6. Cấu trúc của luận văn
2.1. Không gian thành thị
2.1.1. Không gian ngột ngạt tù túng
Ở tiểu thuyết của Lê Lựu, không gian thành thị bao giờ cũng là một tập hợp của những không gian cụ thể nhƣ con đƣờng hay căn phòng… trong đó đáng chú ý là không gian căn phòng nhỏ hẹp, chật chội. Quan niệm về không gian thành thị của nhà văn thể hiện rõ trong việc tạo dựng những căn phòng tập thể chật chội dột nát, hay một khu tập thể đông đúc xập xệ… Không gian thành thị với những căn phòng chật hẹp, ngột ngạt một mặt đã phản ánh đời sống sinh hoạt của ngƣời dân thành thị. Mặt khác, xây dựng không gian này, nhà văn cho thấy quan niệm mang tính văn hóa của ông. Sự phát triển của các đô thị tất yếu sẽ mang đến nhiều hệ lụy mà một trong số đó là sự thu hẹp biên độ đời sống của con ngƣời vào trong những căn phòng, khu nhà nhỏ bé. Không gian nhỏ hẹp trở thành không gian sinh hoạt chung của gia đình nên không gian riêng tƣ của mỗi ngƣời gần nhƣ tiêu biến. Xây dựng các không gian ngột ngạt, tù túng ở đô thị trong các tiểu thuyết của mình, Lê Lựu nhƣ
muốn truyền tải một thông điệp mang tính quan niệm văn hóa của ông đó là sự đổ vỡ của hạnh phúc gia đình trong cuộc sống đô thị một phần bắt nguồn từ sự mất đi không gian dành cho cá nhân.
Sự chật hẹp của không gian đô thị trong tiểu thuyết Thời xa vắng đƣợc
nhà văn trở đi trở lại qua hình tƣợng những căn phòng ngột ngạt nhƣ căn phòng của Sài ở chung với Hiểu trƣớc khi anh lập gia đình “Căn phòng hẹp ở ngay đầu hồi của tầng một có thể nói nó tiện lợi nhất trong khu nhà này” [46, 213]; hay nhƣ căn phòng bé bằng “lỗ mũi” của Sài khi chung sống với Châu “một chỗ ở bằng cái lỗ mũi này không chịu đƣợc khói thuốc lào, thuốc lá đâu” [46, 326].
Không gian hẹp khiến sự riêng tƣ không còn và dần dần dẫn đến bất hòa, xung đột. Ngòi bút nhà văn cho thấy sự tỉ mỉ quan sát đời sống trong không gian hậu chiến. Ông đƣa ra sự lý giải về hạnh phúc gia đình hậu chiến từ góc nhìn không gian. Sống giữa khoảng không nhỏ tạo nên bởi bốn bức tƣờng, những đồ vật nhƣ chiếc ba lô quân dụng cũng trở nên “tốn đất”. Trong căn phòng của Sài và Châu, chiếc ba lô kỷ vật chiến trƣờng của Sài không tìm đƣợc một chỗ cố định khi nằm vạ vật hết trên tủ, lại dƣới gầm giƣờng, lúc treo sau cánh cửa, lúc buộc vào dui mè trên mái nhà. Bởi không gian quá chật hẹp nên chiếc ba lô dƣờng nhƣ nằm chềnh ềnh, ngáng ngang mối quan hệ của hai vợ chồng vốn đã nhiều trục trặc khiến Châu trút giận lên nó và cũng là thêm một giọt nƣớc vào chiếc ly bất hòa đã sắp tràn. Mất đi sự riêng tƣ – đơn giản nhƣ chỗ để của một vật kỷ niệm cá nhân – trong không gian chật hẹp rõ ràng trở thành một căn nguyên của đổ vỡ hạnh phúc gia đình Sài. Nhà văn đã không bỏ qua một chi tiết nhỏ giữa đời thƣờng nhiều xô bồ. Nếu chiếc ba lô có thể một vết nứt nhỏ thêm vào cho sự rạn vỡ quan hệ Sài – Châu thì cuộc sống thƣờng nhật với quá đông con ngƣời đƣợc nhồi nhét trong một không gian lại là một vết nứt lớn. Khi Sài và Châu có con, nhân khẩu tăng thêm một lại thêm “đứa cháu” dẫn đến bốn con ngƣời chia nhau một khoảng không bé tí
giữa Hà thành. Lê Lựu trực tiếp cắt nghĩa sự bất hòa từ không gian “cũng lại chính những ngày này tình cảm giữa cô và gia đình nhà chồng bắt đầu rạn nứt. Bắt đầu là sự bức bách chật chội trong căn phòng hẹp” [46, 302]. Thêm một ngƣời nghĩa là thêm chỗ ở. Câu nói “ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu” có lẽ chỉ đúng với những ngƣời ở chốn làng quê thoáng đãng còn ở thành phố thì ở là cả một vấn đề. Cả gia đình Sài ở trên chiếc giƣờng đôi với “bừa bộn tã lót, chai, phích, sữa, chậu đựng tã, lọ để “hứng chim” khi đái, không còn chỗ mà cựa mình, mà thở” [46, 302]. Đứa cháu cũng không khá hơn khi nằm trên chiếc giƣờng xếp đơn giữa bao nhiêu chai lọ, xoong nồi, rổ rá…phía dƣới. Khổ nhất là ở chỗ nằm lên giƣờng là phải nằm im “từ khi vào giƣờng cho đến khi dậy không đƣợc động đậy, không đƣợc đi lại gây nên đổ vỡ làm giật mình em” [46, 302] và phải chịu biết bao thứ mùi bếp núc “ngửi mùi dầu tây, nƣớc mắm, mùi chai lọ mốc, mùi dấm chua, mùi mỡ khét muốn phát ọe đứa cháu cũng phải nén để thím khỏi biết chuyện đó” [46, 302]. Thêm đứa cháu, không gian trở nên chật chội khiến Châu khó chịu và sinh ra soi mói, tìm cách đuổi đi. Cô không bao giờ mắng mỏ cháu mà chỉ im lặng rồi sau đó chì chiết chồng nhƣng chính sự im lặng ấy lại khiến đứa cháu sợ hãi hơn cả việc bị chú quát đến mức giật bắn mình. Khi đứa cháu xin về thăm gia đình, Châu biết đã thực sự đạt đƣợc mục đích. Việc Châu soi mói và tìm cách tống khứ đứa cháu của Sài ra khỏi căn phòng của hai vợ chồng không gì khác ngoài mục đích giải phóng không gian. Vì mục đích này mà Châu và gia đình Sài trở nên mâu thuẫn nhƣ chính nhà văn đã nói. Trong không gian đô thị mà ông xây dựng , mọi mâu thuẫn xét đến cùng đều bắt nguồn từ sự chật chội.
Giống nhƣ Sài, trong Chuyện làng Cuội, Lƣu Minh Hiếu dù là cán bộ
cấp cao nhƣng vẫn sống trong căn hộ nhỏ hẹp của khu tập thể. Vị trí của căn hộ của Hiếu đƣợc miêu tả gián tiếp qua căn hộ của ông Văn Yến “Ông Văn Yến, bí thƣ tỉnh ủy. Ông ở một căn hộ hai tầng, có vƣờn cây, ao cá ở đối diện với khu tập thể của tỉnh qua một con đƣờng nhựa, hai bên là ruộng rau
muống” [52, 438]. Khoảng không gian nhỏ hẹp trong căn hộ tập thể của Hiếu khiến mọi sinh hoạt trở nên lộ liễu. Bởi thế nên vợ Hiếu ngoại tình, bà Đất-mẹ Hiếu- cảm thấy ngột ngạt, tức giận “nghe tiếng gõ cửa, bà định ngồi dậy, chị ấy đã bật đèn ra mở. Thấy hai ngƣời ở ngoài hiên thì thào cái gì đấy nên bà nằm yên. Chừng nửa giờ, hai ngƣời lặng lẽ vào nhà, đóng cửa, tắt đèn. Rồi tiếng chiếu xô, giát giƣờng chuyển răng rắc rồi tiếng thì thào của chị ấy.
- Chiều nay làm em lỡ, bây giờ phải đền em đến sáng đấy.
Trời đất. Bà gần nhƣ tắc thở.” [52, 458]. Sự chật hẹp của không gian chung khiến ranh giới của những không gian riêng tƣ không còn rõ ràng. Cuộc ân ái vụng trộm giữa con dâu bà Đất và tình nhân dù diễn ra giữa những bức vách ngăn cách nhƣng điều đó là quá mong manh khiến bà Đất nghe thấy rõ mồn một. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu cũng vì thế đƣợc đẩy cao hơn. Không gian đã tham gia vào sự phát triển của cốt truyện khi nó thúc đẩy mâu
thuẫn. Với Chuyện làng Cuội, một lần nữa quan niệm về không gian chật chội
trong sinh hoạt gia đình ở thành thị góp phần vào sự tan vỡ hạnh phúc của Lê Lựu một lần nữa đƣợc thể hiện.
Cũng với quan niệm này, Lê Lựu đặt nhân vật Tâm, Linh Anh, Địa, Nhân vào không gian của những căn phòng tập thể chật hẹp, tồi tàn trong tiểu
thuyết Hai nhà. Khác với hai tiểu thuyết trên, ở tiểu thuyết này, Lê Lựu miêu
tả không gian tù túng bằng những con số chính xác “suốt bảy tháng 21 ngày chạy ngƣợc, chạy xuôi, vay tiền của anh rể và em gái, của hai thằng bạn cùng “chiến hào” và thầy giáo cũ, của thủ trƣởng và thủ quỹ cơ quan, mới mua “hoa hồng” đƣợc gian nhà tập thể 14 mét vuông” [53, 8]. Ngoài không gian sinh hoạt riêng của mỗi gia đình trong phòng, sự chật chội của tập thể còn thể hiện qua không gian sinh hoạt chung. Gia đình Tâm và gia đình ông Địa đều lấy nƣớc ở vòi nƣớc tập thể. Vòi nƣớc ấy khi có khi không nhƣng mỗi khi chảy thì đều có thể đánh động cả hai nhà “Tâm bao giờ ra đến vòi nƣớc anh cũng phải để sao cho nƣớc chảy theo thành trong của xô khỏi ngƣời khác
nghe đƣợc tiếng nƣớc chảy. Có lần luống cuống thế nào khi Tâm đứng dậy cầm ghế đặt nhẹ nhàng ra chỗ khác để lấy lối đi chân ghế lại lồng vào quai xô, làm nó va vào nhau loảng xoảng làm ngƣời anh run lên bần bật” [53, 58-59].
Ở Hai nhà, sự chật hẹp của căn phòng Tâm – Linh Anh tuy cũng góp phần
vào sự đổ vỡ của tình cảm giữa vợ chồng nhƣ ở các tiểu thuyết Thời xa vắng,
Chuyện làng Cuội, song Lê Lựu trong tiểu thuyết này lại tạo nên nguyên cớ của sự tan vỡ hạnh phúc từ sự chật chội của khu tập thể. Sự giáp mặt thƣờng xuyên giữa ông Địa và Linh Anh đã khiến tình cảm dần dần nảy sinh và cú động chạm vô tình giữa hai bàn tay trong đêm mất điện chỉ là điểm mút của bƣớc nhảy tình cảm. Linh Anh ngoại tình với bác hàng xóm thân thiết trong khi Tâm không hề hay biết.
Xây dựng không gian chật chội, ngột ngạt trong cả ba tiểu thuyết và để không gian này dẫn tới đổ vỡ gia đình Lê Lựu đã cho thấy quan niệm của ông về không gian thành thị: sự ngột ngạt tù túng là nguyên nhân của đổ vỡ. Hơn nữa sự chật hẹp của những không gian sinh hoạt cho thấy đặc điểm văn hóa của đô thị nói chung.
Sự chật chội của không gian thành thị có thể thấy rõ hơn khi so sánh với không gian làng quê. Căn nhà của gia đình Sài ở làng Hạ Vị là một ví dụ. Đó là một một căn nhà rộng rãi đặc trƣng cho đồng quê Bắc Bộ “ngày hôm nay và có thể mãi mãi sau này không ai còn xây nhà kiểu nhà nhƣ nhà ông đồ Khang hồi ấy. Năm gian nhà xây lợp cỏ tranh và lá mía lùn tịt khiến ai đã gọi là ngƣời lớn đều phải cúi. Ba mặt và cửa của hai gian buồng xây kín nhƣ bƣng. Ngày cũng nhƣ đêm phải cầm đèn, cầm đóm mới khỏi vƣớng vấp, va đập. Gian bên phải đựng chum vại, vò, lọ, đồ ăn thức đựng và một cây sào tre treo dọc tƣờng oằn xuống bởi đủ loại quần áo lẫn với bao tải và chiếu rách. Gian bên trái là “buồn vợ chồng thằng Sài”” [46, 42]. Kiểu nhà năm gian mang đến không gian sinh hoạt đủ rộng cho gia đình ông đồ Khang. Điều khiến không gian này trở nên đặc trƣng là bởi nó không cao và có hai căn
buồng kín. Kiểu nhà này từng đƣợc nhắc đến trong thơ của Nguyễn Khuyến- nhà thơ của làng cảnh Bắc Bộ:
“Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe” (Thu ẩm)
Căn nhà của bố Linh Chi trong Chuyện làng Cuội ở quê cũng là một
không gian rộng rãi, thoáng đãng khác biệt hoàn toàn với không gian nơi thành thị “Ngôi nhà ba gian cao ráo rộng thoáng, gian đầu hồi đổ mái bằng và “thò” còn hai gian kia lợp ngói “thụt” để một cái hè rộng trải vừa chiếc chiếu đôi. Sân gạch, tƣờng hoa nhƣng bể thì không “cạn”. Một vƣờn cây quang mát, xanh xum xuê những cam, táo, hồng xiêm, na bƣởi…Ngăn cách giữa vƣờn và
lũy tre là ao để thả cá và đến cuối năm thì lấy đất vƣợt lên vƣờn cây” [52,
478]. Những căn nhà ở làng quê không nằm chen chúc mà đƣợc dựng lên giữa không gian sân vƣờn quang đãng từ đó đối lập với không gian phố thị chen chúc, gò bó.
Không gian thành thị chật chội trong các tiểu thuyết của Lê Lựu là sự mô hình hóa lại thực tại. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cuộc sống và đồng thời mong muốn sự đổi thay. Sự chật hẹp của những căn phòng có thể trở nên ấm cúng khi mỗi ngƣời trong đó biết chia sẻ và nhƣờng nhịn lẫn nhau.