Điểm nhìn bên trong kiến tạo không gian

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 92 - 95)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Điểm nhìn trần thuật

3.1.2. Điểm nhìn bên trong kiến tạo không gian

Nếu nhƣ điểm nhìn bên ngoài sẽ khiến không gian đƣợc mô tả chi tiết, đƣợc lý giải cụ thể thì điểm nhìn bên trong sẽ không gian tâm tƣởng là sự giãi bày. Khi sự giãi bày ấy đƣợc thực hiện bởi bản thân nhân vật thì không gian tâm tƣởng mang theo những đặc điểm cá nhân nhƣ phái tính, địa vị xã hội…

Hóa thân vào Châu trong Thời xa vắng, nhà văn để cho nhân vật tự nói

ra tâm tƣởng của mình “chƣa bao giờ anh ta giận dỗi, chấp nhặt và cãi nhau vặt với mình, kể cả lúc mình đã tát anh ta. Đi với anh ta mình luôn chỉ là đứa trẻ con đành hanh. Anh ta nghe theo mình tất để lúc khác lại nói lại làm mình phải đần mặt ra nghe. Vừa ân hận vừa xấu hổ cứ phải bịt mồm anh ta lại:

“thôi thôi, em không cho nói nữa” [46, 370]. Châu không đối thoại với ngƣời

khác mà đối thoại với chính cô. Điều này có thể thấy qua cách xƣng hô “mình”.

Bằng điểm nhìn bên trong, nhân vật của Lê Lựu đối diện với chính mình, với sự trăn trở và suy tƣ. Nếu Châu nghĩ về sự đổi thay của thái độ

ngƣời khác với cô thì Văn Yến trong Chuyện làng Cuội lại dày vỏ bản thân vì

biết về Hiếu quá muộn màng. Khi thì ông tự hỏi mình “nó là gì? Ở đâu ra? Ông đang ở trong nhà ông Từ làng Cuội vào những năm chín mƣơi này hay lạc giữa thời hoang dã, giữa nahh vuốt của những bầy thú hung dữ nào???” [52, 498]. “Nó” ở đây là cách mà ông Văn Yến gọi Lƣu Minh Hiếu. “Nó” không phải là cách ngƣời kể chuyện gọi nhân vật mà là cách một ngƣời có tuổi, có địa vị bí thƣ tỉnh ủy và là ngƣời đỡ đầu gọi Hiếu. Nỗi trăn trở về Hiếu dày vò ông Văn Yến không chỉ một lần. Lần khác, không gian tâm tƣởng lại

chất chứa đầy những suy tƣ của ông Tại sao nó lại đến mức này? Nó sa đọa

từ bao giờ? Những chuyến đi nƣớc ngoài ăn phải bả của bọn xấu từ khi nào? Bố đẻ ra nó là một chiến sĩ cách mạng hay tên Lỡi, một kẻ phản động đàn áp

về sự thay đổi của Hiếu, về nguồn gốc của Hiếu. Hiếu của ngày xƣa khi còn là một đứa bé chỉ huy đội thiếu niên trong ấn tƣợng của ông khác xa với Hiếu bây giờ. Dòng tâm tƣ của Văn Yến đƣợc nói ra bởi sự nhập thân vào nhân của nhà văn làm mang đến điểm nhìn bên trong.

So với Thời xa vắng Chuyện làng Cuội thì Hai nhà là tiểu thuyết mà

tác giả sử dụng điểm nhìn bên trong kiến tạo không gian tâm tƣởng rõ ràng nhất. Ở đây chúng tôi tập trung vào nhật ký của Linh Anh và bức thƣ tuyệt mệnh của ông Địa.

Linh Anh trong nhật ký của mình đã bộc lộ toàn bộ suy tƣ của cô. Trong những mục trƣớc, chúng tôi đã phân tích ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ mƣời bảy của cuốn nhật ký này nên ở đây chúng tôi sẽ phân tích một số ngày khác của cuốn nhật ký này. Ngày thứ ba đƣợc ghi lại trong nhật ký, Linh Anh kể lại cuộc gặp gỡ với Thiệt ““Đã quá 25 ngày so với định kỳ của em”-“Có thể…”-“Chƣa bao giờ em quá 3 ngày trong suốt mƣời mấy năm nay”. Thiệt ngồi lặng đi khá lâu rồi mới hỏi tôi định liệu thế nào. Tôi nói: Kệ anh. Lại một lúc yên ắng nhƣ chết, anh mới nói “Con vợ anh gọi điện nói cũng có mang đƣợc gần hai tháng”” [53, 150]. Điều mà Thiệt nói đã khiến Linh Anh xúc động. Cô đau đớn tủi hổi nhƣng không thể chia sẻ với ai mà chỉ có thể trút vào trang nhật ký. Trong nhật ký, Linh Anh xƣng tôi và tự nói với chính mình “Tai tôi ù đi, mắt hoa, ngƣời thấy lảo đảo phải gục đầu xuống đống chăn ở cuối giƣờng. Nƣớc mắt giàn ra thấm qua lần vải bọc, ƣớt đẫm một vùng ruột bông. Tôi cố nói mà cổ cứ nghẹn lại. Phải mƣơi phút sau khi hai tay anh giữ lấy vai tôi đang rung lên, tôi hất ra, chùi nƣớc mắt vào vỏ chăn cố lấy giọng bình thản hỏi, tại sao anh nói không yêu cô ta và chúng mình có thể về ở với nhau” [53, 150-152]. Thâm nhập vào nhân vật, nhà văn tái hiện không gian tâm tƣởng với niềm đau bàng hoàng. Nhà văn dùng hình thức nhật ký để nhân vật tự trút ra nỗi lòng. Ngày thứ mƣời bốn trong nhật ký của Linh Anh, cô ghi lại những điều cô thầm nghĩ “khi bắt đầu đau bụng trở dạ tôi nghĩ

thầm: Bây giờ việc đi lại bằng xe đạp rất tác động đến thai nhi, phụ nữ đẻ thiếu một tháng rƣỡi là chuyện quá bình thƣờng, không có gì phải suy nghĩ…” [53, 170]. Ý nghĩ ấy ngắn nhƣ một chút ý tƣởng thoáng qua nhƣng cũng chính vì thế mà chỉ riêng cô biết. Nhật ký của Linh Anh là toàn bộ không gian tâm tƣởng của cô. Nơi đó chồng chất những dòng suy tƣ hồi ức tội lỗi, những cảm xúc dằn vặt và yêu thƣơng…Là một trí thức nên những lời bộc bạch của Linh Anh thể hiện sự hiểu biết và vốn tri thức của cô. Bên cạnh đó, là một ngƣời phụ nữ, không gian tâm tƣởng của cô mang theo những dục vọng, khát khao phái tính…

Cùng với cuốn nhật ký của Linh Anh, bức thƣ tuyệt mệnh của ông Địa

tạo nên một mảng không gian tâm tƣởng khác trong Hai nhà. Giống nhƣ Linh

Anh, ông Địa cũng là một trí thức hơn nữa lại có tuổi nên không gian tâm tƣởng dẫu là sự bộc bạch từ điểm nhìn của cái “tôi” thì đầy triết lý và cả chút ăn năn cuối cùng của đạo đức. Ông thú nhận với Tâm “Cả chục năm, có thể nói trừ khi chú đi công tác xa hoặc xuống cơ quan ở, còn không lúc nào là anh em không giãi bày tâm sự với nhau, nhƣ kiểu “rút ruột” mình ra, nhƣ anh em mình vẫn nói là con chấy cắn đôi, nhƣng có những điều sâu kín không thể nào “rút ruột” ra đƣợc nhƣ chuyện bậy bạ giữa tôi với cô ấy nhà chú, để dẫn đến nỗi đau thƣơng tang tóc ngày hôm nay” [53, 168]. Trong lời tâm sự của ông Địa có sự văn hoa của một trí thức với thành ngữ “con chấy cắn đôi” có sự kín kẽ trải nghiệm suốt cả “chục năm” và cũng có cả sự chân thành hối hận về chuyện “giữa tôi và cô ấy”. Hóa thân vào nhân vật ông Địa, sử dụng điểm nhìn bên trong, nhà văn đã để nhân vật tự bộc lộ không gian tâm tƣởng của mình. Cuối tiểu thuyết này, bức thƣ của ông Địa khiến anh trai của Tâm nghĩ ngợi và những dòng suy tƣởng đó cũng đƣợc nhà văn để anh tự bộc lộ “Thì ra hắn vẫn là hắn, nhƣ bố hắn 60 năm trƣớc đã từng “mua giời có văn tự”. Nhƣng trách là trách em tôi. Tại sao nó lại cả tin đến mức giao vợ mình cho hắn đỡ đần những lúc đêm hôm khuya khoắt? Cả con vợ lão nữa! Mụ chơi bời

lão luyện đến mức ấy mà lại không biết là cả năm thả lỏng thằng chồng nhƣ thế thì không thể nào tránh khỏi chuyện bậy bạ sẽ xảy ra? Hắn cũng là một thằng ngƣời kia mà!” [53, 287]. Những dòng suy nghĩ của ngƣời anh của Tâm không chỉ giận ngƣời mà còn thƣơng em “Chỉ thƣơng em tôi. Gần 50 tuổi đầu vẫn còn ngây thơ, dại dột tƣởng hàng xóm với nhà mình là một! Làm gì có chuyện quái dị thế” [53, 287]. Nhà văn hóa thân vào các nhân vật để các nhân vật tự bộc lộ không gian tâm tƣởng để rồi sau đó lấy lại quyền năng tự sự của mình khi từ ngôi kể thứ nhất trở lại với ngôi kể thứ ba.

Qua các tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Hai nhà của Lê

Lựu, có thể thấy sự vận dụng linh hoạt điểm nhìn của Lê Lựu để kiến tạo không gian. Nhà văn có thể bắt đầu với điểm nhìn bên ngoài sau đó chuyển sang điểm nhìn bên trong. Nhờ sự chuyển đổi linh hoạt điểm nhìn này mà không gian thực tại và không gian tâm tƣởng có thể đan xen, luân chuyển.

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)