6. Cấu trúc của luận văn
1.3. Một số loại hình không gian trong tác phẩm văn học
Trên đây chúng tôi đã xem xét không gian trong văn nhƣ một sản phẩm mang dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn và nhƣ một sản phẩm của văn hóa, lịch sử. Tiếp theo chúng tôi sẽ cố gắng phân loại không gian trong văn học để làm cơ sở nghiên cứu.
Không gian trong văn học là một khái niệm mang tính quan niệm bởi vậy cũng sẽ có nhiều các phân loại không gian.
Nghiên cứu về không gian nghệ thuật từ hƣớng tiếp cận của thi pháp học, Trần Đình Sử chỉ ra những đặc điểm, đặc tính của không gian nghệ thuật. Những đặc điểm, đặc tính này hoàn toàn có thể sử dụng nhƣ một tiêu chí phân loại lọai hình không gian. Trƣớc tiên, không gian trong tác phẩm là không gian địa lý phong tục. Kiểu không gian này theo Trần Đình Sử xuất hiện từ thơ của Hồ Xuân Hƣơng trong thế kỷ XVIII. Thứ hai, không gian trong tác phẩm là không gian vật lý và không gian tâm tƣởng với con ngƣời là trung tâm “có thể phân tích không gian thơ trong thơ theo ba chiều không gian vật lý mà trung tâm là con ngƣời, phát hiện không gian tâm tƣởng, lý giải tính chất động, tĩnh, thực, hƣ, của nó, tìm hiểu quan hệ khăng khít giữa nó với không gian nghệ thuật” [69, 530]. Từ quan niệm của Trần Đình Sử, chúng tôi hiểu rằng không gian với tƣ cách là sự mô hình hóa thực tại sẽ bao gồm không gian vật lý (trong đó có không gian địa lý, phong tục) và không gian tâm tƣởng. Cách phân loại này dựa vào ranh giới của sự hữu hình của vật chất và sự trừu tƣợng của tƣ duy.
Không gian tâm tƣởng và không gian vật lý là hai không gian tồn tại song song và có tác động qua lại với nhau. Không gian tâm tƣởng là suy tƣ, cảm xúc của con ngƣời với nỗi nhớ thƣơng, sự oán trách căm hờn, niềm hạnh phúc, niềm tin và sự lạc quan... Giữa không gian tâm tƣởng và không gian vật chất có mối quan hệ qua lại với nhau. Không gian vật chất
sẽ ảnh hƣởng đến không gian tâm tƣởng và không gian tâm tƣởng sẽ tìm đến không gian vật lý phù hợp với nó.
Phân loại không gian không chỉ dựa vào ranh giới giữa cái cụ thể và cái trừu tƣợng nhƣ trên đã nói mà còn có thể dựa vào sự đối lập, phân cực giữa
các yếu tố thuộc phạm trù không gian. Trong nghiên cứu về Thi pháp thơ Tố
Hữu, Trần Đình Sử khẳng định điều quan trọng nhất khi nghiên cứu về không gian nghệ thuật là xem nó nhƣ một “quan niệm về thế giới và con ngƣời, nhƣ một phƣơng thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tƣ tƣởng - thẩm mĩ” [69, 530-531] và từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa các không gian trong thế giới nghệ thuật: không gian nhỏ/ không gian lớn, không gian tĩnh/ không gian động... Theo tác giả, giữa không gian nhỏ của con ngƣời và không gian lớn của vũ trụ có sự tƣơng thông, hô ứng. Không gian nhỏ là không gian thuộc về con ngƣời nhƣ căn nhà, căn lều... và không bao giờ khép kín. Nó là một không gian mở. Mở để tƣơng thông. Trong văn học trung đại, không gian nhỏ-mở đó đƣợc hoán dụ thành cửa, rèm... “không gian nhỏ không bao giờ ngăn cách với không gian lớn. Ngôi nhà trong thơ cổ không bao giờ là không gian khép kín, tạo thành thế giới riêng biệt của con ngƣời. Đó là không gian mở. Nó đƣợc thể hiện hoán dụ thành chiếc cửa sài, cửa song, tấm rèm, bình phong hoặc cửa bồng (thuyền)” [69, 532]. Nhờ tính chất mở của không gian nhỏ mà con ngƣời ở trong không gian đó cũng tƣơng thông với vũ trụ bên ngoài. Bên cạnh việc khẳng định sự tƣơng thông giữa không gian nhỏ hẹp của con ngƣời và không gian rộng lớn của vũ trụ thì Trần Đình Sử còn khẳng định sự chiếm ƣu thế của không gian tĩnh so với không gian động. Không gian vật lý là những không gian tĩnh nhƣ ngọn núi, căn phòng... Trong sự tĩnh tại của không gian là sự tĩnh tại của hành động, suy nghĩ... của nhân vật trữ tình “Địa điểm trữ tình là một khoảng không gian cố định: ngôi nhà, phòng thƣ, bên gối, luống cúc, ngõ trúc, đỉnh đèo, chân núi,...Quan hệ ngƣời thơ và xung quanh là quan hệ chiêm nghiệm, trực giác,
soi sáng lẫn nhau, tƣơng thông, tƣơng cảm, hô ứng nhau. “Chọc trời khuấy nƣớc”, “tung hoành ngang dọc” không phải là để cải tạo thiên nhiên, mà để “tỏ chí” làm cho “kinh thiên động địa”, để tạo ra một trò hô ứng mới. Nhƣng nhƣ thế đã là phạm vi của tự sự. Hành động trữ tình chỉ là “vọng”, “ngắm”, “hoài”, “đoái”, “trông”, “gạt lệ”, “nuốt hận”, “quắc mắt”...Nhiệm vụ trữ tình một mặt là tỏ lòng (“hoài”, “hứng”, “bi”, “hận”, “phẫn”) và mặt khác là đọc ra cái “ý” của đất trời (ý của xuân, thu, của đất trời, cây cỏ,..). Do đó, tĩnh
là điều kiện của trữ tình”. [69, 532-533]. Có thể nói, sự tĩnh lặng của không
gian sinh ra mọi cảm xúc trữ tình trong văn học trung đại. Tĩnh là một đặc trƣng của không gian nghệ thuật trong văn học trung đại. Từ đó, sự khác biệt quan trọng của văn học hiện đại so với văn học trung đại, qua khảo sát từ thơ, là sự xuất hiện một cách phổ biến của không gian sinh hoạt của con ngƣời và không gian động “thơ cổ ít biết đến không gian sinh hoạt xã hội
và không gian động, không biết đến không gian riêng của con ngƣời” [69,
533]. Sự khác biệt không gian của văn học hiện đại so với văn học trung
đại là một sự “nhào nặn lại không gian nghệ thuật”để tạo ra sự đổi mới. Từ
nghiên cứu của Trần Đình Sử, chúng nhất trí và sử dụng quan niệm của ông về những cặp đối lập lớn/ nhỏ, động/ tĩnh… để làm tiêu chí phân loại không gian trong tác phẩm.
Một đặc điểm của không gian không thể không nhắc tới là sự gắn bó biện chứng với thời gian. Từ mối quan hệ không thể chia tách của không gian với thời gian chúng ta có thể phân loại không gian dựa vào thời gian để tạo thành không gian quá khứ, không gian thực tại và không gian tƣơng lai. Sự giao thoa giữa không gian và thời gian thể hiện rất rõ trong văn học trung đại hoặc những tác phẩm mang màu sắc cổ điển, khi mà ngƣời ta miêu tả không gian cũng là miêu tả thời gian thông qua các bút pháp chấm phá, ƣớc lệ… .
Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh mặc dù đƣợc sáng tác ở thời kỳ hiện đại nhƣng mang đậm màu sắc cổ điển khi sử dụng bút pháp chấm phá và ƣớc lệ.
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không; Sơn thôn thiếu nữ bao ma túc, Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối,
xay hết lò than đã rực hồng.) [88, tr.364-365]
Cánh chim và chòm mây là những yếu tố thuộc về không gian nhƣng khi nhắc đến chúng thì đồng thời nhắc đến thời gian chiều tà. Cũng với những thi liệu
đó, Huy Cận trong Tràng giang dù không dùng đến một chữ chỉ thời gian nào
mà ngƣời đọc vẫn nhận ra cảnh chiều vàng vọt “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa/ Lòng quê dợn dợn vời con nƣớc/
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Mây cao dựng đứng chân trời, cánh
chim bé nhỏ chao nghiêng chấp chới mang đến cảnh sắc đối lập và tƣơng phản cổ điển cùng với đó báo hiệu thời gian cuối ngày. Có thể khẳng định, không gian và thời gian là những yếu tố không thể tách rời trong xây dựng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học nên hoàn toàn có thể dựa vào thời gian để làm tiêu chí phân loại không gian.
Phân loại không gian là việc tất yếu phải làm khi tiến hành nghiên cứu về không gian trong tác phẩm văn học. Không gian có thể đƣợc xác định và phân loại loại hình theo những tiêu chí khác nhau dựa vào ranh giới hữu thể để chia thành không gian vật lý (không gian đời sống đời thƣờng) và không gian tâm tƣởng; dựa vào mặt đối lập để chia thành các cặp không gian cao/ thấp, rộng/hẹp…; dựa vào thời gian để chia thành không gian quá khứ, không
gian thực tại và không gian tƣơng lai; dựa vào ranh giới địa lý để chia thành không gian nông thôn, không gian thành thị hay dựa vào đƣờng biên văn hóa xã hội để phân loại thành không gian gia đình và không gian đời sống xã hội…
Dù phân loại theo cách nào thì không gian vẫn luôn là một phạm vi trong đó định vị nhân vật hoặc với vị trí cụ thể hoặc với dòng suy tƣ. Với sự ra đời của tự sự học không gian, hƣớng nghiên cứu không gian trở thành hƣớng nghiên cứu có nhiều tiềm năng và đề tài nghiên cứu về không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của Lê Lựu mà chúng tôi tiến hành nằm trong hƣớng đi nhiều tiềm năng đó.
Đề tài của chúng tôi nghiên cứu không gian hậu chiến trong các tiểu
thuyết của Lê Lựu. Chúng tôi quan niệm hậu chiến không chỉ là một khoảng thời gian có tính lịch sử mà còn là bối cảnh xã hội, văn hóa. Điều này có nghĩa chúng tôi kết hợp những tiêu chí thời gian, lịch sử, văn hóa để phân loại không gian. Chúng tôi cũng sử dụng tiêu chí ranh giới địa lý, ranh giới hữu thể…của sự mô hình hóa thế giới trong tác phẩm để phân loại không gian. Từ tất cả những tiêu chí trên, chúng tôi hình thành các phạm vi không gian: không gian nông thôn, không gian thành thị và không gian tâm tƣởng.
Tiểu kết chƣơng 1
Nghiên cứu không gian trong tác phẩm là hƣớng nghiên cứu nhiều tiềm năng hiện nay.
Không gian thuộc về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm và là yếu tố không thể thiếu của thế giới ấy. Không có nhân vật nào tồn tại và hoạt động bên ngoài không gian. Bên cạnh vai trò định vị nhân vật, để nhân vật bộc lộ ý nghĩa thì đến lƣợt mình, không gian cũng bộc lộ ý nghĩa tự thân.
Không gian trong tác phẩm vừa mang tính quan niệm, vừa gắn với cá tính sáng tạo của tác giả, vừa mang những đặc điểm của văn hóa lịch sử.
Không gian có thể đƣợc xác định và phân loại loại hình theo những tiêu chí khác nhau dựa vào ranh giới hữu thể để chia thành không gian vật lý (không gian đời sống đời thƣờng) và không gian tâm tƣởng; dựa vào mặt đối lập để chia thành các cặp không gian cao/ thấp, rộng/hẹp…; dựa vào thời gian để chia thành không gian quá khứ, không gian thực tại và không gian tƣơng lai; dựa vào ranh giới địa lý để chia thành không gian nông thôn, không gian thành thị hay dựa vào đƣờng biên văn hóa xã hội để phân loại thành không gian gia đình và không gian đời sống xã hội…
CHƢƠNG II
MỘT SỐ LOẠI KHÔNG GIAN HẬU CHIẾN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU
Loại hình không gian là những kiểu không gian đƣợc xác định trên cơ sở những tiêu chí phân loại không gian. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng những tiêu chí thời gian, văn hóa, các ranh giới địa lý, ranh giới hữu thể… để phân loại sự mô hình hóa của thế giới thực tại trong tác phẩm văn học. Với những tiêu chí này, chúng tôi xác định không gian hậu chiến trong các tiểu thuyết của Lê Lựu đƣợc cấu thành từ ba mảng sau: không gian nông thôn,
không gian thành thị và không gian tâm tƣởng. Trong đó, tiểu thuyết Thời xa
vắng và Chuyện làng Cuội có sự đan xen giữa không gian thành thị và không
gian nông thôn, tiểu thuyết Hai nhà tập trung chủ yếu vào không gian thành
thị. Song song với hai không gian nói trên, ở tất cả các tiểu thuyết này đều có sự đan xen với không gian tâm tƣởng.