Giọng tâm tình, chua xót

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 107 - 113)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật

3.2.3. Giọng tâm tình, chua xót

Khi khảo sát ba cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Hai

nhà của nhà văn Lê Lựu, chúng tôi nhận thấy giọng điệu tâm tình chua xót xuất hiện trong cả ba tác phẩm. Khác với các giọng hài hƣớc hóm hỉnh và mỉa mai chế giễu thƣờng đƣợc nhà văn sử dụng để kiến tạo không gian thành thị, không gian nông thôn giọng tâm tình, chua xót đƣợc sử dụng trong quá trình tái hiện không gian tâm tƣởng. Sử dụng giọng này, nhà văn hóa thân vào nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ suy tƣ. Các nhân vật của Lê Lựu nhƣ bà Giang Minh Sài, bà Đất, Lƣơng Minh Hiếu, Tâm, Linh Anh, ông Địa… đều là những nhân vật mang tâm trạng. Đối diện với cuộc sống nhiều nghiệt ngã tâm trạng của các nhân vật này sau những trải nghiệm đều là sự ngậm ngùi, chua xót.

Trong Thời xa vắng, Sài là nạn nhân của một cuộc hôn nhân gƣợng ép

với Tuyết mà sau nhiều năm anh mới đủ dũng cảm để thoát ra. Thời gian không đợi con ngƣời nên sau những năm tháng chiến tranh Sài trở thành ngƣời có tuổi và cuộc hôn nhân đổ vỡ kia mang đến cho anh sự chua xót. Nhà văn để nhân vật tự dãi bày “giá nhƣ từ hai chục năm trƣớc tôi đƣợc tự do yêu đƣơng bây giờ không đến nỗi ngỡ ngàng, dè dặt. Mƣời tám, hai mƣơi lầm lỗi với ngƣời này có thể làm lại, có ngay sự tốt đẹp với ngƣời khác. Cái uy lực của thời trai trẻ khiến ngƣời ta thoải mái nói năng bông phèng, bừa phứa. “Anh yêu em” còn thô bạo trơ trẽn với cô này rồi lập tức “Em là linh hồn của đời anh” với cô khác. Có mấy chữ ấy có thể nói với rất nhiều cô gái, nó tin đâu thì dừng lại đấy, cần quái gì phải cân nhắc ý tứ từng cử chỉ nhỏ nhặt, từng lời nói trầm bổng cao thấp” [46, 256]. Sài xót xa cho số phận chính mình bởi giờ đây anh không còn có thể nhƣ hồi mƣời tám đôi mƣơi. Tuổi tác khiến ngƣời ta không thể tùy tiện trong tình yêu, không đƣợc phép sai lầm. Nỗi xót xa của Sài bắt nguồn từ cuộc hôn nhân áp đặt của gia đình rồi bao lề lối, ràng

buộc của xã hội khiến anh mắc kẹt trong cuộc sống không hạnh phúc. Giọng tâm tình chua xót của Sài cho thấy sự thâm nhập sâu sắc vào thế giới tâm lý của nhà văn. Thế nhƣng nhà văn không chỉ thấu hiểu một ngƣời lính nhƣ Sài mà còn thấu hiểu một cô gái thành thị nhƣ Châu. Ông sử dụng giọng văn tâm tình để chia sẻ với tâm trạng của Châu “thật không có nỗi khổ nào bằng chồng con là ngƣời gần gũi, nghe rõ từng hơi thở của mình mà không hiểu. Có chồng cũng nhƣ không, vẫn cô đơn, một mình gánh chịu mọi nỗi đau đớn, không thể san vợi nỗi hờn tủi khi ốm đau” [46, 285]. Dù đƣợc viết từ ngôi thứ ba nhƣng dƣờng nhƣ đó cũng là lời bộc bạch của chính nhân vật. Vốn là con gái thành phố, Châu ƣa sự tinh tế, thích đƣợc chăm sóc chiều chuộng nhƣng Sài lại là ngƣời nông dân quê mùa chất phác nên không hiểu cô. Câu nói của Châu “mua cho em bát phở vậy” [46, 286] thực ra không phải một yêu cầu mà chỉ là nể bác sĩ và để chồng đỡ ngƣợng nhƣng lại thành” mệnh lệnh” với Sài. Anh hăm hở xách cặp lồng ra chợ để rồi sau phút băn khoăn mua cả phở gà và phở tái về cho vợ chọn. Anh không biết rằng cô sợ mùi phở ngay cả khi nó chỉ thoang thoảng từ bếp lên chứ đừng nói ăn. Trong khi Châu rất cố gắng để ăn hết một bát thì Sài vô tƣ tƣởng vợ thích nài cô ăn thêm rồi ba ngày liên tiếp mua nguyên phở. Tâm hồn của Sài và Châu hoàn toàn không đồng điệu nên sự tan vỡ mái ấm là tất yếu. Giọng văn chan chứa tình cảm, sẻ chia của nhà văn khi nói về tâm trạng của Châu cho thấy nhà văn hiểu và chia sẻ với hai ngƣời đặc biệt là nỗi xót xa của Châu. Không gian hậu chiến tạo thành môi trƣờng gặp gỡ cho những con ngƣời ở những vùng văn hóa khác nhau nhƣng do sự khác biệt của các giá trị văn hóa nên dễ đổ vỡ hạnh phúc.

Lê Lựu trong tiểu thuyết Chuyện làng Cuội dựng lên cả ba kiểu không

gian (làng quê, thành thị, tâm tƣởng) với nhiều bức chân dung con ngƣời nhƣ bà Đất – một ngƣời nông dân “gốc” thuần hậu, Hiếu – trƣởng thành từ nông thôn nhƣng học đƣợc sự khôn ngoan, sắc bén nơi thị thành, Linh Chi – cô gái thành thị phóng khoáng…Dù viết về kiểu ngƣời nào nhà văn cũng thành công

khi khắc họa thế giới tâm tƣởng của nhân vật bằng giọng văn tâm tình, chua xót đến ngậm ngùi. Trƣớc tiên phải nói đến tâm trạng của ông Văn Yến – ngƣời đỡ đầu cho Lƣơng Minh Hiếu từ những ngày đầu sự nghiệp – khi nhận ra bản chất và nguồn gốc của Hiếu. Ông tự vấn mình với hàng loạt câu hỏi “Nó là gì? Ở đâu ra? Ông đang ở trong nhà ông từ làng Cuội vào những năm chín mƣơi này hay lạc giữa thời hoang dã, giữa nanh vuốt của những bầy thú hung dữ nào???” [52, 498]. Các câu hỏi xoáy sâu vào tim gan Văn Yến. Ông không ngờ rằng ngƣời mà ông đã hết lòng tin tƣởng, giúp đỡ thực ra lại là kẻ độc ác, nhẫn tâm đáng khinh bỉ. Từ sự tự vấn về nhân cách, nguồn gốc của Hiếu, Văn Yến chua xót cho chính mình và thấy hoang mang nhƣ đang lạc giữa nanh vuốt thú dữ. Không chỉ có ông Văn Yến ngậm ngùi cho chính mình vì đã quá tốt với Hiếu mà bà Đất cũng đầy những đau đớn, xót va vì Hiếu. Là ngƣời sinh ra và lớn lên ở quê nghèo lam lũ, bà Đất quen với xóm giềng ấm áp, quen của khoai củ sắn nên khi thành phố trông cháu bà phải nhẫn nhịn nhiều lẽ. Lẽ thứ nhất là sự ồn ào của phố xá rồi “bóng điện cứ lóe sáng lên soi vào mặt không sao ngủ đƣợc” [52, 382]. Lẽ thứ hai và cũng là điều khiến bà Đất ngậm ngùi nhất chính là sự chịu đựng cô con dâu. Nhà văn đã thể hiện sự đồng cảm với ngƣời mẹ quê nghèo bằng giọng văn tâm tình, xót xa “bà đã cố nhịn nhục cái nhỗi nhớ âm u để hầu hạ con dâu, nhƣng chị ấy lại không thèm sai bảo, quát mắng bà, khiến bà thèm cái thèm của một con chó đƣợc chủ quát mắng mà không đƣợc” [52, 382 – 383]. Nỗi niềm đau đớn của bà Đất bắt nguồn từ sự bất hòa với con dâu. Còn gì đau khổ hơn khi một con ngƣời thèm đƣợc quát mắng một cách nhục nhã nhƣ con chó mà không đƣợc. Lê Lựu tỏ ra cảm thông với bà Đất và thấu hiểu những mâu thuẫn nhiều tầng bậc trong gia đình thành thị. Gia đình thành thị không chỉ có mâu thuẫn do sự vênh lệch văn hóa giữa ngƣời nông thôn và ngƣời phố xá mà còn có mâu thuẫn kiểu truyền thống trong gia đình nhiều thế hệ. Phản ánh các mâu thuẫn này bằng

giọng tâm tình, văn xót xa nhà văn cho thấy sự sẻ chia với nỗi đau của con ngƣời và khao khát kiếm tìm giải pháp vì con ngƣời.

Trong tiểu thuyết Hai nhà, giọng văn tâm tình, chua xót một lần nữa phát huy tác dụng khi nhà văn kiến tạo không gian tâm tƣởng của những nhân vật nhƣ Linh Anh, Địa. Cuốn nhật ký của Linh Anh và bức thƣ tuyệt mệnh của ông Địa mở ra không gian tâm tƣởng rộng lớn. Dù hai ngƣời thuộc về hai gia đình khác nhau, hai thế hệ khác nhau nhƣng thông qua những trang viết họ chung một niềm xót xa là thiếu đi hạnh phúc gia đình. Lê Lựu đã chia sẻ với nhân vật của mình bằng những dòng tâm tình, ngậm ngùi.

Nhật ký của Linh Anh là toàn bộ những tâm tƣ, tình cảm thật sự của cô mà suốt quãng thời gian chung sống Tâm chẳng hề hay biết. Lê Lựu đã dành cả chƣơng III mang tên “sự nhấm nháp độc ác” cho cuốn nhật ký này. Trong nhật ký, Linh Anh chua xót ghi lại nỗi đau đớn của mình khi ở bên ngƣời tình “tai tôi ù đi, mắt hoa, ngƣời thấy lảo đảo phải gục đầu xuống đống chăn ở cuối giƣờng. Nƣớc mắt giàn ra thấm qua lần vải bọc, ƣớt đẫm một vùng ruột bông. Tôi cố nói mà cổ cứ nghẹn lại” [53, 150]. Mặc dù sống trên danh nghĩa vợ chồng với Tâm nhƣng ngƣời Linh Anh thực sự yêu là Thiệt. Khi cô thông báo với Thiệt về việc “ chƣa bao giờ quá 3 ngày trong suốt mƣời mấy năm nay”, cô đang rất hạnh phúc và chờ đợi một quyết định đón cô về của Thiệt thế nhƣng chính vào lúc đó Thiệt thông báo với cô vợ anh ta cũng đã có mang hai tháng. Thông tin này đối với Linh Anh mà nói, là cú tát trời giáng, là xô nƣớc lạnh khiến cô đau đớn. Cô nhận ra mình chỉ là một chỗ để Thiệt giải tỏa, tạm bợ. Không thể đến với Thiệt, cô buộc phải trở lại với Tâm trong khi đứa con trong bụng không phải con anh. Ở cả hai phía cô đều là kẻ tay trắng. Câu nói trong nƣớc mắt của cô với Thiệt “Không lỡ lầm gì cả. Anh phải chọn một trong hai ngƣời. Anh còn nhớ anh đã hứa với tôi những gì không?” [53, 151] nhƣ một sự níu kéo trong vô vọng. Nhà văn đã hòa làm một với nhân vật để viết ra những dòng nhật ký nghẹn ngào. Cũng trong những dòng nhật ký, Linh

Anh chua xót, ngậm ngùi khi nói về ngƣời chồng “thà bố nó là hắn, kẻ lừa dối tôi về trong nhà hắn ăn ở hàng tháng trời, lúc tôi có chửa hắn “bỏ chạy” không cƣới tôi làm vợ vẫn còn hơn bố nó là kẻ “ba phải” trong cái mặt hèn hèn, không dám quyết đoán cái gì một cái công khai đàng hoàng” [53, 156]. Trong mắt của Linh Anh thì Tâm hoàn toàn không đáng mặt đàn ông, không đáng để cô dựa vào nên cô coi thƣờng thậm chí khinh bỉ anh. Sự coi thƣờng, khinh bỉ này dâng cao đến mức Linh Anh sẵn sằng chấp nhận một kẻ Sở Khanh nhƣ Thiệt làm bố của con mình còn hơn chấp nhận Tâm. Thú nhận cảm xúc của mình về chồng trong khi không thể thay đổi con ngƣời “ba phải” “hèn hèn” ấy chắc Linh Anh cũng không sung sƣớng gì. Giọng văn tâm tình của cuốn nhật ký thấm đẫm nỗi xót xa của ngƣời buộc phải chấp nhận sống chung với kẻ mà mình không yêu, phải duy trì sự coi thƣờng của mình trong biết bao nhiêu năm tháng. Sự coi thƣờng của Linh Anh cũng không phải không có lý khi Tâm là ngƣời quá hiền lành, nhu nhƣợc thậm chí anh còn thiếu tính toán. Trong nhật ký của mình, Linh Anh ghi lại nỗi niềm chua xót của cô khi ở bên ngƣời chồng vô tâm đến đáng trách. Cuộc ân dái vợ chồng diễn ra không mặn nồng nhƣng Tâm không quá bận tâm còn Linh Anh thì cô đơn, tủi hờn “ở cái giƣờng này, trong căn hộ chật hẹp này không phải là chỗ của tôi, không phải tình yêu và hạnh phúc của tôi” [53, 163]. Có lẽ Linh Anh đã thực sự đau đớn khi nhận ra rằng ngƣời mà cô mỗi đêm gần kề đầu gối tay ấp lại không phải ngƣời mang đến cho cô hạnh phúc. Mỗi dòng chữ trong nhật ký dƣờng nhƣ đều thấm ƣớt nƣớc mắt cô. Nhà văn nhƣ vừa đồng cảm và chia sẻ với Linh Anh, vừa thấu hiểu, cảm thông với Tâm trong những dòng nhật ký đầy tâm tình, chua xót.

Bên cạnh cuốn nhật ký của Linh Anh thì bức thu tuyệt mệnh của ông Địa cũng tạo nên một không gian tâm tƣởng với biết bao ngậm ngùi xót xa qua lời văn. Nếu Linh Anh không thể chấp nhận sự nhu nhƣợc của chồng thì ông Địa lại không thể chấp nhận sự lăng nhăng của và Nhân nhƣng khác ở

chỗ ông không viết nhật ký. Bức thƣ tuyệt mệnh mà ông gửi cho Tâm – ngƣời hàng xóm tốt bụng, vô tƣ đến mức vợ ngoại tình cũng không hay biết – nhƣ một sự lƣợc thuật cuộc đời và sự thú nhận mọi tội lỗi. Trong bức thƣ, ông Địa thừa nhận với Tâm “khi tôi đã viết ra đƣợc sự thật này có nghĩa là tôi đã cảm nhận đƣợc rằng mình không còn là một thằng ngƣời. Vì thế tôi mới quyết định tìm lấy cái chết” [53, 270]. Nhận ra những sai lầm vi phạm đạo đức của mình đã khiến Địa thừa nhận “không còn là một thằng ngƣời” – một sự thừa nhận đầy xót xa nhƣng dẫu sao cũng cho thấy chút nhân cách ít ỏi còn lại. Việc chấp nhận tự nguyện tìm đến cái chết thể hiện sự hối hận của ông Địa vì hành động của chính mình. Có lẽ ông đã trăn trở rất nhiều khi tìm đến cái chết chuộc lỗi này. Câu văn mang tính khẳng định “vì thế tôi mới quyết định tìm lấy cái chết” cho thấy sự quyết tâm của ông Địa. Niềm đau đớn, sự ân hận thấm trong từng con chữ tâm tình.

Ông Địa thú thực với Tâm về con ngƣời mình “tôi không có nhân cách đạo đức, lý tƣởng gì cả. Suốt đời tôi nuôi dƣỡng lòng căm thù và quyết chí đeo đuổi sự trả thù. Thế thôi” [53, 270 – 271]. Thừa nhận những điểm xấu của mình trƣớc ngƣời khác không hề dễ dàng nhƣng ông Địa đã chua xót tự lật mặt nạ của chính mình. Ông thừa nhận bản thân chỉ là một kẻ đạo đức giả “tôi sống cho lòng hận thù mà lại bảo chú là phải yêu thƣơng. Tôi giả mà lại bảo chú là phải sống thật, phải yêu hết sức thật thà với nhau” [53, 271]. Lê Lựu dƣờng nhƣ đã thấu triệt đến tận cùng đời sống tâm tƣởng của nhân vật khi để nhân vật tự giãi bày bằng giọng ngậm ngùi, xót xa.

Không gian tâm tƣởng đƣợc kiến tạo nên bởi giọng văn tâm tình, chua xót không chỉ có ở những nhân vật nhƣ Linh Anh, ông Địa mà còn xuất hiện ở những nhân vật khác nhƣ ngƣời anh của Tâm. Sau khi đọc xong bức thƣ tuyệt mệnh của ông Địa để lại cho em mình, anh trai tâm chìm vào suy tƣ với niềm xót xa cho em vì sự cả tin, ngây thơ. Anh nghĩ “nhƣng trách trách em tôi. Tại sao nó lại cả tin đến mức giao vợ mình cho hắn đỡ đần những lúc đêm hôm

khuya khoắt? [53, 287]. Cách xƣng hô “tôi” của nhân vật đang tâm sự, dãi bày về điều anh chua xót. Anh trách em mình đã quá tin ngƣời. Điều đó không sai bởi nếu Tâm không quá tin Địa thì chắc đã không xảy ra cuộc tình vụng trộm giữa Linh Anh và ông hàng xóm, thêm nữa, nếu Tâm thực sự tỉnh táo thì đã sớm biết những đứa trẻ mà anh nuôi hàng ngày không phải con anh chứ không phải đợi đến lúc Linh Anh nói ra. Lê Lựu tỏ ra đồng cảm, chia sẻ với Tâm khi tiếp tục nhập vai ngƣời anh để chua xót cho em “chỉ thƣơng em tôi. Gần 50 tuổi đầu vẫn còn ngây thơ, dại tột tƣởng hàng xóm với nhà mình là một! Làm gì có chuyện quái dị ấy!” [53, 287]. Chia sẻ với Tâm, nhà văn cũng đồng thời đặt ra vấn đề tình ngƣời trong không gian thành thị. Nơi đây, tuy những căn nhà sát vách, chung đƣờng nhƣng con ngƣời trong những căn nhà ấy chƣa chắc đã chia sẻ, đùm bọc mà soi mói, lợi dụng nhau. Ông Địa tuy không soi mói nhƣng đã lợi dụng sự cả tin của Tâm để thỏa mãn dục vọng của chính mình. Sự phát triển đô thị hóa thời kỳ hậu chiến đã làm xói mòn những giá trị truyền thống trong đó có sự đùm bọc, sẻ chia giữa con ngƣời với con ngƣời.

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)