lý giải về những cảm xúc, suy tƣ của không gian tâm tƣởng.

Tất cả không gian thực tại đều đƣợc tạo hình từ điểm nhìn của ngƣời kể

chuyện. Ngƣời kể chuyện đã tạo nên khoảng không nơi Sài (Thời xa vắng) và

con sinh hoạt trong một ngày, định vị hai nhân vật trong khoảng không ấy “cả ngày thằng bé cứ ăn uống không ra bữa nào cho hẳn hoi. Giờ làm việc thì chạy theo các cô công vụ, văn thƣ của cơ quan, hết giờ, hai bố con nhong nhóng trên chiếc xe đạp” [46, 337]. Trên chiếc xe đạp ấy, Sài đƣa con đi vòng quanh Hà Nội nhƣng không gian Hà Nội không đƣợc nhìn từ điểm nhìn của anh hay của bé Thùy mà từ điểm nhìn của ngƣời kể chuyện: “đƣa con đi hết chùa Một Cột, ra ngồi trƣớc cửa lăng Bác ra ghế đá Hồ Tây, hơn chín giờ đêm mới về nhà” [46, 337]. Điểm nhìn thứ ba mang đến một hành trình cụ thể của nhân vật trong không gian với điểm đi, điểm đến và cả thời gian cụ thể của lộ

trình. Cũng với điểm nhìn toàn năng từ bên ngoài, trong Chuyện làng Cuội,

không gian thực tế với con đƣờng mà nhân vật đi qua trở nên rõ ràng, chi tiết

anh lai cô đi suốt 50 ki lô met trong mƣa gió lầy lội! Cô thì mặc áo mƣa, đội

mũ, đi giày tất, còn anh thì đầu trần ƣớt luốt chuốt. Từ đƣờng nhựa ra đến bến đò ba ki lô mét, bùn trơn anh phải khóa xe gửi, cõng cô ra bến đò rồi mới quay lại dắt xe…” [52, 376]. Những con số cụ thể nhƣ năm mƣơi hay ba ki lô mét không phải là sự đo đếm cụ thể của nhân vật trên đƣờng đi “giải quyết” cái thai mà là của ngƣời kể chuyện. Những con số minh chứng cho sự “uyên bác” của ngƣời kể chuyện trong việc kiến tạo không gian cho nhân vật. Giống nhƣ Thời xa vắng Chuyện làng Cuội, ở Hai nhà, điểm nhìn bên ngoài vẫn là điểm nhìn chủ đạo kiến tạo không gian. Với điểm nhìn bên ngoài và ngôi kể thứ ba, không gian của chuyến đi đến hiện trƣờng vụ đánh ghen giữa Linh

Anh và Nhân của hai ngƣời chồng là Tâm và Địa trở nên chi tiết “Hai ngƣời xuống đến đầu dốc Bách Thảo mọi sự đã yên ắng nhƣ chƣa hề có sự ồn ã vừa xảy ra. Trƣớc mặt con đƣờng xuống dốc phía xa xa men theo đƣờng nhỏ, một bên là nhà xây, một bên là dãy ao nƣớc xanh rơn rớt, có ba con vịt chổng mông lên trời, đầu chúi xuống rúc vào đám bèo tây mò sục kiếm ăn” [53, 118]. Ngƣời kể chuyện đã không bỏ qua những chi tiết dù nhỏ nhất để kiến tạo không gian thực tế trong hành trình của nhân vật. Mỗi sự vật trong sự mô hình hóa thế giới đều mang theo những đặc điểm nhận dạng cho thấy ngƣời kể chuyện không chỉ thấu tỏ tất cả mà còn rất tỉ mỉ. Những dãy nhà đang xây, độ xanh “rơn rớt” của nƣớc ao, những con vịt chổng mông rúc vào đám bèo kiếm ăn… là những chi tiết cho thấy sự tỉ mỉ ấy.

Không gian thực tế đƣợc kiến tạo bởi điểm nhìn bên ngoài trở nên cụ thể, chi tiết. Bên cạnh đó, điểm nhìn này còn mang đến sự lý giải triệt để về tâm tƣởng của nhân vật.

Không gian tâm tƣởng vốn trừu tƣợng nên nếu con ngƣời không bày tỏ thì tâm tƣởng mãi mãi đƣợc phủ lớp sƣơng mờ vĩnh hằng. Thế nhƣng, dƣới ánh sáng của điểm nhìn bên ngoài và sự toàn năng của ngôi kể, tâm tƣởng nhân vật trở nên trong suốt.

Hƣơng (Thời xa vắng) là ngƣời yêu đầu tiên của Sài. Sau bao năm xa

cách khi gặp lại anh vẫn thấy trào dâng cảm xúc. Đó là những cảm xúc mơ hồ, khó lí giải vừa là thực tại vừa quá khứ mà chỉ có ngƣời kể chuyện am tƣởng mới có thể làm bộc lộ ra “Có lẽ từ khi yêu Hƣơng đến giờ, đây là lần đầu tiên Sài cảm thấy xấu hổ cho đến ba năm sau khi gặp lại Hƣơng ở quê Sài vẫn thấy mình sƣợng sùng, không dám nhìn vào khuôn mặt cô đang nóng lên bừng bừng trong cái đêm trăng khuyết của ngày 26 ta” [46, 368]. Cảm xúc của đôi lứa yêu nhau ngay cả ngƣời trong cuộc cũng khó lý giải thế nhƣng không gian tâm tƣởng của Sài vẫn đƣợc lý giải bởi ngƣời kể chuyện. Dẫu đã

trải qua chiến tranh, trải qua mối tình với Châu, anh vẫn thấy xấu hổ và sƣợng sùng trƣớc mối tình đầu.

Nếu nhƣ ở Sài là cảm xúc tình yêu thì ở ông Văn Yến trong Chuyện làng Cuội, không gian tâm tƣởng là sự trăn trở trƣớc con ngƣời Lƣơng Minh Hiếu. Những suy tƣ mà ông giấu kín trƣớc mọi ngƣời đƣợc ngòi bút nhà văn làm hiện lên trƣớc mắt ngƣời đọc:

“- Gặp gỡ cái gì? Thôi.

Giọng ông nhỏ nhƣng đầy nỗi uất giận chứa chất trong ngƣời ông chƣa thể nào thoát ra đƣợc” [52, 508]. Xuất thân của Hiếu khi trƣớc và nhân cách của Hiếu hiện tại khiến ông Văn Yến – ngƣời đỡ đầu của Hiếu – thấy dằn vặt. Suy tƣ đầy uất giận, không thể nào thoát ra của ông đƣợc ngƣời kể chuyện hiểu

thấu. Vẫn trong Chuyện làng Cuội, điểm nhìn bên ngoài khiến ngƣời kể

chuyện có thể lý giải về tâm tƣởng Linh Chi trong cuộc tình với thủ trƣởng Hiếu “đã không kháng cự nổi cái sự “lấn chiếm” ban đầu thì không có sức nào chống đỡ nổi những lần sau. Đã không kiên quyết tiêu diệt ý định mới nhen nhóm trong ngƣời đàn ông sẽ không thể nào yên ổn. Nếu cứ để niềm hy vọng của họ về mình nhƣ những nọc độc của con rắn sau mùa đông thì nó sẽ

cắn chết mình lúc nào không thể biết” [52, 476]. Ngƣời kể chuyện hiểu thấu

lẽ đời không chỉ lý giải mà còn kết luận bvề tâm lý nhân vật “Tóm lại, một cô gái từng va chạm, lại thừa thãi sức lực nhƣ Linh Chi thì việc dẫn đến cuộc tình nhƣ một ngƣời vợ thứ ba của “chú” Hiếu là hoàn toàn logic. Từ lúc chiều chuộng một cái hôn cho đến cuộc tình chí cốt làm nhục mạ bố mình vốn là kẻ tình địch của “chú Hiếu” hoàn toàn dễ hiểu” [52, 476]. Trong cuộc tình với Hiếu, bản thân Linh Chi không biết đƣợc nguyên cớ thực sự anh đến với cô. Nguyên cớ này, khát khao chiếm đoạt và trả thù chỉ mình Hiếu biết và dƣới ngòi bút của ngôi kể thứ ba ngƣời kể chuyện đã mở ra không gian tâm tƣởng của Hiếu.

Tƣơng tự nhƣ hai tiểu thuyết trƣớc, không gian tâm tƣởng của các nhân vật trong Hai nhà, cũng đƣợc ngƣời kể chuyện tái hiện và lí giải. Khi mới quen Linh Anh, Tâm dạt dào hy vọng trở thành ngƣời yêu của cô “là một thằng nhà báo ăn lƣơng cán sự ba, không có tài cán gì làm sao gặp đƣợc một cô gái nhƣ thế này. Ngày ấy chƣa ai nói gì đến những mối quan hệ vô cùng phức tạp của cô, anh cũng nghĩ nếu không có sự trắc trở nào đấy, không có những khuyết tật nào đấy, làm gì có chuyện đến lƣợt mình làm chồng” [53, 108]. Không gian tâm tƣởng chƣa đựng những suy tƣ ấy của Tâm đƣợc ngƣời kể chuyện thấu hiểu nên dù anh không nói nhƣng ngƣời đọc vẫn biết. Với Tâm lúc này, Linh Anh nhƣ một sự ban ơn và từ đó ngƣời kể chuyện đã lý giải về cảm xúc của anh “cho nên bất cứ một cử chỉ, một lời nói nào của cô trong buổi gặp đầu tiên này Tâm cũng thấy mình là kẻ gặp may, anh thấp thỏm niềm hy vọng” [53, 108]. Nhà văn không hóa thân vào nhân vật mà từ vị trí của ngƣời kể chuyện trong điểm nhìn thứ ba tái hiện niềm vui, sự hạnh phúc trong lòng Tâm khi gặp gỡ ngƣời con gái mơ ƣớc của anh.

Lê Lựu tỏ ra thấu hiểu thế giới tâm lý nhân vật khi nhiều lần sử dụng

điểm nhìn thứ ba để tái hiện không gian tâm tƣởng. Ở Hai nhà, nhà văn nhiều

lần mở ra tâm tƣởng của nhân vật Tâm từ điểm nhìn này chẳng hạn nhƣ trong cuộc trò chuyện của Tâm với chị phe “nghe chị nói, Tâm nghĩ bụng: vợ anh nói bóng gió, cạnh khóe về chuyện đổi chác, chắc là chuyện bà Nhân đây…” [53, 42 – 43]; hay nhƣ trong cuộc tâm sự với bác Địa “nghe bác Địa nói, mặt Tâm nóng lên rần rật. Thế ra, cái việc anh lo cho con gái bác đi Tây cũng là việc làm của một thằng ngu…” [53, 48]. Điểm nhìn bên ngoài khiến nhà văn thấu triệt tâm lý của nhân vật từ đó ông cho ngƣời đọc thấy cả những ý nghĩ thầm hay sự tức giận kìm nén của nhân vật Tâm.

Thông qua điểm nhìn bên ngoài, nhà văn khác họa đƣợc không gian tâm tƣởng của nhân vật một cách toàn diện và đồng thời thể hiện sự thấu hiểu con ngƣời một cách sâu sắc.

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)