6. Cấu trúc của luận văn
2.3. Không gian tâm tƣởng
2.3.1. Không gian ký ức tội lỗi
Không gian tâm tƣởng của nhân vật đƣợc Lê Lựu miêu tả với những dòng hồi ức. Hồi ức đó có thể là những ký ức đẹp đẽ tràn đầy yêu thƣơng nhƣng thƣờng là ký ức tội lỗi.
Trong những năm chiến tranh, khi Sài (Thời xa vắng) chiến đấu chiến
đấu ở chiến trƣờng và đƣợc báo ca ngợi vì thành thành tích xạ kích máy bay Mĩ thì anh vẫn nặng lòng nhớ từng miếng bánh đúc chấm tƣơng kho tép, nhớ đêm trăng lũ về lụt cả làng...Những kỷ niệm thân thƣơng ấy khiến ranh giới quá khứ/ hiện tại nhòa đi. Quá khứ sƣởi ấm lòng ngƣời chiến binh xa nhà và khiến anh quyết tâm chiến đấu để trở thành niềm tự hào của mỗi ngƣời dân làng Hạ Vị.
Bên cạnh những ký ức tƣơi đẹp thì dòng hồi ức ở các tiểu thuyết của Lê Lựu chủ yếu là những tội lỗi của nhân vật.
Hậu chiến, Sài (Thời xa vắng) gặp lại Hƣơng, ngƣời yêu đầu tiên của
anh, và kể nhƣ tú tội với Hƣơng “Cô muốn anh kể, vừa nhƣ là kiểm tra tình cảm của anh với vợ, vừa kiểm tra lòng thành thật đối với cô. Phần khác, cô muốn bắt anh làm một cuộc “thú tội” về những sai lầm do trƣớc đây không nghe lời cô. Sài kể thành thật về mối quan hệ của vợ chồng anh” [46, 367- 368]. Những lời kể về cuộc sống bất hòa của Sài và vợ cũng tức là sự hồi ức của chính anh. Từng sự việc đƣợc anh nhớ lại và “thành thật” với mối tình
đầu. Ký ức của nhân vật của Lê Lựu không phải về những năm tháng chiến tranh nhƣ các nhân vật của Bảo Ninh, Chu Lai mà về chính cuộc sống đời thƣờng. Dẫu thế, ký ức vẫn trở về mới những niềm đau.
Không gian ký ức có khi không đƣợc Lê Lựu trực tiếp miêu tả mà nhà văn chỉ miêu tả cái biểu hiện cho sự hiện hữu của nó. Cái biểu hiện đó có thể
là sắc mặt là hành động nhƣ của lão Lăng trong Chuyện làng Cuội. Lƣu Minh
Hiếu có cô nhân tình là bạn của con gái đồng thời là đồng nghiệp tên là Linh Chi. Qua câu chuyện của Huyền, Hiếu biết đƣợc bố của Linh Chi là Lăng ngƣời từng lén lút ngủ với vợ trƣớc của anh, Xuyến, từ những năm cải cách ruộng đất. Bởi vậy trong một dịp cố tình về thăm nhà của tình nhân Hiếu đã buộc Lăng phải nhớ đến những việc ngày xƣa của Lăng với Xuyến. Hiếu công khai quan hệ với Linh Chi không thèm kéo ri đô cửa sổ để Lăng thấy đƣợc và rồi quát thẳng vào mặt Lăng những lời lẽ tàn nhẫn “mày còn nhớ ngày trƣớc bắn ông Kiêm không? Còn nhớ trƣớc khi ra miếu Cuội bồi dƣỡng khổ chủ, mà và cô ấy làm gì ở cái lều của tao để cô ấy kêu “Đội ơi cho em chết nữa đi”. Còn nhớ không?” [52, 484]. Những lời lẽ của Hiếu đã khơi dậy tất cả những ký ức trƣớc kia của Lăng. Ký ức trở về một cách quá bất ngờ cùng với sự sợ hãi, căm giận khiến Lăng nhƣ chết lặng “mặt lão Lăng dại đi, cắt không ra hạt máu. Hai tay lão bấu vào thành ghế nhƣ để khỏi giật bắn ngƣời lên” [52, 484]. Cùng với sự sợ hãi căm giận đó có lẽ là sự hối hận của Lăng khi nhận ra chuyện làm khi xƣa đã mang đến trái đắng bây giờ.
Vẫn trong Chuyện làng cuội không gian ký ức hiện lên trong mỗi lời
cãi vã của vợ chồng Hiếu trƣớc mặt Văn Yến. :
“- Báo cáo chú. Đây không phải lần thứ nhất. Hai năm trƣớc vợ cháu quan hệ với anh này phải đi phá thai.
- Anh nói thế không sợ tội lòi mắt ra à?
- Cô giấu tôi. Sau bị nhiễm trùng phải đi viện, chính cô phải thú nhận với bác sĩ, còn nhớ không?
- Cứ đào mả bố cái thằng nào nó hành tôi hùng hục nhƣ trâu húc mả rồi lại vu vạ cho tôi
- Cô có nhớ ngày ấy tôi đi học ba tháng không về nhà không? - Đi đâu thì lúc anh về tôi mới chửa?
- Thật không? Tôi mang giấy tờ ngày kết thúc của tôi với giấy cô đi viện
nhá?”[52, 439].
Ký ức mà Hiếu gọi dậy cách thực tại khoảng hai năm với việc phá thai của vợ anh. Mặc dù chị không thừa nhận nhƣng hoàn toàn ý thức đƣợc đó là lỗi đối với chồng. Mặt khác, đối với Hiếu, hành động của chị là tội lỗi không thể chối bỏ. Ký ức không chỉ đƣợc đo đếm bằng thời gian mà còn đƣợc xác định bởi những sự việc nhƣ phá thai bị nhiễm trùng, Hiếu đang đi học vắng nhà… Sự hiện diện của không gian ký ức song song với thực tại, buộc con ngƣời phải thừa nhận nó, phải đối diện với thực tại. Qua cuộc cãi vã, Lê Lựu đã tạo nên những không gian đồng hiện.
Ở cả Thời xa vắng và Chuyện làng Cuội, không gian ký ức đều xuất
hiện với những tội lỗi nhƣng rõ nhất phải kể đến tiểu thuyết Hai nhà. Trong
tiểu thuyết này, nhà văn đã để nhân vật hồi ức và thú tội.
Cuốn nhật ký của Linh Anh mà Tâm đọc đƣợc không khác gì lời thừa nhận tội lỗi của cô trƣớc mặt anh. Trong cuốn nhật ký, Linh Anh ghi lại tất cả những điều mà theo chuẩn mực thông thƣờng và từ phía Tâm sẽ là tội lỗi.
Chƣơng III của Hai nhà với nhan đề Sự nhấm nháp độc ác là toàn bộ cuốn
nhật ký của Linh Anh với 17 ngày ghi chép với biết bao sự kiện, bao suy tƣ và hồi ức. Về không gian suy tƣ của Linh Anh chúng tôi sẽ triển khai trong mục sau còn ở đây chúng tôi khai tác những không gian hồi ức.
Trong nhật ký của Linh Anh, vốn không có ngày tháng cụ thể, chúng tôi gọi theo thứ tự.
Ngày nhật ký thứ nhất, không gian hồi ức đƣợc xác định bởi thời gian không quá xa. Linh Anh nhớ lại những gì diễn ra lúc chiều “Bắt đầu từ chiều
nay, một khoảng trống lớn xuất hiện trong tôi. Nỗi buồn của tôi lan sang Thủy, cô cũng ngồi lặng hàng giờ đồng hồ nhƣ để chia sẻ, lại nhƣ xúi giục tôi cứ liều đi, dũng cảm lên. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra? Thủy là ngƣời độc ác dẫn dắt kẻ đến phá đời tôi hay cô là vị cứu tinh đời tôi khỏi cuộc sống vợ chồng “rất đẹp đôi”, khiến nhiều kẻ khác thèm thuồng, nhƣng thực chất là sự nhàm chán cứ lê thê hết năm nọ, tháng kia, toàn những chuyện vặt ấm ách nhƣ chó cắn bóng” [53, 142-143]. Thủy trở về gặp Linh Anh và sau đó là sự trở lại của Thiệt-ngƣời tình trong mộng của cô. Trang nhật ký có thể đƣợc viết vào tối hôm mà Linh Anh gặp Thủy. Hồi ức lại chuyện xảy ra ban ngày trăn trở với mặc cảm tội lỗi ngoại tình. Cuộc sống gia đình với Tâm nhàm chán nên chuyện ngoại tình của Linh Anh với Thiệt tất yếu nhƣ một giải tỏa. Ngày nhật ký thứ hai, không gian hồi tƣởng là những lần ân ái vụng trộm của Linh Anh vì sợ tội lỗi “nó khác hẳn với nhữnglần vụng trộm, đứng ngồi, mắt trƣớc mắt sau, gốc cây bờ tƣờng với “chú” lái xe. Còn ở nhà hắn? Do không định cƣới nên hắn phải trợn trạo sợ mẹ hắn và xóm làng biết đêm nào cũng vồ chộp chớp nhoáng nhƣ gà đạp mái” [53, 150]. Viết vào nhật ký hồi tƣởng những lần vụng trộm với Thiệt và xa hơn nữa là chú lái xe-ngƣời yêu đầu tiên-Linh Anh-không phải muốn thú nhận với Tâm mà cô muốn thành thật với chính mình. Hơn ai hết, Linh Anh biết đó là sai trái so với lề luật xã hội nhƣng cuộc sống khập khiễng với Tâm là lý do đẩy cô đến với cuộc tình bên ngoài gia đình. Ngày thứ mƣởi bảy, ngày cuối cùng trong nhật ký của Linh Anh, không gian hồi tƣởng lúc này là những sự kiện lầm lỗi của cô và cũng là sự hối hận. Trang nhật ký tràn đầy những giá nhƣ “giá nhƣ hết giờ làm việc ngày hôm sau tôi không mừng rỡ gọi điện cho Thiệt để cô út đón ở cổng cơ quan tôi, để hai chị em đi bơi thuyền ở Hồ Tây và khi trở về Thiệt đã ngồi đợi gần hai tiếng đồng hồ ở quán bánh tôm. Giá nhƣ tôi đừng bốc đồng uống hàng bốn năm vại bia, và đừng hãnh diện mình đã làm đƣợc một việc tày trời, để anh em Thiệt phải phục sát bờ Hồ Tây về tài ba và sức mạnh chỉ riêng tôi mới có. Giá
nhƣ…Giá nhƣ…Đừng có sự quen hơn bén tiếng, từng chung chăn gối, cả tháng, cả năm và Tí con nhƣ là những dấu ấn tốt đẹp để lại. Giá nhƣ…Thiệt và vợ chƣa sống li thân chờ ngày ra tòa để tôi cảm thấy hối hận, cảm thấy thƣơng hại anh… Để rồi…lại sẵn sàng dâng hiến tất cả. Và, khi đã thuộc về anh ta rồi, tôi lại hong hóng nhƣ con chó hóng chờ chủ vuốt ve, chờ đƣợc âu yếm, đƣợc ban phát mà không biết sự dối lừa vẫn rập rình phía sau mình…” [53, 180-181]. Tâm thức của Linh Anh khi viết những dòng nhật ký này đƣợc lắp ghép bởi những ký ức gián đoạn. Đó là ký ức với định vị thời gian cụ thể nhƣ khi gọi điện cho ngƣời tình, khi bốc đồng nơi quán bia sau khi giúp đƣợc Thiệt; đó cũng là ký ức xa xôi hơn nên không còn cụ thể thời gian mà chỉ còn đƣợc xác định bởi sự việc là những lần chung đụng chăn gối để rồi thành hình đứa con và đó cũng là ký ức về những cảm xúc nồng nàn có đƣợc khi ở bên ngƣời tình.
Cuốn nhật ký của Linh Anh là vật chứng cụ thể cho không gian tâm tƣởng. Toàn bộ cuốn nhật ký là những cảm xúc, những hồi tƣởng sự việc mà phần lớn là những lầm lạc của Linh Anh so với chuẩn mực đạo lý.
Bên cạnh cuốn nhật ký của Linh Anh, trong Hai nhà không gian hồi ức
với những tội lỗi còn có trong bức thƣ tuyệt mệnh của ông Địa. Bức thƣ là một câu chuyện dài với ký ức từ xa xôi đến thực tại nhƣng điều quan trọng nhất là sự thú tội của “ông hàng xóm”. Ông Địa kể về cuộc gặp giữa ông và vợ. Giọt nƣớc mắt của bà Nhân năm mƣời bảy tuổi đã phần nào lật ra tội lỗi của ông Địa khi đó “…năm 1953 tôi dẫn tiểu đội đi tiền trạm cho chiến dịch Điện Biên Phủ tôi gặp cháu gái chăn trâu 11 tuổi. Hỏi: “nhà mày đâu, cháu?”. Cháu nhanh nhảu dẫn tôi về nhà mình. Bữa cá trê nấu dƣa khú tối hôm đó ở nhàu cháu khiến 6 năm sau tôi còn nhớ phải lần về tìm” [53, 274]. Một bữa cơm giản dị, bình dân có gì khiến ngƣời đàn ông phải trở về tìm? Điều ngƣời đàn ông ấy nhớ chắc chắn không phải bữa cơm kia mà là cô cháu gái 11 tuổi. Sáu năm sau cô ấy vừa tròn 17 “cả nhà đều nhớ đến tôi, riêng cháu gái 17 tuổi
thì đỏ bừng mặt khi tôi nhìn vào mắt cháu. Lúc tôi đi, cháu hỏi “chú đƣợc mấy em rồi ạ?”-“chú chờ cháu để trả lời đấy, có đƣợc không?”. Mặt cháu bừng đỏ dậy lên nhƣ chƣờm vào lửa, cháu vội vàng chạy vào buồng đóng cửa lại khóc (sau này thì “cháu” bảo thế). Năm sau chúng tôi cƣới nhau” [53, 274]. Dù có vợ con và có cả sự chênh lệch tuổi tác nhƣng sự vụng trộm giữa Địa và Linh Anh vẫn xảy ra “tôi rất thƣơng tình cảnh mẹ con vắng vẻ nhƣng không biết ý chú nhƣ thế nào nên chỉ im lặng. Rồi cô nhờ tôi gói bánh chƣng từ 23 tết. “Gói bánh cho các cháu nó ăn dần! Cùng là vì để cho các cháu đỡ tủi chứ cháu thiết gì!”. Rồi đêm 24 tết, mƣa to lạnh buốt nhƣ châm kim. Tôi xách xô nƣớc vào đi qua nhà, xuống bếp giao cho xô cho cô đổ vào bể nhƣ mọi khi vẫn làm. Đổ nƣớc xong, cô đƣa lại cho tôi thì điện tắt. Tôi cầm lấy quai và chạm vào tay cô. Không hiểu tại sao lúc ấy tôi lại nắm cả bàn tay ấy với quai xô trong tay tôi. Cô để yên cho tôi bóp chặt tay mình. Thế rồi…Sự việc bắt đầu đơn giản và dễ dàng đến nỗi cả tôi và cô đều không tin vì sao lúc ấy lại chỉ có thế, chỉ có thế mà để xảy ra câu chuyện tày đình này” [53, 284]. Việc ông Địa là Linh Anh đến với nhau có lẽ không đơn giản bắt đầu tự sự vô ý cầm tay trong bóng tối của một đêm gần ba mƣơi tết mà phải đƣợc nhen nhóm, đƣợc tiềm tàng từ trƣớc. Việc xách xô nƣớc, điện mất chỉ là hoàn cảnh, với xúc tác là cái nắm tay để thổi bùng lên ngọn lửa âm ỉ bấy lâu. Bức thƣ tuyệt mệnh của ông Địa không chỉ là thú tội tạo nên không gian ký tức tội lỗi mà còn là lời nhận tội trƣớc Tâm “Sở dĩ lƣơng tâm tôi bắt tôi làm việc này vì chú là con ngƣời tốt quá, tôi không nỡ để quãng đời còn lại của chú lại “gặp chăng hay chớ”, phó mặc cho vợ con nó điều khiển tình cảm của mình, mà không có cái đích tự mình định ra để bắt buộc mình tiến tới. Thật trớ trêu thay, cái đích làm thỏa mãn cho tôi lại là cơ thể vợ chú, lúc sự sung sƣớng tràn trề làm thỏa thuê đời tôi lại là lúc đau đớn tận cùng của đời chú” [53, 270].
Với cuốn nhật ký của Linh Anh và bức thƣ tuyệt mệnh của ông Địa có
thể thấy, không gian hồi ức từ Thời xa vắng, qua Chuyện làng Cuội đến Hai
nhà phần lớn đều là những ký ức tội lỗi. Trong không gian này, nhân vật trở
thành con ngƣời tội lỗi, không trốn tránh mà thừa nhận và ân hận.