Kết cấu không gian tƣơng phản

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 116 - 126)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Kết cấu không gian

3.3.1. Kết cấu không gian tƣơng phản

Với quy mô phản ánh thực tại của tiểu thuyết, không gian trong các sáng tác của Lê Lựu đƣợc tổ chức một cách linh hoạt mà trƣớc hết là sự tƣơng phản giữa các không gian. Khảo sát các tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Hai nhà chúng tôi nhận thấy có các kiểu không gian tƣơng phản sau: tƣơng phải giữa không gian hiện thực và không gian tâm tƣởng (tƣơng phản song hành); tƣơng phản trong cùng một không gian ở những thời điểm khác nhau (tƣơng phản nội tại).

Thứ nhất, sự tƣơng phản giữa không gian hiện thực và không gian tâm tƣởng (tƣơng phản song hành)

Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết Lê Lựu không chỉ là đời sống thƣờng ngày với công việc lao động trong đời sống mới, với các mối quan hệ gia đình, làng xóm mà còn là không gian tâm tƣởng với những niềm day dứt, những suy tƣ bị dìm xuống tận đáy. Không gian tâm tƣởng thƣờng đƣợc nhà văn sắp đặt sau không gian hiện thực nhƣ một sự nảy sinh mà có khi hoàn toàn tƣơng phản với cái đã làm nảy sinh ra nó.

Trong Thời xa vắng, Sài về quê và nhận ra quê hƣơng chƣa đổi thay

quá nhiều. Những con ngƣời ở quê anh dù sống trên dải đất đai trù phú nhƣng bao năm nay cái nghèo vẫn đeo đẳng “Nơi nào có cái gì làng này có đấy, có khi còn sớm sủa hơn các nơi khác. Nghĩa là từ tổ đổi công lên hợp tác thấp,

hập tác cao, từ xóm hợp nhất thành thôn rồi lên cấp cao toàn xã, rồi khoán trắng, khoán đen đến năm ba khâu quản... Đủ tất tật mọi thứ nhƣng những con ngƣời tốt cực kỳ ấy tại sao mấy chục năm qua vẫn khổ sở đói khát chƣa từng gặp bất cứ ở đâu” [46, 358-359]. Nghèo một sự đánh giá xuất phát từ khả năng phát triển kinh tế mà thay đổi về kinh tế thì không dễ dàng nên sau bao năm dẫu chƣa thoát nghèo thì có lẽ vẫn có thể thông cảm cho những ngƣời dân quê cần cù, chất phác. Thế nhƣng sự quản lý và thói quen cố hữu không thay đổi thì là điều không thể thông cảm nhất là khi đó là nguyên nhân dẫn đến cái nghèo dai dẳng. Những ngày ở quê, Sài nhận ra “hơn hai chục năm nay thay hàng chục ông chủ nhiệm và quản trị mà cái kẻng treo ở chỗ nhà tổng Lơi ngày xƣa làm hiệu lệnh đi làm cỏ và đi họp cho cả sáu đội sản xuất vẫn không thay và không chuyển nó đến chỗ trung tâm” [46, 359]. Chiếc kẻng giờ đây đã mục nát “bục ở giữa, phía dƣới giập, phí trên rỉ hết lớp này tở ra lại đến lớp khác. Mỗi lần gõ vào nó chỉ cạch...ạch...ạc mà vẫn đều đặn ngày năm lần phó chủ nhiệm phụ trách sản xuất sai con ra đánh kẻng giờ làm, giờ nghỉ,

giờ họp” [46, 359] trở thành biểu tƣợng cho lối tƣ duy cũ mòn, trì trệ không

còn phù hợp trong thời buổi kinh tế mới. Cùng với tƣ duy ấy và đáng sợ hơn cả là thói quen. Ngƣời dân quê Sài có thói quen của những cƣ dân nông nghiệp từ bao đời “Và, cái giờ giấc đi làm không biết ai quy định từ khi Sài mới đi bộ đội đến giờ vẫn đúng nhƣ thế. Bất chấp mùa nào. Sáng bảy giờ đánh kẻng. Tám rƣỡi đủ ngƣời. Chiều hai giờ đánh kẻng. Ba rƣỡi hoặc hơn mới í ới gọi nhau” [46, 359]. Với những tƣ duy và thói quen nhƣ thế ngƣời dân quê Sài khó tránh khỏi nghèo đói bao năm qua. Sài nhận ra hiện thực ấy và khát khao đổi thay nó. Không gian tâm tƣởng với những suy nghĩ về cách tổ chức quản lý khoa học, khát vọng đổi mới trong Sài tƣơng phản với hiện thực bảo thủ trì, trì trệ nhƣ đã nói. Ngày nào Sài cũng đi lang thang khắp cánh đồng và “nhìn đến khoảng nào anh cũng phì cƣời”. Đó là cái cƣời của ngƣời nhận ra chỗ lạc hậu, chỗ chƣa đúng và đồng thời có giải pháp khắc phục. Sài

yêu quê hƣơng và khao khát đổi thay quê hƣơng đến mức cảm thấy bực bội khi mọi thứ trƣớc mắt anh cứ diễn ra một cách tùy tiện, lộn xộn và máy móc “Sài nhìn thấy việc gì, nghe thấy chuyện gì, đi đến chỗ nào cũng thấy ngứa mắt, thấy bực bội, thấy ao ƣớc, thấy thèm khát một cung cách, một sự đổi thay. Nhƣng góp ý với ai? Sẽ đi tới đâu? Đã bao nhiêu cơ quan, chuyên viên đến đây chắc họ cũng đã góp ý, chỉ thị, đã có hàng loạt những nghị quyết và biện pháp”. Khát vọng đổi thay quê hơng cũng khiến Sài trăn trở “có nên nhân danh một đứa con của làng xã, một ngƣời cộng sản phát biểu thẳng thắn những suy nghĩ của mình không?” [46, 361]. Những suy nghĩ của Sài là những ý kiến mới mẻ, hiện đại đối lập với những gì bảo thủ, lạc hậu đang diễn ra trong hiện thực. Không gian tâm tƣởng và không gian hiện thực đƣợc nhà văn đặt cạnh nhau, soi chiếu làm nổi bật lẫn nhau.

Sự tƣơng phản giữa không gian hiện thực và không gian tâm tƣởng còn đƣợc nhà văn tạo dựng khi Sài, Hà, Hiểu cùng ngồi bàn bạc với Tính về việc ly hôn của Sài và Châu. Bề ngoài, cả ba ngƣời Sài, Hà, Hiểu đều nghiêm trang, trật tự nhƣng trong lòng thì biết bao suy tƣ. Ba ngƣời trật tự bởi họ hiểu và tôn trọng Tính “Tính nói dài dòng về nề nếp một gia đình, về sự thống nhất từng nhỏ nhặt, về sự bàn bạc, tính toán lƣờng trƣớc hậu quả của mỗi công việc là rất cần thiết khiến cả Hà, Hiểu và Sài đều sốt ruột. Họ “trật tự” và “nghiêm trang” giả vờ để anh đỡ ngƣợng. Anh nói đƣợc những lời rất chân thành sâu xa, chỉ có điều ai cũng biết cả rồi” [46, 385]. Tuy vẻ ngoài điềm tĩnh, chú ý lắng nghe cả ba ngƣời đều để tuột khỏi ý nghĩ những lời nói của Tính “Hơn một giờ nghỉ trƣa đề rồi mọi ngƣời lại phải đến cơ quan bù đầu với bao nhiêu công việc vất vả, những lời nói của Tính không đúng lúc cứ trƣợt truội ra khỏi ý nghĩ của mọi ngƣời. Nói tóm lại, nó chẳng vào ai. Mắt ai cũng díp lại, cả ba ngƣời vẫn phải tỏ ra mình đang nghe chăm chú” [46, 385]. Ngôn từ trần thuật của tác giả đã tái hiện cuộc trò truyện mà ngƣời nói và ngƣời nghe không bắt nhịp với nhau. Quan sát bên ngoài thì đây là một cuộc đối

thoại mà những ngƣời nghe chăm chú tiếp nhận từng lời của ngƣời nói nhƣng trong tâm tƣởng thì ngƣời nghe ai cũng mệt mỏi, thiếu tập trung. Lê Lựu đã cùng lúc tạo đƣợc sự tƣơng phản giữa hiện thực và tâm tƣởng của tất cả các nhân vật.

Trong Chuyện làng Cuội, cũng không khó để tìm thấy sự đối lập giữa

hiện thực và tâm tƣởng. Sau khi tòa án giải quyết việc ly hôn giữa Hiếu và Xuyến, Xuyến đã lên ủy ban nơi Hiếu làm việc để gào khóc “sau phiên tòa, chị lên huyện, lăn ra trƣớc cổng huyện ủy gào thét” [52, 366]. Những giọt nƣớc mắt của Xuyến dễ khiến ngƣời ta lầm tƣởng rằng cô đau đớn và oan uổng trong cuộc ly hôn với chồng nhƣng thực ra Xuyến chỉ diễn bởi cô có nhiều tính toán khác. Ngay khi em trai chị lên gặp chị và nói “việc vợ chồng li hôn chỉ đến toàn án tỉnh là hết. Tỉnh đã “Chỉ đạo” cho anh Hiếu đƣợc bỏ vợ thì kêu ai, để làm gì?” [52, 366] thì “chị theo nó về ngay” bởi “lời khóc than kêu gào cũng phải tính toán cân nhắc sự đầy vơi to nhỏ để nó đạt tới cái gì đấy chứ chả ai than khóc vu vơ, chả ai lặn lội kêu gào nơi vắng vẻ không co ngƣời hƣởng ứng” [52, 366]. Màn diễn kêu khóc của Xuyến đã cho thấy sự tƣơng phản giữa hai không gian hiện thực và tâm tƣởng. Hiện thực xót xa, đau khổ nhƣng tâm tƣởng thì lạnh lùng, tính toán. Sự tƣơng phản giữa không gian hiện thực và không gian tâm tƣởng không chỉ có ở Xuyến mà còn có thể thấy ở bà Đất-mẹ chồng Xuyến. Từ ngày lên thành phố ở với con trai hầu nhƣ bà Đất luôn sống giữa sự tƣơng phản ấy. Bề ngoài, bà cố gắng tỏ ra gia đình mình yên ổn, mẹ chồng nàng dâu hòa thuận nhƣng bên trong bà luôn muốn nói thẳng ra cho con trai biết tật lăng nhăng, bồ bịch của vợ. Sự tƣơng phản càng rõ ràng hơn khi bà phát hiện ra “tang chứng” cuộc tình của cô con dâu nhƣng vẫn phải tỏ ra không có chuyện gì trƣớc mặt hàng xóm “mua thịt xong, bà lấy miếng ni lông trong túi ra bọc. Ba bốn cái túi con ở trong ấy rơi ra khiến mọi ngƣời kêu rú lên vì kinh tởm. Bà ngơ ngác không biết cái gì định nhặt lên xem. Một bàn tay cầm tay bà, bảo những của nợ ấy là những túi tránh

thai vừa dùng xong và giằng lấy miếng ni lông to ở tay bà vứt vào đống rác. Ngƣời ta dồn hỏi bà cái túi cƣớc xanh bà mƣợn của ai” [52, 446]. Giấu đi những suy nghĩ của mình, bà Đất nói dối để giữ thể diện cho con trai và nề nếp của gia đình “bà phải nói dối là bà vừa nhặt đƣợc nó ở giữa đƣờng, định khi mua đƣợc miếng thịt, con cá, bìa đậu thì gói vào đấy khỏi dây ra túi cƣớc” [52, 446]. Lời nói dối của bà Đất tỏ ra phù hợp với những gì diễn ra bên ngoài và che đi những suy nghĩ, truy nguyên bên trong “nó vội vàng hay bất chấp? chƣa tiện chỗ để “phi tang” hay một sự chơi khăm đểu cáng, bẩn thỉu?” [52, 446]. Sự tƣơng phản giữa hiện thực và tâm tƣởng còn có thể thấy ở Hiếu trong cuộc tình với Linh Chi. Trƣớc khi gặp Linh Chi, Hiếu đã nảy ra ý định trả thù vợ của mình “chính những ngày tổ chức cố sức tạo ra cái hạnh phúc “êm đẹp” của gia đình anh, anh lại bùng lên cái ý định đã cố nén lại: Trả thù. Nó giống hệt nhƣ đêm chạy ra đầm Cuội không để chết mà để xuất hiện và nuôi dƣỡng ý chí: Trả thù con vợ phản bội. Chỉ có điều, sự trả thù lần này ở cƣơng vị một anh bí thƣ huyện ủy khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều. Làm sao “nó” phải ngậm đắng nuốt cay mà mình lại không ảnh hƣởng gì đến “Công tác”. Chƣa hình dung ra “việc làm” cụ thể, nhƣng nhất định không thể để nó sung sƣớng hơn mình” [52, 471]. Thực hiện ý định, Hiếu bắt đầu một màn diễn mỗi khi có ngƣời nói đến chuyện vợ con “Từ đấy, mỗi khi nói đến chuyện vợ con, khuôn mặt anh lại rầu rĩ đau khổ lắng nghe sự động viên an ủi của bất cứ ai” [52, 471]. Vẻ bên ngoài rầu rĩ của Hiếu tƣơng phản với thế giới bên trong đang cảm thấy sung sƣớng hơn ngƣời vợ phản bội “nhƣng anh mặc xác tất cả, để tự tìm kiếm ra sự sung sƣớng hơn hẳn con vợ phản bội của mình” [52, 471]. Hiếu mong muốn trả thù vợ nhƣng chƣa tìm ra đƣợc việc làm cụ thể cho đến khi gặp Linh Chi. Linh Chi là con gái của Lăng-kẻ trƣớc đây từng vụng trộm với Xuyến, vợ của Hiếu. Biết đƣợc nguồn gốc ấy, Hiếu rắp tâm một lần trả thù đƣợc cả hai ngƣời khiến anh đau khổ bằng một mối tình hờ giữa thủ trƣởng và nhân viên “anh chỉ xuất hiện ý nghĩ chiếm đoạt

Linh Chi khi đã “tìm đƣợc lai lịch” của “cháu”” [52, 471]. Hiếu diễn màn kịch đáng thƣơng trƣớc Linh Chi để khiến cô mềm lòng và dần dần trở thành ngƣời tình của cô. Tình yêu hờ bên ngoài tƣơng phản với những mƣu toan, tính toán, thù hằn bên trong.

Trong Hai nhà, Lê Lựu đã để nhân vật Linh Anh tự bộc lộ sự tƣơng

phản giữa hiện thực và tâm tƣởng qua những trang nhật ký. Trong cô có hai con ngƣời cùng sống. Con ngƣời bên ngoài sống với chồng để cho tất cả mọi ngƣời thấy cuộc sống gia đình cô bình thƣờng dẫn có đôi chút gƣơng gạo và con ngƣời bên trong sống với tình yêu thực sự của trái tim mình “gần nửa năm nay tôi nghĩ tôi có thể tạm thời sống yện ổn với công thức: Ban ngày chủ yếu là buổi trƣa, và chiều ân ái nhƣ là vợ chồng với Thiệt, cô Thủy làm lá chắn tƣơng đối an toàn. Đêm về sống với chồng nhƣ là hai ngƣời khác thuê chung một nhà, nhƣ sự gá buộc tạm bợ, nên cả hai đều gƣợng gạo” [53, 160].

Lê Lựu đặt con ngƣời vào giữa cuộc đời để rồi từ đó đồng thời miêu tả cả không gian của đời sống hiện thực và không gian của tâm tƣởng. Nói cách khác, không gian hiện thực và không gian tâm tƣởng của con ngƣời song hành cùng nhau, tác động lẫn nhau. Tạo dựng những không gian tƣơng phản cũng là một cách luân chuyển không gian trong nghệ thuật tự sự của nhà văn.

Thứ hai, tƣơng phản trong cùng một không gian ở những thời điểm khác nhau (tƣơng phản nội tại)

Trong các tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Hai nhà,

Lựu thƣờng xây dựng sự tƣơng phản giữa thực tại và tâm tƣởng nhƣ đã nói đồng thời cũng tạo dựng sự tƣơng phản của một không gian-không gian thực tại hoặc không gian tâm tƣởng-ở những thời điểm khác nhau. Ở mỗi một khoảng thời gian khác nhau, không gian luôn có sự thay đổi khác biệt. Theo dõi sự biến chuyển đó, ngƣời đọc có thể thấy tác giả đang tự sự về những không gian cùng với tự sự về nhân vật và tự sự về thời gian.

Làng Hạ Vị trong Thời xa vắng là không gian mà Giang Minh Sài trở đi trở lại trong suốt cuộc đời mình. Năm mƣời tám tuổi Sài còn ở làng và cũng là năm đê bối vỡ “đến quá nửa đêm đê quai vỡ chỗ cây đa còng cách đầu làng đếm dăm cây số mà nghe tiếng nƣớc ầm ầm rung chuyển nhƣ bom. Tiếng kêu la truyền đi rùng rợn, thảm thiết, làng nọ ríu vào làng kia, tiếng kêu nhƣ ong,

hàng mấy giờ đồng hồ vẫn chƣa thấy nƣớc chảy đến”[46, 49]. Năm nào cũng

thế, khi đê vỡ, nƣớc tràn vào đồng cũng là khi trời quang đãng trăng sáng vằng vặc “trên thì trăng sáng, dƣới cũng chỉ thấy một màu nƣớc trắng mênh mang” [46, 51]. Sau bao năm xa quê, Sài trở lại Hạ Vị. Hạ Vị lúc này không vỡ đê nhƣng mọi thứ dƣờng nhƣ không quá nhiều thay đổi “chỗ cao thì trồng lúa, chỗ thấp trồng khoai lang, ở dƣới đầm lầy thì có mƣơng dẫn nƣớc. Trên

cánh đồng bãi rộng mênh mông trồng lúa thì không có lấy một cái rạch” [46,

359-360]. Nhà văn đã tái hiện không gian làng Hạ Vị cách nhau một khoảng của mấy chục năm chiến tranh với những nét diện mạo quen thuộc để rồi chuyển sang một Hạ Vị hoàn toàn mới mẻ. Gianh Minh Sài đã mang đến cho làng quê của anh sự mới mẻ đó. Dƣới sự góp sức của Sài, làng Hạ Vị thay da đổi thịt tƣơng phản hoàn toàn với chính nó khi xƣa “gần ba năm rồi, Hạ Vị đã nhƣ từ một nơi nào khác bƣng đến đặt ở dất này. Xã đƣợc hình thành nhƣ một chữ “Tê in” hơi lệch một chút. Cái gạch ngang trên đầu là con đê bồi đắp cao to nhƣ đê chính, đƣợc viền bằng những bụi tre đang lên xanh. Phía ngoài tre là hàng chuối tây, hàng nghìn cây đều bị những những buồng vít con xuống. Ngoài nó là lạc. Cả cánh bãi bồi mênh mông màu xanh đậm xôn xao cả lá lạc, phải ngồi lên máy bay chuồn chuồn mới nhìn thấy chiều dài của nó. Viền sát lợi nƣớc, chỗ doi đất bồi, thêm hàng năm là khoai lang. Chỉ trừ ba tháng mùa

mƣa lũ còn cái vòm xanh dây khoai ấy có cả quanh năm” [46, 396]. Nhà văn

đã đặc tả sự đổi thay của Hạ Vị với sự quy hoạch cây trồng, tƣới tiêu và một quy trình khoa học “tất cả tạo thành một chu trình khép kín: đậu nành làm thành đậu phụ. Lợn ăn bã đậu và lá khoai lang. Bò ăn lạc và thân dây lang

cùng với cỏ. Phân bò bón cá, phân các loại khác bón ruộng. Các nhà máy, công trƣờng, cơ quan mua đậu phụ, lạc, thịt bò và cá thì phải cung cấp gạo,

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 116 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)