Giọng hài hƣớc, hóm hỉnh

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 96 - 101)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật

3.2.1. Giọng hài hƣớc, hóm hỉnh

Là một cây bút quân đội nên có lẽ “chất lính” với sự hóm hỉnh, hài hƣớc đã ảnh hƣởng đến giọng điệu trong các tiểu thuyết của Lê Lựu. Sự hài hƣớc, hóm hỉnh của ngƣời kể chuyện trong quá trình trần thuật đã tạo nên một chất riêng của nhà văn này.

Tiểu thuyết Thời xa vắng, không gian thành thị nơi ngƣời nông dân nhƣ

Giang Minh Sài dẫu sau bao dãi dầu bom đạn chiến trƣờng anh vẫn hồi hộp, bối rối trong cuộc hẹn hò đầu tiên. Tình yêu trở lại khiến anh làm việc suốt hai tuần liền không mỏi mệt và phấp phỏng suốt cả buổi chiều thứ bảy. Nhà văn đã dùng giọng văn hài hƣớc để khắc họa không gian tâm tƣởng của Sài “Cả buổi chiều thậm thột, phấp phỏng nên mới sáu giờ anh đã tƣởng là muộn. Đi sớm một giờ để phòng xe cộ hỏng. Đạp thật từ tốn chậm rãi đến nơi cũng

mới có sáu giờ mƣời lăm phút. Còn thảnh thơi chán. Vào hàng uống chén nƣớc, hút điếu thuốc lào cho đã” [46, 228]. Là ngƣời trải qua chiến tranh, lại đi qua một cuộc hôn nhân nhƣng trong sâu thẳm Sài vẫn là ngƣời nông dân thuần hậu. Anh khác hẳn với những chàng trai thành thị vốn sành sỏi nên hẹn với Châu bảy giờ mà hồi hộp đi trƣớc cả tiếng trong khi chỉ cần chƣa đến mƣời lăm phút. Câu “còn thảnh thơi chán” ngắn gọn nhƣ một tiếng thở phào thảnh thơi của Sài khi đến điểm hẹn. Nhà văn đã tinh tế nhìn thấu tâm trạng của ngƣời đàn ông thuần hậu. Cũng chính bởi “thảnh thơi chán” nên trƣớc khi gặp ngƣời yêu Sài còn kịp uống chén nƣớc chè, hút điếu thuốc lào. Ngƣời đọc nhƣ nhận thấy nụ cƣời đồng điệu trong tâm hồn ngƣời lính cầm bút với chính nhân vật của mình trong những câu văn trần thuật. Để tạo nên sự hài hƣớc trong lời văn, Lê Lựu thƣờng chú ý đến sự đối lập chẳng hạn sự đối lập giữa việc sử dụng số lƣợng lớn của giấy tờ khi điều tra vụ ly hôn của Sài và việc thiếu giấy đi học của học sinh “nếu nhƣ ông chánh án xử vụ ly hôn biết đƣợc hai bên gia đình vào những ngày này hẳn là đỡ đƣợc bao nhiêu công phu điều tra và tốn giấy ghi hàng tập hồ sơ giữa lúc trẻ con còn thiếu giấy đi học” [46, 268].

Trong Chuyện làng Cuội, giọng văn hài hƣớc hóm hỉnh đƣợc sử dụng

gần nhƣ xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Ngay từ những trang đầu tiểu thuyết, nhà văn miêu tả không gian làng quê hậu chiến với những đất lề quê thói, sự trì trệ quan liêu qua một cuộc họp bất đắc dĩ bàn về việc giải quyết cái xác ngƣời làng nhƣng không biết trôi từ đâu đến. Cái xác ấy dạt vào bến sông khiến “khiến khách qua đò ùn tắc lại” rồi “trẻ con tan học hổn hển chạy đến rào rào nhƣ gió” khiến cho “chả mấy chốc bến đò Chợ Quán nghìn nghịt nhƣ một cái chấm đen khổng lồ tụ giữa cánh đồng làng Cuội bát ngát phù sa” [52, 7]. Bút pháp phóng đại đã tô đậm sự đông đảo, chen chúc của ngƣời làng trên bến sông vì một cái xác chết trôi phần nào khiến ngƣời đọc bất ngờ. Song cuộc họp của xã diễn ra ngay sau đó còn bất ngờ hơn bởi “cho đến 10 giờ đêm

các đồng chí Đảng ủy, ủy ban, hợp tác xã, công an, bàn bạc trong quán bà cụ Tứ hết 37 bìa đậu phụ, một bình lạc rang, gọi tròn năm chục chén, mƣời ba cút rƣợu, tám gói thuốc lào hội nghị mới ra đƣợc một phán quyết: Lập biên bản báo cáo lên huyện chờ xin ý kiến” [52,7]. Cuộc họp xã tƣởng chừng phải bàn bạc tại nơi công sở nhƣng lại diễn ra nơi quán xá và giống nhƣ một bữa tiệc với rƣợu, lạc rang…Không biết họp diễn ra từ bao giờ nhƣng nó kết thúc vào lúc 10 giờ đêm với một quyết định rất đơn giản mà dƣờng nhƣ không cần họp cũng có thể đƣợc đƣa ra đó là báo lên cấp huyện để chờ xử lý. Sự phi lý của thời gian làm việc, cách làm việc và kết quả công việc đã tạo nên giọng điệu hài hƣớc hóm hỉnh độc đáo.

Con mắt quan sát tinh tế của nhà văn khiến ông có thể chộp lấy những chi tiết nhỏ trong cuộc sống và biến chúng thành vật liệu tạo thành không gian hậu chiến. Nhà văn đã miêu tả một buổi phát thanh trên hệ thống loa ở làng quê bằng giọng văn hài hƣớc thông qua một chi tiết nhỏ nhƣ thế. “Đài truyền thanh “huyện ta” cách đây bốn năm khi có nhân viên vừa lên máy nói: “Đây là đài truyền hình huyện ta” thì từ những chiếc loa phát đi trong toàn huyện có tiếng ồm ồm của ngƣời đàn ông: “không luộc lên thiu bố nó rồi”. Từ đây ngƣời ta gọi đài truyền thanh “huyện ta” là đài “thiu bố nó rồi” mở từ sáng sớm đến hết giờ đài Hà Nội” [52, 393]. Tình huống ngẫu nhiên mà không ai ngờ tới của cuộc thu thanh ở làng quê đã dẫn đến một biệt danh kiểu “bia miệng”. Nhà văn thể hiện sự hóm hỉnh khi khéo léo lựa chọn câu nói của ngƣời đàn ông chen vào loa để rồi trở thành biệt danh “thiu bố nó rồi”. Sự hài hƣớc còn đƣợc nâng tầm cao hơn khi nhà văn khẳng định dàn loa “thiu bố nó rồi” đƣợc mở từ sáng đến tối. Bằng giọng hài hƣớc, hóm hỉnh Lê Lựu đã kiến tạo nên không gian làng quê với sự chuyển mình đổi mới dẫu chƣa khoa học và nét văn hóa đậm chất làng quê. Bởi chuyển mình đổi mới nên mới có hệ thống loa phát toàn huyện nhƣng chƣa khoa học bởi phòng thu âm vẫn đặt

ngay cùng không gian sinh hoạt gia đình. Bên cạnh đó, nét văn hóa dân gian khiến những sai xót trở thành biệt danh, bia miệng lƣu truyền.

Vẫn bằng giọng văn hóm hỉnh đậm chất lính, Lê Lựu chủ yếu tái hiện

không gian thành thị trong tiểu thuyết Hai nhà. Giọng văn ấy giúp nhà văn

dựng lên chân dung những con ngƣời thành thị với tính cách đặc biệt nhƣ bà Nhân vợ ông Địa. “Bà này trong một trăm cái dở cũng có cái hay, là chơi với ai cũng hết mình mà không cần tính toán hơn thiệt. Không thích thì chửi bố nhau lên, xong rồi giải tán ngay, không để bụng bất cứ một chuyện gì. Cả đời không ghét ai ngoài ông chồng” [53, 64]. Tính cách của bà Nhân có cái hay có cái dở nhƣng đáng chú ý là ở tâm tƣởng của bà. Nhà văn miêu tả tâm tƣởng ấy bằng một câu ngắn gọn nhƣng rất hóm hỉnh “cả đời không ghét ai ngoài chồng”. Sự hóm hỉnh đƣợc tạo nên bởi tính phi lí khi ngƣời chồng vốn phải nhận đƣợc sự yêu mến trọn đời từ vợ nhƣng bà Nhân thì ngƣợc lại cả đời chỉ ghét chồng. Có thể thấy nhà văn đặc biệt lƣu ý đến những phi lý tồn tại trong đời sống và chuyển hóa chúng thành giọng văn giàu chất lính. Ông đặc biệt chú ý đến những bất thƣờng tồn tại. Chẳng hạn, khi chiến tranh ngƣời phụ nữ dẫu ngoại hình không đẹp nhƣng vì giữa chốn núi rừng cô ấy là ngƣời đàn bà duy nhất là hoa hậu của rừng xanh “một cô gái làm nghề chữa đài ở Trƣờng Sơn mồm rộng, gò má cao, ngƣời gầy và xanh rớt đến mức những thằng mất dạy độc mồm bảo: thân thể “bác ấy” cá mắm khô phải gọi bằng cụ. “Bác ấy” 39 tuổi vẫn chƣa cùng ai, chỉ vì ở giữa rừng có một mình, đƣợc hàng trăm ngƣời chiều chuộng (có hàng chục anh thanh niêm năm bẩy lần trong một ngày thập thò trƣớc cửa tán tỉnh) tƣởng rằng mình cao siêu” [53, 98-99]. Thế nhƣng, vẫn cô gái ấy, khi giải phóng trở lại vị trí của một ngƣời bình thƣờng thua kém ngƣời khác rất nhiều “lúc hết chiến tranh, kéo nhau ra đến ga hàng cỏ, cánh con trai trông thấy con phe, đã thấy gấp trăm lần “bác ấy”. Trong khi “bác” nghĩ mình đã từng là “hoa hậu” của rừng xanh của cánh đàn ông hào phóng, khen và ban tặng không biết bao nhiêu là lời đẹp đẽ thì

không thể yêu những ngƣời có khuyết tật, không nghề nghiệp hoặc ngƣời đã từng có vợ con hơn mình hàng chục tuổi” [53, 99]. Nhà văn nói về một sự ngộ nhận lạ đời và tạo nên giọng văn hóm hỉnh, hài hƣớc. Ngƣời phụ nữ vốn là “hoa hậu” của rừng xanh khi đến với không gian thành thị đã thì lập tức mất đi vị thế ấy. Vị thế hoa hậu của cô xuống giá bởi sự phóng đại trào tiếu của nhà văn “gấp trăm lần”. Thế nhƣng, dƣờng nhƣ không biết đến sự xuống giá đó, ngƣời phụ nữ cứng tuổi vẫn cho mình một tiêu chí rất cao không lấy ngƣời khuyết tật, ngƣời không nghề nghiệp, ngƣời nhiều tuổi hơn. Sự trái ngƣợc giữa hoàn cảnh thực tế và quyết định của “hoa hậu rừng xanh” đã tạo nên tiếng cƣời hóm hỉnh nhƣng đồng thời cũng kiến tạo nên một không gian thành thị với “khả năng” làm thay đổi giá trị của con ngƣời. Thông qua giọng văn hài hƣớc, nhà văn đã âm thầm kiến tạo nên không gian thành thị với những thang đo giá trị mới mà nếu nhƣ con ngƣời không thay đổi để thích nghi họ sẽ bị đào thải hoặc chìm vào thế giới của cô đơn.

Ngƣời phụ nữ từ cánh rừng Trƣờng Sơn về phố thị cũng giống nhƣ Giang Minh Sài, bà Đất… bƣớc lên thành phố từ những vùng quê nghèo khó. Họ đối diện với một không gian thành thị trong khi mang những giá trị của một vùng không gian khác. Nếu nhƣ trả những con ngƣời đó trở về đúng không gian của họ thì họ sẽ trở thành chính mình. Qua những trang văn, Lê Lựu không chỉ tạo nên những mô hình không gian của đời sống mà còn đặt ra vấn đề về sự ảnh hƣởng của nó đến đời sông con ngƣời. Nhà văn dƣờng nhƣ đặt ra câu hỏi, ở trong không gian nào thì con ngƣời đƣợc trở thành chính họ?

Đóng vai trò quan trong trong giọng văn hài hƣớc, hóm hỉnh của nhà văn là lớp ngôn từ độc đáo. Nhà văn thƣờng xuyên chuyển nghĩa cho từ hoặc sử dụng tiếng lóng để lạ hóa và tạo nên tiếng cƣời. Chẳng hạn, khi nói về sự hồi hộp chờ đợi ngƣời yêu của Sài, Lê Lựu sử dụng liên tiếp những tiếng lóng và những từ lạ hóa nhƣ “mềm”, “lỡ tàu”, “tiếp tế”, “thống nhất”…; khi khác nói về công tác chuẩn bị cho đám cƣới của Sài – Châu, nhà văn tiếp tục sử

dụng những từ ngữ này với tần xuất dày đặc “biểu quyết”, “đột kích”, “trực”,

“mốt”, “Tây”, “bên kia”, “chạy ngoài” … Trong Chuyện làng Cuội cũng vậy,

nhà văn vận dụng triệt để lớp ngôn từ này nhƣ khi nói về cuộc gặp gỡ giữa Hiếu và hai anh chàng bán chuối nhà văn liên tiếp sử dụng những từ nhƣ “vô

tƣ”, “quân sự hóa”, “đặc sản” “khai thác”… Trong Hai nhà, những từ đƣợc

chuyển nghĩa và tiếng lóng vẫn đƣợc nhà văn sử dụng dày đặc nhƣ trong cuộc trò chuyện của Linh Anh với chồng “Xem ra bà này có “trọng lƣợng”, có thể “xỏ mũi” đƣợc “ông anh”. Em sẽ bảo ông Thiệt tán mạnh vào để bà ta “đổ” là xong” [53, 64], hay nhƣng trong đoạn nói về cuộc đời Linh Anh “ba năm cuối cấp ba và bốn năm ở Đại học Bách khoa không ai đếm đƣợc có bao nhiêu thầy, bao nhiêu bạn trong và ngoài trƣờng “chết đuối” vì chao lật, bị hút xuống cái “xoáy” đồng tiền và cái nhìn “sóng sánh” ấy” [53, 100]… Lớp ngôn từ độc đáo kết hợp với cái nhìn tinh tế về những sự tƣơng phản đối lập trong cuộc sống đã tạo nên giọng văn hài hƣớc hóm hỉnh và sau đó cùng kiến tạo nên những kiểu không gian khác nhau trong các tiểu thuyết của Lê Lựu đồng thời thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn này.

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)